3.2. Các giải pháp cụ thể thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về tín dụng
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án về tín dụng ngân hàng
Từ thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về THA đối với các tổ chức tín dụng nêu trên cho thấy rằng yêu cầu hoàn thiện pháp luật về THA tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự,
67
đặc biệt là các tổ chức ngân hàng; góp phần thúc đẩy, lành mạnh hóa thị trường vốn, giảm nợ xấu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả THA cho ngân hàng cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo cho hệ thống THADS hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra hàng năm mà trước hết là năm 2020 và những năm tiếp theo.
Mục tiêu THA cho ngân hàng cần căn cứ vào Quyết định số 80/QĐ-BTP ngày 15/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong đó có nội dung “Tập trung chỉ đạo, phối hợp thi hành hiệu quả các vụ việc thi hành án dân sự trọng điểm, các vụ Việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; thực hiện tốt các giải pháp xử lý các vụ, việc thi hành án nợ đọng kéo dài, khơng có điều kiện thi hành”. Đồng thời, mục tiêu THA tín dụng ngân hàng còn phải bám sát Nghị quyết số 111/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác tư pháp, các cơ quan THADS được giao chỉ tiêu phấn đấu đạt kết quả THADS trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành. Tuy nhiên, do dự báo số việc hàng năm đều tăng, đặc biệt là giá trị phải thi hành theo các bản án, quyết định đối với khoản cho vay của ngân hàng thương mại, vì vậy, để đảm bảo hồn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, các cơ quan THADS trong toàn tỉnh phải phấn đấu thi hành xong ít nhất 40% về việc và 25% về tiền trên số việc THA cho các tổ chức tín dụng.
Thực tế cho thấy rằng pháp luật về THADS hiện nay tạo cơ sở cho công tác THADS nói chung, THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng còn tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chưa thống nhất, dẫn tới việc phối hợp trong cơng tác THA cũng cịn những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát các quy định pháp luật hiện hành về THADS và các văn bản liên quan để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo tạo cơ chế thuận lợi và hiệu quả hơn cho việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án về tín dụng ngân hàng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luật thi hành án dân sự cần sửa đổi quy định về ủy thác thi hành án
cho phù hợp, để đẩy nhanh thời gian xử lý tài sản bảo đảm trong các bản án, quyết định liên quan đến các tổ chức tín dụng. Theo quy định hiện nay thì: quy định trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác, như vậy sẽ gây ra khó khăn và kéo dài thời gian thi hành án đối với trường hợp nghĩa vụ thi hành án được bảo đảm của các tổ chức tín dụng nhưng tài sản bảo đảm lại ở nhiều địa bàn khác nhau.
68
Thứ hai, cần khắc phục trình tự thủ tục về THA phức tạp và rườm rà theo hướng
có cơ chế đặc thù để nhanh chóng thu hồi nợ xấu bằng cách các quy định pháp luật phải đơn giản hơn, rút ngắn được thời gian để thu hồi nợ sớm cho các tổ chức tín dụng rất cần có cơ chế đặc thù để giải quyết các loại việc này. Nên chăng, đối với các bản án, quyết định của tồ án có hiệu lực pháp luật liên quan đến loại việc kinh doanh thương mại có tài sản bảo đảm (thế chấp hoặc bảo lãnh), pháp luật nên quy định hết thời gian tự nguyện có thể xử lý ngay tài sản bảo đảm mà không cần phải xác minh các tài sản khác.
