tại tỉnh Hƣng Yên
2.2.1. Khái quát về Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên
Những năm qua cùng với cả nước, tỉnh Hưng Yên thực hiện các chính sách hội nhập, mở cửa của Chính phủ và có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế nên cư dân của nhiều tỉnh đến lao động, cùng sinh sống, làm việc đã kéo theo phát sinh nhiều tranh chấp trong quan hệ dân sự, kinh tế trong những năm gần đây nhất là tranh chấp vay nợ, mua bán cho đến sự gia tăng của các loại tội phạm hình sự. Bởi vậy, số lượng bản án, quyết định được Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh hàng năm tăng rất lớn, trong đó có nhiều vụ có giá trị kinh tế hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ. Không chỉ dừng ở giá trị, tính phức tạp cịn bao gồm cả yếu tố nước ngồi, dân tộc, tơn giáo...Với vị trí trung tâm đồng bằng Sơng Hồng, giáp gianh với thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị của cả nước. Điều này dẫn đến sự đa dạng và phức tạp trong các quan hệ kinh tế xã hội cũng như sự tác động của Luật sư, thầy cò, thầy kiện, báo chí, cũng như các quan hệ xã hội khác ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức THADS. Tuy nhiên, Hưng Yên là tỉnh mới phát triển, điều kiện, mức sông của người dân còn thấp và tỷ lệ dân số sống bằng nơng nghiệp cịn cao cũng phần nào ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án cho tổ chức ngân hàng thương mại nói riêng.
Trong thời gian qua cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về mọi mặt, đồng thời với sự phấn đấu, nỗ lực của tồn thể cán bộ, cơng chức, người lao động của ngành Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên trong những năm qua Ngành thi hành án dân sự luôn đạt và vượt chỉ tiêu thi hành án do Quốc hội, Bộ Tư pháp, Tổng cục thi hành án dân sự giao. Qua đó Ngành thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên cũng cam kết quyết tâm hướng tới việc xây dựng một hệ thống các cơ quan thi hành án chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu
45
phát triển chung của toàn xã hội và xu thế hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới.
- Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005:
Từ những ngày đầu tái lập tỉnh năm 1997, công tác thi hành án dân sự trong đó có cơng tác cán bộ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đội ngũ cán bộ lại thiếu không đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cán bộ làm công tác thi hành án phải kiêm nhiệm nhiều mảng việc, số lượng Chấp hành viên lại ít, có đơn vị chỉ có 01 Chấp hành viên nên việc tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn với nhiệm vụ cần phải thực hiện. Ngành Thi hành án Hưng Yên ngày đầu tái lập tỉnh có Phịng thi hành án và 06 Đội thi hành án, đến năm 2005 do việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về chia tách huyện và được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tư pháp cùng với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ, cơng chức làm cơng tác thi hành án vì vậy đội ngũ cán bộ công chức thi hành án ngày càng được kiện tồn, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án. Đến giai đoạn này cơ quan Thi hành án dân sự toàn tỉnh Hưng Yên là 11 đơn vị gồm Thi hành án dân sự tỉnh và 10 đơn vị Thi hành án dân sự huyện, thị xã với tổng số cán bộ cơng chức là 109 cán bộ, số lượng và trình độ của cán bộ công chức ngành thi hành án Hưng Yên ngày càng được kiện toàn và được sắp xếp tương đối ổn định, hoạt động đi vào nề nếp và có chất lượng.
- Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013:
Với sự ra đời của Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2009 công tác Thi hành án dân sự nói chung đã có những bước phát triển đáng kể. Từ việc thay đổi tên gọi của cơ quan Thi hành án, việc thành lập các Phịng chun mơn đến việc thay đổi các chức danh công chức. Thực hiện Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Luật này, ngày 15 tháng 7 năm 2010, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Cục và các Chi cục Thi hành án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Tính đến ngày 31/12/2013 công tác tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên về cơ bản đã được kiện toàn. Toàn ngành được giao tổng số 119 biên chế, đã thực hiện được 111 biên chế. Cục đã kiện toàn 04 phịng chun mơn thuộc Cục gồm Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức Thi hành án, phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phòng tổ chức cán bộ và 10 Chi cục huyện, thành phố. Mỗi phòng đều có 01 Trưởng phịng và 02 Phó trưởng phịng. Tại cấp huyện, lãnh đạo các Chi cục
46
được kiện toàn: 10 Chi cục huyện, thành phố đều có Chi cục trưởng; 8 Chi cục có 02 Phó Chi cục trưởng.
