3.2. Các giải pháp cụ thể thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về tín dụng
3.2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của
của tịa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hƣng Yên.
- Đối với Bộ Tư pháp
Tiếp tục tập trung hoàn thiện thế chế, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc tổ chức thi hành án đạt hiệu quả, cụ thể: Đề xuất Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sửa đổi Luật THADS theo hướng rút gọn các thủ tục về THADS, phù hợp với các nội dung quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 và pháp luật liên quan, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ để thực hiện hiệu quả cao nhất việc thu hồi nợ xấu cho các tổ chức tín dụng trong THADS. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện Luật đất đai, Luật nhà ở, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành Luật đăng ký tài sản, Nghị định về giao dịch bảo đảm,...
Kiến nghị Bộ Tài chính cần ban hành hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, bảo đảm quyền lợi của bên mua tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục chuyển nhượng tài sản, xử lý tài sản khi tài sản bảo đảm là các dự án bất động sản có tài sản hình thành trong tương la
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi lập hồ sơ cho vay vốn cần tổ chức thẩm định hồ sơ chặt chẽ về tình trạng tài sản thế chấp, bảo lãnh, thẩm định giá theo đúng giá trị thực tế và đánh giá tác động về biến động giá trị của tài sản trong tương lai gần; trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, tổ chức tín dụng, ngân hàng cần có biện pháp theo dõi, kiểm tra tài sản đảm bảo, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vấn đề vướng mắc xảy ra. Đồng thời, nếu vụ việc đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án và cơ quan có
73
thẩm quyền trong quá trình tố tụng để đảm bảo bản án, quyết định có tính khả thi (nhất là đối với các loại việc cơng nhận hịa giải thành).
Để đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tập trung chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng nhà nước ở địa phương tiến hành kiểm tra thực hiện Quy chế phối hợp, rà sốt tình hình THA cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn; từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, chuẩn bị cho việc sơ kết, tổng kết hàng năm theo Quy chế.
- Đối với Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với Tổng cục THADS trong cơng tác tham mưu hồn
thiện thể chế, nhất là đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án của các ngân hàng (nhất là Nghị quyết số 42/2017/QH14).
Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng khi lập hồ sơ cho vay đảm bảo tính chặt chẽ
về tình trạng tài sản bảo đảm; tổ chức thẩm định giá đúng giá trị thực tế và đánh giá tác động về biến động giá trị của tài sản trong tương lai gần; tổ chức các hội nghị tập huấn những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ THADS cho cán bộ có liên quan của Ngân hàng để nâng cao, chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong THADS.
Thứ ba, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh ở địa phương tiến hành kiểm tra
thực hiện Quy chế phối hợp, rà sốt tình hình thi hành án liên quan đến các ngân hàng, từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Thi hành án dân sự trong hướng dẫn, đơn đốc các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan Thi hành án dân sự trong xử lý tài sản bảo đảm, nhất là tài sản bảo đảm liên quan đến các khoản nợ xấu.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự trong việc tiến hành rà soát các vụ việc thi hành án, lập kế hoạch để tổ chức thực hiện; xử lý các vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra việc triển khai và thực hiện Quy chế phối hợp, từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, chuẩn bị cho việc sơ kết, tổng kết hàng năm theo Quy chế.
- Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng
Phát huy vai trò trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan THADS trong việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; hỗ trợ cơ quan THADS trong việc tiếp nhận trông coi, bảo quản tài sản sau khi kê biên, tìm và giới
74
thiệu khách hàng mua tài sản để đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá; chủ động phối hợp cùng cơ quan THADS và Chấp hành viên tìm biện pháp giải quyết cụ thể đối với từng hồ sơ thi hành án. Đối với những trường hợp đương sự đã thi hành được phần lớn nghĩa vụ thi hành án theo án tun, cần có chính sách miễn, giảm một phần lãi suất để có hướng giải quyết xong vụ việc
Làm tốt hơn nữa công tác thẩm định đối với tài sản thế chấp, nhất là các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; tổ chức thẩm định hồ sơ chặt chẽ về tình trạng tài sản thế chấp, bảo lãnh, thẩm định giá theo đúng giá thực tế và đánh giá tác động về biến động giá trị của tài sản trong tương lai.
Trong q trình thực hiện hợp đồng, tổ chức tín dụng cần có biện pháp theo dõi, kiểm tra tài sản đảm bảo, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vấn đề vướng mắc xảy ra. Đồng thời, nếu vụ việc đã khởi kiện yêu cầu Tịa án giải quyết thì Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Tịa án và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tố tụng để đảm bảo bản án, quyết định có tính khả thi (nhất là đối với các loại việc cơng nhận hịa giải thành).
Khi phát sinh nợ xấu, tổ chức tín dụng cần chủ động trong việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội để nhanh chóng thu hồi nợ; trường hợp cơ quan thi hành án đã giảm giá, bán đấu giá lần thứ hai mà khơng có người tham gia đấu giá, đề nghị các Ngân hàng, tổ chức tín dụng nhận tài sản đã kê biên để thi hành án (theo Điều 104 Luật Thi hành án dân sự) để ngân hàng, tổ chức tín dụng chủ động trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.
- Đối với Ban chỉ đạo THADS cấp tỉnh, cấp huyện
Tăng cường chỉ đạo hoạt động tổ chức cưỡng chế THA, kịp thời tháo gỡ những khó khăn liên quan đến nhà đất, giải quyết các vụ việc liên quan đến án thi hành cho tổ chức tín dụng, ngân hàng có tính chất phức tạp, kéo dài, những việc có điều kiện thi hành nhưng người phải THA chống đối để làm điểm, tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ xấu. Đặc biệt là tăng cường chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an....) phối hợp hiệu quả với cơ quan THADS trong quá trình tổ chức THA.
