Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động tại tỉnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 70 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về

3.3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động tại tỉnh

tỉnh Hưng Yên

Tại các địa phương, cơ quan, đơn vị của tỉnh Hưng Yên cần chủ động tổ chức triển khai, cụ thể hóa bằng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với thực tế, mục tiêu sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực lao động tại Hưng Yên nói riêng.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu riêng biệt về vấn đề thời gian làm việc, nhất là làm thêm giờ với vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Y tế về kết quả khám sức khỏe định kỳ cho người lao động giai đoạn 2006 – 2016 cho thấy, chất lượng sức khỏe của người lao động ngày càng giảm sút. Số lao động có sức khỏe loại 1 giảm, loại 4, loại 5 tăng. Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ người lao động đạt sức khỏe loại 1 và loại 5 là 36,26% và 1,85% thì giai đoạn 2011- 2016, tỷ lệ này là 19,5 và 2,3% [33].

Thống kê về việc nghỉ ốm của công nhân lao động giai đoạn 2012-2016 cũng cho thấy, số ngày nghỉ ốm trung bình của người lao động năm 2017 là 2,75 ngày, tăng hơn 3 lần so với trung bình ngày nghỉ ốm giai đoạn 2012- 2016.

Với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, hiện nay, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Kể từ năm 1999 đến nay, sau 20 năm cải cách và xây dựng, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngồi Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Do đó, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Khi hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động được bảo đảm thì quá trình thực hiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về thời giờ làm việc nói riêng sẽ được chấp hành.

3.3.3. Tăng cường năng lực của hệ thống tổ chức cơng đồn, đặc biệt là cơng đồn cơ sở

Cơng đồn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, cần nâng cao vai trị trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động, đặc biệt là cấp cơng đồn cơ sở, nhằm phát huy những thuận lợi để thực hiện sứ mệnh trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Cơng đồn cần tiếp tục lấy mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp làm động lực và lấy việc tập hợp, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên cơng đồn làm nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm: bảo đảm và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định và phát triển; nhằm đảo bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn lao động của tổ chức lao động quốc tế, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Hoạt động cơng đồn cơ sở đóng vai trị, vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nơi nào cơng đồn hoạt động tốt, hiệu quả, chắc chắn, đời sống của người lao động sẽ được cải thiện và nâng cao. Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở nên ổn định, hài hòa và tiến bộ.

Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị và nội dung phát động thi đua của từng doanh nghiệp, các cơng đồn cơ sở nên tổ chức nhiều phong trào, thi đua lao động sản xuất, với nhiều đổi mới, sáng tạo, góp phần hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp đó đặt ra. Nhiều cơng đồn cơ sở đã tổ chức, thực hiện nhiều mơ hình ý nghĩa, thiết thực, nhân văn. Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng n, muốn cơng đồn cơ sở hoạt động tốt, trước hết phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ cơng đồn cơ sở và tăng cường sự gắn kết giữa đồn viên với cán bộ cơng đồn. Các cấp cơng đồn, các ban chun đề Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình

độ cán bộ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phương pháp hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động cơng đồn cơ sở.

Cơng đồn cơ sở cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, cơng đồn cần chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám

sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định, pháp luật liên quan đến người lao động như chính sách về thời giờ làm việc, chính sách về nhà ở cho người lao động ở các khu cơng nghiệp tập trung và có thu nhập thấp . Mặt khác, cơng đồn cũng cần có các chính sách đãi ngộ tốt đối với người lao động có sáng kiến, có tay nghề cao, có đóng góp to lớn với doanh nghiệp.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động hay doanh

nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động nói chung và pháp luật về thời giờ làm việc nói riêng. Bên cạnh đó, cơng đồn cơ sở đại diện cho tập thể người lao động thực hiện việc đối thoại, thương lượng, ký và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể với nội dung quy định có lợi hơn cho người lao động.

Thứ ba, cơng đồn cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục phù hợp với điều kiện sống và làm việc của người lao động, đẩy mạnh sự liên kết giữa cơng đồn doanh nghiệp và các cơng đồn xã, phường, thị trấn để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động tự quản của các tổ chức doanh nghiệp.

Như vậy, việc đề cao trách nhiệm của cơng đồn doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì việc đề cao đó tác động trực tiếp đến các chính sách, các vi phạm và phương thức giải quyết mâu thuẫn của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

3.3.4. Tăng cường tính hồn thiện của những quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc

Người lao động là nguồn lực quan trọng và vô cùng cần thiết để thực hiện công việc và tạo ra năng suất lao động cho người sử dụng lao động. Do đó, việc hồn thiện các quy định về thời giờ làm việc là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp nói chung hay người sử dụng lao động nói riêng cần phải có những kế hoạch về việc sử dụng thời giờ làm việc, xử lý công việc một cách khoa học, hợp lý với yêu cầu công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời

giờ làm việc của người lao động, đáp ứng được yêu cầu về năng suất lao động của người sử dụng lao động. Thực hiện đúng và hiệu quả thời giờ làm việc chính là tuân thủ tốt các quy định pháp luật lao động, do vậy, các bên trong quan hệ lao động cần nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật lao động nói chung và pháp luật về thời giờ làm việc nói riêng.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định giờ làm thêm trên cơ sở tương đồng với

các nước trong khu vực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh thị trường lao động. Với quan điểm này, nên xem xét lựa chọn một trong hai phương án quy định làm thêm giờ. Phương án 1 là theo ngày, năm (bỏ theo tháng), phương án 2 là theo ngày, tháng (bỏ quy định theo năm). Với phương án quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày, tuần (ngay cả tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ cũng quy định làm thêm tối đa 12 giờ/tuần) không cho phép làm thêm liên tục, dồn dập (vì tính bình qn mỗi ngày chỉ làm thêm 2 giờ; hoặc chỉ có 3 ngày làm thêm tối đa đến 4 giờ/ngày trong mỗi tuần) [34]. Phương án này cũng tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm soát thời gian làm thêm như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trường hợp làm thêm đều đặn cả năm (tới 600 giờ/năm) đồng nghĩa với việc đã xác định công việc ngay từ đầu năm (không phải do yếu tố đột xuất phải làm thêm giờ), sẽ giảm ý nghĩa của chính sách trong việc buộc người sử dụng lao động phải tổ chức lao động hợp lý hoặc tuyển thêm lao động để giải quyết công việc.