- Giai đoạn từ năm 2014 đến nay:
Tính đến ngày 31/5/2020 cơng tác tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên về cơ bản đã được kiện toàn. Toàn ngành được giao tổng số 108 biên chế, đã thực hiện được 110 biên chế, vượt chỉ tiêu giao 02 biên chế. So với giai đoạn 2004 đến 2013 giảm 02 biên chế. Cục đã kiện toàn 04 phịng chun mơn thuộc Cục gồm Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức Thi hành án, phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phòng tổ chức cán bộ và 10 Chi cục huyện, thành phố. Mỗi phịng đều có 01 Trưởng phịng và 02 Phó trưởng phòng. Tại cấp huyện, lãnh đạo các Chi cục được kiện toàn: 10 Chi cục huyện, thành phố, thị xã đều có Chi cục trưởng.
Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Kế hoạch quy hoạch, luân chuyển cán bộ và thực hiện tốt, đúng quy định theo thẩm quyền về phân cấp quản lý cán bộ.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ luôn được lãnh đạo Cục luôn quan tâm, tạo điều kiện, lãnh đạo Cục đã phối hợp, liên hệ với các cơ quan hữu quan để cử cán bộ trong ngành đi học và khuyến khích cán bộ, cơng chức tự liên hệ tìm chỉ tiêu để học tập nâng cao trình độ.
2.2.2. Những kết quả đạt được từ thực tiễn thi hành án về tín dụng ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên Hưng Yên
Nhận thức được tầm quan trọng của THADS nói chung và thi hành án cho các tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng ở tỉnh Hưng Yên đối với việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, trong những năm qua, Thi hành hành dân sự tỉnh Hưng Yên đã có nhiều giải pháp, biện pháp tập trung giải quyết các việc THA đối với các khoản vay của các tổ chức tín dụng ngân hàng, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Quy chế phối hợp số 188/QCPHNHNN- CTHA ngày 28/8/2015 giữa Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên và Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong công tác thi hành án dân sự, Quyết định số 496/QĐ-CTHADS ngày 22/12/2016 về việc kiện tồn Tổ cơng tác chỉ đạo xử lý các vụ
47
việc có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng do Lãnh đạo Cục là Tổ trưởng. Căn cứ các Chương trình hành động và Quy chế phối hợp trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, hàng năm Cục THADS đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hưng Yên, Lãnh đạo các Ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn tỉnh (Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank...) để rà soát các việc THA; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nói chung cũng như đối với từng địa bàn điểm hay các vụ việc lớn nói riêng.
Kết quả các bản án, quyết định của tòa án về tín dụng ngân hàng từ khi triển khai Quy chế phối hợp số 188/QCPHNHNN-CTHA ngày 28/8/2015 giữa Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên và Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong công tác thi hành án dân sự, Quyết định số 496/QĐ-CTHADS ngày 22/12/2016 về việc kiện tồn Tổ cơng tác chỉ đạo xử lý các vụ việc có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng như sau:
* Kết quả thi hành các khoản thu cho Ngân hàng thương mại năm 2016 (từ 01/10/2015 đến 30/9/2016):
Số việc phải thi hành là 74 việc, tương ứng với số tiền là 301.381.982.000 đồng (chiếm 1,2% về việc và 67,4% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành).
Kết quả: Đã thi hành xong 19 việc, thu được số tiền là 113.314.849.000 đồng, đạt tỷ lệ 25,68% về việc và 37,60% về tiền, số chuyển kỳ sau 55 việc, tương ứng với số tiền là 188.067.133.000 đồng.
* Kết quả thi hành các khoản thu cho Ngân hàng thương mại năm 2017 (từ 01/10/2016 đến 30/9/2017):
- Tổng số việc phải thi hành trong năm 2017 (từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2017 là 105 việc (chiếm 0,15% so với tổng số thụ lý), tăng 31 Việc (42%) so với cùng kỳ năm 2016 tương ứng với tổng số tiền phải thi hành là 350.838.946.000 đồng (chiếm 56,3% so với tổng số thụ lý), tăng hơn 49.456.964.000 đồng (16,4%) so với cùng kỳ năm 2016.
- Kết quả thi hành: Đã thi hành xong trong năm 2017 là 24 việc tương ứng với số tiền là 118.913.451.000 đồng. Số còn phải thi hành là 81 việc với số tiền là 231.925.495.000 đồng (trong đó số có điều kiện thi hành là 65 việc với số tiền là 189.201.520.000 đồng; số chưa có điều kiện thi hành là 16 việc với số tiền là 42.723.975.000 đồng).
48
* Kết quả thi hành các khoản thu cho Ngân hàng thương mại năm 2018 (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018):
- Tổng số việc phải thi hành trong năm 2018 (từ ngày 01/10/2017 đến ngày 30/9/2018 là 121 việc (chiếm 1,8 % so với tổng số thụ lý năm 2018, tăng 16 việc (15%) so với cùng kỳ năm 2017 tương ứng với tổng số tiền phải thi hành là 553.425.800.000 đồng (chiếm 70,8 % so với tổng số thụ lý năm 2018), tăng hơn 202.586.946.000 đồng (57,7%) so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó:
- Số có điều kiện thi hành là 85 việc, chiếm 70% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 323.731.878.000 đồng, chiếm 58,5% tổng số tiền phải thi hành;
- Số chưa có điều kiện thi hành là 36 việc, chiếm 30% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 229.693.922.000 đồng, chiếm 41,5% tổng số tiền phải thi hành;
Kết quả thi hành: Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 18 việc với số tiền là 175.957.154.000 đồng, đạt 14,88% về việc và 31,79% về tiền trên tổng số việc, tiền phải thi hành. Số còn phải thi hành chuyển sang năm 2019 là 103 việc với số tiền là 377.468.646.000 đồng.