Thứ ba, pháp luật cần có quy định cụ thể trong việc xác định tư cách của bên thứ
ba cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ của người phải thi hành án là người phải thi hành án hay là người có nghĩa vụ liên quan. Trường hợp xác định họ là người phải thi hành án thì quyền và nghĩa vụ của trong thi hành án được thực hiện theo Điều 7a Luật Thi hành án dân sự. Còn nếu xác định họ là người có nghĩa vụ liên quan thì quyền và nghĩa vụ của họ được thực hiện theo Điều 7b Luật Thi hành án dân sự. Như vậy, trong trường hợp xác định họ là người có nghĩa vụ liên quan thì họ đã bị hạn chế một số quyền như thỏa thuận với người được thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án, yêu cầu thay đổi Chấp hành viên…Do đó, việc khơng xác định rõ tư cách của bên thứ ba dùng tài sản của mình cầm cố, thế chấp cho tổ chức tín dụng, ngân hàng để bảo đảm khoản vay cho người phải thi hành án đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như khó khăn cho việc tổ chức THA.
- Thứ tư, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Dân sự theo hướng: bổ
sung quy định về chủ thể ủy quyền và được ủy quyền là cá nhân, pháp nhân về hợp đồng ủy quyền; bổ sung quy định hướng dẫn về tiêu chí xác định hộ gia đình, thành viên hộ gia đình để thống nhất với quy định của Luật đất đai, Luật hộ tịch.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thi hành các bản án, quyết định của Tịa án về tín dụng ngân hàng
- Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về THADS nói riêng có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả THA cho tổ chức ngân hàng. Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện qua kỹ năng vận động, thuyết phục của Chấp hành viên để qua đó khơng chỉ đương sự hiểu, nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ THA và tự nguyện THA, giảm thiểu sự chống đối mà còn tạo sự ủng hộ của cộng đồng đối với công tác THA.
69
hành viên, cơ quan THADS phải nghiên cứu, đánh giá cụ thể từng trường hợp cụ thể để từ đó có sự phối hợp đúng với các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan như Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương có liên quan chặt chẽ với người phải THA để vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện THA.
- Thứ hai, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Chấp hành viên, công chức
các cơ quan THADS và đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức trong hệ thống THADS.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự phát triển kinh tế đã đưa lại nhiều thay đổi, nâng cao điều kiện sống cho nhân dân, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết, trong đó có sự gia tăng các tranh chấp về kinh doanh thương mại, vì vậy có thể nói rằng hiệu quả THADS nói chung, THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức các cơ quan THADS- những chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về THA. Do đó, để đảm bảo hiệu quả THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng, địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao năng lực THA của đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức cơ quan THADS 2 cấp, trong đó trung tâm là đội ngũ Chấp hành viên. Từ đó địi hỏi trong thời gian tới, công tác xây dựng đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức các cơ quan THADS phải theo hướng chuẩn hoá cụ thể đối với từng chức danh, ngạch bậc đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn chuyên sâu và có các chế độ đãi ngộ phù hợp với tính chất cơng việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi Chấp hành viên, cán bộ, công chức các cơ quan THADS.
Để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức trong hệ thống THADS, Cục THADS cần thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra viên để từ đó có sự đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị để từ đó có sự điều động, phân công hợp lý trong việc thực thi nhiệm vụ THADS nói chung, thi hành các bản án, quyết định liên quan đến các tổ chức ngân hàng thương mại nói riêng. Đồng thời, Cục THADS cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa những thiếu sót vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS, trong đó cần tập trung chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục THADS có số lượng án về tín dụng ngân hàng lớn đảm bảo việc Chấp hành viên thực hiện đúng quy
70
định của pháp luật trong việc xác minh, phân loại án, đặc biệt là cần có sự trao đổi, hướng dẫn thường xuyên về nghiệp vụ, chia sẻ cách thức, biện pháp thi hành dứt điểm các vụ việc cho ngân hàng và tổ chức các đợt THA cao điểm để tổ chức thi hành các vụ việc cho các tổ chức tín dụng ngân hàng.
Bên cạnh đó, để có được đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, cơng chức có năng lực chuyên môn, tâm huyết với công tác THADS, Cục THADS cần kiến nghị với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức làm công tác THADS; bổ sung biên chế và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ công chức THADS nhằm khơng chỉ nâng cao trình độ đội ngũ công chức mà còn nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, tạo nguồn để bổ nhiệm Chấp hành viên và các chức danh khác trong các cơ quan THADS.