- Đối với cục THADS tỉnh
Tiếp tục chỉ đạo Chấp hành viên, cơ quan THADS bám sát hồ sơ, xây dựng kế hoạch chi tiết để giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. Mặt khác, chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, ban, ngành có liên quan
75
tại địa phương, báo cáo Ban chỉ đạo THADS để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải quyết dứt điểm các vụ việc. Đối với các Chấp hành viên: Để từng hồ sơ thi hành án tín dụng, ngân hàng giải quyết triệt để chặt chẽ, Chấp hành viên cần phải nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật; xây dựng Kế hoạch chi tiết từ khâu xác minh điều kiện thi hành án, đến việc lựa chọn và ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá, bán đấu giá tài sản,…Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tín dụng trong việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm đảm bảo hiệu quả. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án để lãnh đạo đơn vị biết và chỉ đạo giải quyết. Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, tăng kết quả xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, trong đó chú trọng các nội dung cơ bản như:
+ Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo Chấp hành viên thuộc Cục, Chi cục THADS tập trung tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành để nhanh chóng thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
+ Định kỳ, cơ quan THADS và Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong tỉnh tổ chức họp giao ban để đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra và giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh. Những vụ việc khơng có điều kiện thi hành, cơ quan THADS phối hợp với Ngân hàng kiểm tra, rà soát, báo cáo kịp thời để xin chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Tổng cục THADS về chủ trương xử lý.
+ Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo các phịng chun mơn thuộc Cục, Lãnh đạo các Chi cục có trách nhiệm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Chấp hành viên; Cục THADS tỉnh có trách nhiệm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Chi cục THADS. Đối với những vụ có giá trị thi hành lớn, phức tạp, tài sản THA ở nhiều địa bàn thì Cục THADS tỉnh phải rút lên để tổ chức thi hành, đặc biệt là chú trọng các địa bàn trọng điểm, có số lượng vụ việc liên quan đến khoản vay của các ngân hàng nhiều và giá trị thi hành lớn để từ đó rút kinh nghiệm, chia sẻ toàn ngành.
+ Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan trong quá trình tổ chức THA, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nghiệp vụ cho các Chấp hành viên của Cục THADS và Chi cục THADS. Kịp thời báo cáo, xin ý kiến và sự hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục THADS, Ban chỉ đạo THADS tỉnh, huyện những vụ việc có khó khăn, vướng mắc, những vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả.
76
+ Lựa chọn các địa bàn trọng điểm trong tỉnh có nhiều án liên quan đến khoản vay của ngân hàng thương mại để tập trung nguồn lực chỉ đạo THA; đồng thời thường xuyên sơ kết, rút kinh nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp, thúc đẩy tiến trình THA cho các ngân hàng trên địa bàn.
+ Thường xuyên kiểm tra tiến độ thi hành các vụ việc cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo kế hoạch hoặc đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để nâng cao hiệu quả THA, đặc biệt là gắn với việc đánh giá trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc THA trong lĩnh vực cho vay của các ngân hàng để có biện pháp xử lý kỷ luật, thay đổi Chấp hành viên hoặc khen thưởng kịp thời trong quá trình thi hành.
77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích kết quả thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên từ 01/10/2015 đến 30/5/2020, đồng thời đánh giá những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên ở Chương 2, tại chương 3 học viên đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của tòa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên. Từ đó nâng cao hiệu quả của việc thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên trong những năm tiếp theo.
Để nâng cao hiệu quả thi hành án các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới, đảm bảo pháp chế và hiệu lực, hiệu quả thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở địa phương cần thực hiện một số giải pháp cơ bản: Hoàn thiện pháp luật về THADS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự; Tăng cường các biện pháp xử lý vụ việc cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng có giá trị lớn, phức tạp, kéo dài; Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Chấp hành viên, công chức các cơ quan THADS và đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức trong hệ thống THADS; Tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp; Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan, tổ chức liên quan.
78
KẾT LUẬN CHUNG
Thi hành án dân sự là hoạt động thực thi pháp luật góp phần quan trọng bảo vệ, lợi lích hợp pháp của tổ chức và mọi cơng dân, giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại phát sinh ngày một nhiều. Chính vì vậy, thi hành các bản án quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng ngày càng có vai trị, vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong những năng qua, công tác thi hành án tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tỷ lệ việc thi hành án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn đọng tương đối lớn, đặc biệt về giá trị còn phải thi hành.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thi hành các bản án, quyết định của tòa án về tín dụng ngân hàng tại tỉnh Hưng Yên, luận văn rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất: THA cho các tổ chức tín dụng, ngân hang là hoạt động của cơ quan THADS có thẩm quyền được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định để buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. THA cho ngân hang có vai trị góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức ngân hàng; nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, giải quyết các tranh chấp về các khoản nợ xấu cho ngân hang; nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Thứ hai: Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thi hành các bản án, quyết định của tịa án về tín dụng ngân hàng là hết sức quan trong trong việc hoàn thành chỉ tiêu chung về thi hành án dân sự hàng năm, đặc biệt là chỉ tiêu về giá trị. Đồng thời đánh giá tiêu chí thi hành án dân sự trong lĩnh vực này như: Mức độ đạt được mục đích, yêu cầu THA; Sự tiến triển khi thực hiện trình tự, thủ tục THA và giá trị thực tế thu được trong quá trình THA.
Thứ ba: Rút ra những khó khăn, vướng mắc, hạn chế về thi hành các bản án,