Rủi ro đạo đức các bên tham gia

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 32)

1.2 RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.2.2.3 Rủi ro đạo đức các bên tham gia

Đây là rủi ro phát sinh từ các nhà xuất nhập khẩu, ngân hàng đại lý không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình.Điều này có thể được thể hiện dưới dạng người bán không giao hàng đúng hợp đồng, gian lận thương mại...; người mua chậm thanh tốn, thanh tốn khơng đủ hoặc thậm chí từ chối thanh tốn sau khi người bán đã cung ứng hàng hóa...; ngân hàng đại lý bất đồng về nghiệp vụ hoặc phá sản dẫn đến từ chối hoặc chậm trễ trong thanh toán.

Trong phương thức chuyển tiền:

Nếu là thanh tốn trước thì người mua khơng chỉ bị đọng vốn mà cịn khơng được đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá. Người mua có thể gặp rủi ro khơng được người bán giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất.

Nếu là thanh tốn sau thì người bán có thể bị rủi ro khơng được thanh tốn hoặc trì hỗn thanh tốn mặc dù đã giao đủ hàng cho người mua. Việc có trả tiền hay khơng phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể khơng tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo.

Trong phương thức nhờ thu:

- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Nếu nhà nhập khẩu chú tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán, hoặc từ chối chấp nhận thanh toán; Đến hạn thanh toán hối phiếu trả chậm nhưng nhà nhập khẩu khơng thể thanh tốn hoặc khơng muốn thanh tốn (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tịa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.

- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa khơng được gửi đi, hoặc đã gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể là khơng đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

Rủi ro cho người mở L/C (nhà nhập khẩu)

Hàng hố khơng được gửi đi: Hàng hố có thể khơng được gửi đi bởi người

xuất khẩu nhưng họ vẫn lập được một bộ chứng từ giả phù hợp với yêu cầu của L/C nhằm được thanh toán bởi ngân hàng mở L/C. Nếu ngân hàng phát hành không thể phát hiện ra được sự lừa đảo này của người thụ hưởng, họ sẽ quyết định thanh toán cho bộ chứng từ và đđ̣ịi lại tiền từ nhà nhập khẩu.Vì ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ, họ không thể và khơng có trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ nên khi rủi ro này xảy ra, người nhập khẩu sẽ là người gánh chịu.Kể cả trong trường hợp ngân hàng phát hiện được chứng từ giả, người mở L/C có thể vẫn phải trả cho ngân hàng một khoản phí kiểm tra chứng từ và những thiệt hại của việc không thể bán hàng như dự tính.

Hàng hố nhận được khơng đúng với quy định trong L/C: Hàng hố có thể

được giao thiếu và có phẩm chất kém mặc dù bộ chứng từ xuất trình hồn tồn phù hợp với những điều khoản và điều kiện trong tín dụng.Ngân hàng đă thực hiện đúng bổn phận của mình là kiểm tra trên cơ sở chứng từ và quyết định thanh toán khi chứng từ phù hợp. Trong trường hợp này người mua hàng sẽ phải chịu thiệt hại trong doanh thu bán hàng.Rủi ro tương tự cũng xảy đến với nhà nhập khẩu khi hàng hố đến muộn và họ khơng thể bán hàng ở giá cả đã dự tính ban đầu.

Hàng hố có thể đến trước khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành: Trong những tình huống như thế này, người mua có thể phải nhận hàng

hố bằng bảo lănh nhận hàng của ngân hàng mở L/C. Theo đó nhà nhập khẩu buộc phải thanh tốn cho lơ hàng đó cho dù bộ chứng từ khơng hồn hảo.Rủi ro của nhà nhập khẩu là hàng hóa có thể khơng đạt u cầu nhưng vẫn được thanh toán.

Rủi ro cho người thụ hưởng L/C

Một rủi ro là họ có thể nhận được một L/C giả hoặc một L/C được phát hành bởi một ngân hàng không hề tồn tại.Nhà nhập khẩu thực chất là một kẻ lừa đảo, trong những trường hợp này L/C thường không được gửi qua ngân hàng mà sẽ đến thẳng tay của ngưởi thụ hưởng, vì vậy khi nhận trực tiếp một L/C từ ngân hàng phát hành,

người bán cần phải cẩn trọng, nên nhờ ngân hàng phục vụ mình kiểm tra tính chân thực của L/C.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w