- Thứ ba, tăng cường các biện pháp xử lý vụ việc đối với các khoản nợ xấu của
ngân hàng thương mại có giá trị lớn, phức tạp, kéo dài.
Các vụ việc đối với ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng, phức tạp, kéo dài không chỉ gây bức xúc cho xã hội mà còn là thách thức đối với các cơ quan THADS và đội ngũ Chấp hành viên là những người trực tiếp THA. Các vụ việc tồn đọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân xuất phát từ bản chất của hoạt động THA, có nguyên nhân từ pháp luật, có nguyên nhân từ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.. ..Để giải quyết hiệu quả các việc THA tồn đọng cho tổ chức ngân hàng, cùng với việc hồn thiện pháp luật thì cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan THADS và Chấp hành viên.
- Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng liên quan đến giá trị phải thi hành lớn, đương sự có tâm lý cản trở, chống đối việc THA thơng qua việc khiếu nại, tố cáo, do đó việc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với THADS nói chung, đối với các việc THA cho ngân hàng nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả THA cho ngân hàng; ngăn ngừa và giảm thiểu các trường hợp lợi dụng các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo để trốn tránh THA, kéo dài thời gian THA.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hạn chế mức thấp nhất bất cập, tồn tại cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp như: tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, đặc biệt là đề cao trách
71
nhiệm Cục THADS tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố, thị xã, huyện trong việc bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, năng lực và phẩm chất đảm nhiệm chức năng tiếp dân và tham mưu giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vụ việc thi hành án cho ngân hàng thương mại.
- Thứ năm, tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS tỉnh
và Ban chỉ đạo THADS các huyện, thành phố, thị xã.
Công tác THADS nói chung, THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương, trong đó Ban chỉ đạo THADS hai cấp là đầu mối chỉ đạo, phối hợp các ban, ngành trong việc tổ chức THA; chỉ đạo, định hướng xử lý các vụ án khó khăn, phức tạp, qua đó nâng cao hiệu quả công tác THA.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS, các cấp uỷ Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Ban chỉ đạo THADS; kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất với Tỉnh Ủy, UBND tỉnh những vướng mắc về cơ chế chính sách mà bản thân Ban chỉ đạo THADS không giải quyết được. Ban chỉ đạo THADS tỉnh cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan THADS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về THA; tham mưu cho cấp uỷ Đảng và Chủ tịch UBND cùng cấp tăng cường việc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan hữu quan xử lý những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác THADS nói chung, đối với các vụ việc thi hành cho tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng. Đặc biệt là thành viên Ban Chỉ đạo THADS hai cấp cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động của Ban chỉ đạo, tránh tình trạng hoạt động hình thức, hoạt động theo kiểu định kỳ trong các dịp sơ kết, tổng kết THADS. Về phía các cơ quan THADS cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS các biện pháp, kế hoạch thi hành các vụ việc THA cho các tổ chức tín dụng ngân hàng cịn tồn đọng, phức tạp và có giá trị lớn.
Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý THADS, cơ quan
THADS với cơ quan, tổ chức liên quan
Công tác THADS là hoạt động mang tính thực tiễn, gắn bó chặt chẽ với cơ sở, liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là hiệu quả phối hợp của hệ thống THADS với các cơ quan, tổ chức liên quan, do đó việc tăng cường sự phối hợp trong THADS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của công tác phối hợp trong THADS thời gian qua đã được thể hiện qua các quy chế phối hợp liên ngành giữa Cục thi hành án
72
dân sự tỉnh và các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan (như Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan tài chính, cơ quan bảo hiểm, kho bạc...). Vì vậy, để nâng cao hiệu quả THADS nói chung, hiệu quả THA cho tổ chức tín dụng ngân hàng nói riêng, các cơ quan THADS cần bám sát các quy chế, tích cực phối hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