Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc

việc

Muốn cho hệ thống nhà nước đi đúng hướng, muốn cho hoạt động của người dân đúng quy củ cần có một hệ thống pháp luật vững chắc, đầy đủ và có thể điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Hơn 20 năm qua, kể từ năm 1999, pháp luật nước ta đã không ngừng được phát triển

và hồn thiện, góp phần vào việc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật. Tuy vậy hệ thống pháp luật hiện hành cịn nhiều hạn chế và chính sự hạn chế này làm giảm hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống, ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật. Nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân và cơng lý. Ta có thể thấy, Nhà nước gắn liền với pháp luật và được hợp pháp hóa bởi pháp luật. Pháp luật là nền tảng của Nhà nước. Ta xét ở khía cạnh pháp luật về thời giờ làm việc có thể thấy pháp luật sinh ra để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động. Cùng với những ưu điểm của hệ thống pháp luật vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo các quy định pháp luật về thời giờ làm việc ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, một số quy định về thời giờ làm việc cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.

Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn

trong trường hợp một người lao động ký kết và thực hiện từ hai hợp đồng lao động trong một thời điểm với một hoặc nhiều người sử dụng lao động thì tổng thời giờ làm việc của người lao động đó cũng khơng quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các cơng việc bình thường trong điều kiện bình thường. Sở dĩ nên quy định như trên là vì theo quy định Bộ luật Lao động hiện hành, ngươi lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên Bộ luật Lao động hiện hành cũng cho phép người lao động được quyền giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động (Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019) thì trong trường hợp đó phải đảm bảo thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, người lao động có tự nguyện chấp hành hay khơng và vì lợi nhuận thì người sử dụng lao động sẽ đứng ra quản lý vấn đề này như thế nào? Khi người lao động cùng một thời điểm ký kết nhiều hợp đồng lao động thì tổng thời gian làm việc của người lao động được tính như thế nào? Sẽ là khơng q 8 giờ/ngày làm việc đối với một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp đồng lao động? Quy định như trên là chưa rõ ràng. Vì vậy, trên thực tế thực hiện có thể gây ra những

bất cập nhất định như việc người lao động sẽ làm việc với tổng thời gian làm việc cao hơn mức quy định của pháp luật lao động. Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh người sử dụng lao động dựa vào các quy định này ký nhiều hợp đồng lao động với người lao động cùng lúc nhằm bóc lột tối đa sức lao động của họ.

Thứ hai, về thời giờ làm việc rút ngắn.Việc Bộ luật Lao động 2019 quy

định “lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07,

được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng

ngày mà vẫn hưởng đủ lương” chưa rõ ràng. Công việc nặng nhọc và công

việc nhẹ hơn là cơng việc như thế nào. Hiện tại, chưa có văn bản pháp lý nào quy định và giải thích rõ, cơng việc nặng nhọc và cơng việc nhẹ hơn bao gồm những cơng việc gì. Điều này chính là kẽ hở của pháp luật, để người sử dụng lao động lợi dụng bóc lột sức lao động của người lao động. Vì vậy, cần đưa ra những quy định pháp lý rõ ràng và chi tiết về vấn đề này.

Thứ ba, về thời giờ làm thêm, pháp luật cần điều chỉnh quy định về thời

giờ làm thêm theo hướng giảm số giờ làm thêm trong 01 ngày. Để bảo vệ sức khỏe của người lao động, cần giới hạn ở mức tối đa số giờ làm thêm của người lao động. Tuy nhiên pháp luật lao động hiện hành cho phép thời gian làm thêm trong một ngày không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là khá cao bởi vì nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một người lao động có thể phải làm việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là khá dài và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Vì khi tăng ca thì đồng nghĩa nhiều vấn đề xảy như khi ốm đau, kiệt sức phải nằm viện thì tiền tăng ca cũng không đủ để bù vào. Sức khỏe của người lao động cũng bị hao mịn nghiêm trọng, chưa kể người lao động khơng cịn thời gian cho các nhu cầu khác như giải trí, gia đình, các mối quan hệ xã hội. Việc đề nghị tăng giờ làm thêm chỉ có ý nghĩa cơ học, tăng số lượng sản phảm nhưng năng suất lao động lại giảm. Tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay khiến nhiều lao động không chịu được nổi, dẫn đến suy kiệt sức khỏe chưa kể khả năng dinh dưỡng cho người lao động còn bị hạn chế và nguy cơ tai nạn lao động ln rình rập.

Thứ tư, việc quy định về hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ

01/03/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo Nghị định này, mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc là từ 2.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Có thể thấy, chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc vẫn cịn q nhẹ nên chưa có phản ánh được mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm cũng như chưa đủ sức răn đe cho những doanh nghiệp vi phạm. Do đó, Nhà nước cần cân nhắc sửa đổi các quy định này sao cho tương xứng với mức độ vi phạm của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)