2.1. Thực trạng pháp luật về thi hành án đối với các bản án, quyết định của tịa án về
2.1.1.4. Quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
Sau khi xác minh điều kiện THA, nếu người phải THA có điều kiện thi hành thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế THA.
Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo u cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm THA nhằm ngăn chặn việc người phải THA hoặc người thứ ba đang giữ tài sản của người phải THA thực hiện việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc THA. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm THA, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Các biện pháp bảo đảm THA pháp luật quy định cho Chấp hành viên được áp dụng là: Phong toả tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Trên cơ sở áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc sau khi người phải THA được thông báo các quyết định về THA, hết thời hạn tự nguyện THA (10 ngày, kể từ ngày
28
người phải THA nhận được quyết định THA hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA) nếu người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện THA thì bị cưỡng
chế. CHV có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA sau đây:
+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA.
+ Trừ vào thu nhập của người phải THA.
+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
+ Khai thác tài sản của người phải THA.
+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
+ Buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.