Thứ hai, bảo đảm điều kiện thỏa thuận tự nguyện giữa các bên trong

quan hệ lao động về làm thêm giờ. Nâng giới hạn làm thêm cần được hiểu theo hướng mở rộng khung thỏa thuận giữa các bên tham gia vào quan hệ lao động chứ không phải là mở rộng việc huy động làm thêm giờ của người sử dụng lao động để buộc người lao động làm thêm giờ. Để làm được việc này, các cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh việc tuyên truyền tới người lao động để người lao động hiểu biết rõ ràng và sâu rộng về quyền lợi của mình. Mặt khác, hạn chế tình trạng làm thêm giờ tràn lan và tạo điều kiện cho những cá nhân chưa có việc làm. Hơn nữa, cần phải có những quy định pháp luật cấm áp dụng việc làm thêm giờ trong một số trường hợp và yêu cầu tăng cường tuyển dụng nhằm tạo điều kiện có việc làm cho những người đang thất nghiệp.

Thứ ba, cần bổ sung các quy định nhằm hạn chế tác động bất lợi của làm

thêm giờ. Việc làm việc thêm thời giờ có những tác động bất lợi đối với sức khỏe của người lao động, kể cả người lao động làm việc thời vụ hay người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dài hạn, gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội (việc làm, năng suất lao động, tai nạn lao động, quỹ thời gian để chăm sóc gia đình,…). Vì vậy, cần bổ sung những quy định về điều kiện tổ chức làm thêm để hạn chế tác động bất lợi này, phù hợp với sức khỏe của người lao động cũng như điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, như:

- Bổ sung thời gian nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm (phải là thời gian nghỉ ngơi bắt buộc, không cho làm việc để tính là giờ làm thêm), thời gian nghỉ giữa 02 ca làm việc liền kề, sau một số ngày làm thêm liên tục; quy định giới hạn số ngày trong tuần, số tháng trong năm được làm thêm liên tục.

- Chỉ cho phép một số ngành nghề đặc thù, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định mới cho làm thêm quá 300 giờ như: sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử, tin học; xây dựng; một số ngành nghề phục vụ nhu cầu thiết yếu dân sinh: sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp và thoát nước (đến 400 giờ).

- Bổ sung, sửa đổi quy định nhằm tăng cường chia sẻ lợi ích kinh tế, trách nhiệm xã hội như: tăng cường khám sức khỏe tại nơi làm việc, tăng lương tương ứng theo số giờ làm thêm tích lũy trong năm; ưu tiên người sử dụng lao động thực hiện tốt điều kiện phúc lợi xã hội (nơi nghỉ ngơi, giải trí; nhà trẻ, trường học…), sử dụng lao động nữ sau độ tuổi 35. - Tăng cường hiệu quả giám sát, bảo vệ quyền lợi người lao động, xử lý

các hành vi vi phạm như: quy định phương thức thỏa thuận, tham khảo ý kiến của Cơng đồn cơ sở, đăng ký hoặc khai báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, … đối với trường hợp xác định tích lũy làm thêm từ 300 giờ/năm trở lên hoặc khi làm thêm liên tục trong 3 tháng (dù chưa đủ 300 giờ); tăng mức xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp buộc người lao động phải làm thêm nhiều giờ.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, nội quy, quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời giờ làm việc và kỷ luật lao động, nghiêm trị những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật lao động, đặc biệt là vi phạm về thời giờ làm việc.

- Tạo ra hiệu quả lao động thông qua việc khuyến khích sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả thơng qua tiền lương, thưởng. Mặt khác, tạo ra các cuộc thi đua khen thưởng, tôn vinh những cá nhân sử dụng thời giờ làm việc hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc là hết sức cần thiết. Vì lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải chuyện dễ dàng. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động. Pháp luật nước ta mang đậm bản chất nhà nước, không chỉ kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc mà còn phát triển những tiến bộ của nhân loại. Tuy các quy định về thời giờ làm việc cịn tồn tại khơng ít các hạn chế nhưng cũng đã gặt hái được nhiều điểm tích cực.

Từ thực tế nêu trên, cần hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp nhằm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng và thực hiện pháp luật của các bên trong quan hệ lao động.

KẾT LUẬN

Có thế nói, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó khơng chỉ tạo ra của cải, vật chất nuôi sống, phục vụ nhu cầu của con người, mà còn mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì cần phải có một chế độ về thời giờ làm việc hợp lý. Để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, cần phải có một hệ thống các quy định pháp luật hợp lý với thực tiễn tình hình lao động tại Việt Nam. Thời giờ làm việc được coi là một trong những quy định pháp luật quan trọng nhất của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đem lại sự bình đẳng thật sự cho người lao động với người sử dụng lao động khi tham gia quan hệ lao động và cũng là căn cứ để người sử dụng lao động có những phương hướng tổ chức, hoạt động và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, hợp lý nhất. Kết quả về việc thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng cho thấy, về cơ bản, các doanh nghiệp đã tuân thủ quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)