* Kết quả thi hành các khoản thu cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019) và 08 tháng đầu năm 2020:
- Tổng số việc phải thi hành trong năm 2019 (từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2019 là 166 việc (chiếm 1,5 % so với tổng số thụ lý năm 2019, tăng 45 việc (37%) so với cùng kỳ năm 2018 tương ứng với tổng số tiền phải thi hành là 726.231.159.000 đồng (chiếm 73,8% so với tổng số thụ lý năm 2019), tăng hơn 172.805.359.000 đồng (31%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó:
- Số có điều kiện thi hành là 125 việc, chiếm 71% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 67.157.440.000 đồng, chiếm 59% tổng số tiền phải thi hành;
- Số chưa có điều kiện thi hành là 41 việc, chiếm 29% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 56.073.719.000 đồng, chiếm 41% tổng số tiền phải thi hành;
Kết quả thi hành: Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 28 việc với số tiền là 268.191.642.000 đồng, đạt 16,87% về việc và 36,93% về tiền trên tổng số việc, tiền phải thi hành. Số còn phải thi hành chuyển sang năm 2020 là 138 việc với số tiền là 458.039.517.000 đồng.
49
- Trong 08 tháng đầu năm 2020 (từ ngày 01/10/2019 đến 30/5/2020 ) số việc thụ lý mới là 64 việc tương ứng với số tiền là 1.876.267.313.000 đồng.
Tính đến ngày 30/5/2020 tổng số việc phải thi hành là 202 việc (chiếm 8,2% về việc so với tổng số thụ lý 8 tháng đầu năm 2020), tương ứng với tổng số tiền phải thi hành là 2.334.306.830.000 đồng (chiếm 88,3% về tiền so với tổng số thụ lý 8 tháng đầu năm 2020), trong đó:
+ Số có điều kiện thi hành là 145 việc chiếm 72% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 2.137.868.128.000 đồng chiếm 92% tổng số tiền phải thi hành;
+ Số chưa có điều kiện thi hành là 57 việc chiếm 28% tổng số việc phải thi hành với số tiền là 145.899.325.000 đồng chiếm 8% tổng số tiền phải thi hành.
Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 70 việc với số tiền là 1.559.453.099.000 đồng đạt 48,3% về việc và 73% về tiền trên tổng số việc, tiền phải thi hành;
- Số việc tiền còn phải thi hành là 75 việc với số tiền là 578.415.119.000 đồng. Kết quả THA xong cho tổ chức tín dụng, ngân hàng 08 tháng năm 2020 so với tỷ lệ đạt được cùng kỳ năm 2019 đã tiếp tục có chuyển biến: Về việc, số việc đã thi hành xong là 46 việc, tăng 31 việc (cùng kỳ năm 2019: chỉ thi hành xong được 15 việc), đạt 66,1 % trên tổng số việc cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng (cùng kỳ năm 2019: chỉ đạt 53,6 % trên tổng số việc cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng)
Về tiền, số tiền thi hành xong là 1.559.453.099.000 đồng (đạt 73,5% trên tổng số tiền phải thi hành đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng), giảm 47.671.675.000 đồng (cùng kỳ năm 2019: thi hành xong 55.293.209.000 đồng, đạt 34,21% trên tổng số tiền phải thi hành của ngân hàng thương mại trên số tiền có điều kiện thi hành án).
Kết quả thi hành án trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 08 tháng đầu năm 2020 kết quả thực sự chưa cao và còn một số khó khăn, vướng mắc, chồng chéo trong quy định của Luật, dẫn đến việc khi Chấp hành viên tiến hành tác nghiệp, xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều trở ngại làm kéo dài việc thi hành án. Dưới đây Luận văn sẽ tiếp tục phân tích, luận giải về những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong thi hành án dân sự liên quan đến ngân hàng.
50
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên và nguyên nhân định của tịa án về tín dụng ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên và nguyên nhân
2.2.3.1 Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên. án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên.
Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án liên quan đến các Ngân hàng để thu hồi nợ là một trong trong các loại việc được xếp vào THA kinh doanh thương mại. Việc thu hồi nợ phụ thuộc rất nhiều người phải THA tự nguyện trả nợ hoặc giữa ngân hàng và bên phải THA thoả thuận với nhau, hoặc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, định giá, bán đấu giá. Các Ngân hàng có thể thu hồi được nợ