Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tiêu chuẩn tại các doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tiêu chuẩn tại các doanh

các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên

Theo tinh thần của pháp luật lao động, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các bên trong quan hệ lao động đã tuân thủ khá đầy đủ về các quy định pháp luật về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc rất đa dạng và phức tạp. Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động, bản thân họ đã xác định mình yếu thế hơn, ý chí của họ thường bị chi phối bởi rất nhiều nguyên nhân như nhu cầu việc làm, gánh nặng kinh tế, … Điều này đôi khi làm cho người lao động chấp thuận làm việc không theo thời giờ làm việc tiêu chuẩn, thậm chí là thực hiện làm việc với thời giờ vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật hiện hành. Trong bối cảnh cung – cầu lao động nước ta hiện nay cịn mất cân đối thì các doanh nghiệp ln lợi dụng ưu thế của mình đưa ra các địi hỏi cao, bên cạnh đó, người lao động vì sợ thất nghiệp, vì cơm áo gạo tiền nên đành phải chấp nhận. Hơn nữa, đa phần người lao động vẫn chưa nắm vững được các quyền

và nghĩa vụ của mình để chủ động địi hỏi quyền lợi cho xứng đáng với sức lao động. Do đó, đã có rất nhiều người lao động than phiền về vấn đề thời giờ làm việc tại doanh nghiệp nhiều hơn 8 giờ/ngày.

Trên thực tế, việc tăng giờ làm việc tiêu chuẩn quá 08 giờ/ngày là tình trạng diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực dệt may, gia công,… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp với tổng diện tích rất lớn đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp trên cả nước gồm: Khu công nghiệp Phố Nối A quy mô 594 ha, khu công nghiệp Phố Nối B quy mô 355 ha (bao gồm khu công nghiệp Dệt May Phố Nối và Khu Công nghiệp Thăng Long II), khu công nghiệp Minh Đức quy mô 200 ha, khu công nghiệp Minh Quang quy mô 325 ha, khu cơng nghiệp Vính Khúc quy mơ 380 ha, khu công nghiệp Ngọc Long quy mô 150 ha, khu công nghiệp Kim Động quy mô 100 ha, khu công nghiệp Dân Tiến quy mô 150 ha, khu công nghiệp Lý Thường Kiệt quy mô 300 ha,… [23]-Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên 2017, Báo cáo quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên]. Các dự án, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh đã tạo việc làm cho hơn 27.000 người, thu nhập của người lao động trong các khu cơng nghiệp tỉnh trung bình đạt 3-3,5 triệu đồng/người/tháng [24]. Tuy nhiên, trình độ của người lao động tại các doanh nghiệp trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề.

Theo thống kê mới nhất gần đây, đối với những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, có 87,63% người lao động trong khu công nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ, 43,6% phải làm thêm quá 200 giờ/năm, 38,56% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường [25]. Ví dụ như người lao động Công ty Cổ phần Tiên Hưng (Mã số doanh nghiệp:

0900270351, có địa chỉ trụ sở tại Thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên)

phản ánh, công ty là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công giày da, công việc rất nặng nhọc, độc hại, nhưng thay vì được giảm giờ làm việc ít hơn thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật thì họ thường xuyên phải làm việc đến 9 giờ mỗi ca. Ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Beeahn Việt Nam (Mã số doanh nghiệp: 0900214170,

có địa chỉ trụ sở tại Phố Cao, Thị Trấn Trần cao, Huyện Phù Cừ, Hưng Yên)

đã từng huy động người lao động làm việc 12 giờ trong ngày trong suốt 20 ngày của một tháng mà không được hưởng thêm bất kỳ chế độ nào khác. Mặc dù vậy, người lao động vẫn tiếp tục làm việc, khơng có ai phản đối với người sử dụng lao động và đòi quyền lợi.

Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của các bên thì người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo cho người lao động biết, người lao động phải đảm bảo tuân thủ nội dung kỷ luật lao động, sau ngày làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc. Trong một số trường hợp, do tính chất sản xuất, cơng tác, do thời vụ hoặc sản xuất theo ca kíp mà phải phân bố lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với cơng đồn cơ sở trên cơ sở ký thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung về thời giờ làm việc theo quy định pháp luật.

Trên thực tế, việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ngày là tình trạng diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp, đặc biệt các nhóm các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực dệt may, gia cơng. Điển hình, tại Hưng n, cơng ty cổ phần giày da Ngọc Tề (địa chỉ tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ) đã từng huy động công nhân làm việc 10 giờ trong ngày trong suốt 26 ngày của một tháng mà không được hưởng thêm bất kỳ chế độ nào khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)