Định hướng phát triển kinh doanh đến 2015:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 87)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh đến 2015:

Căn cứ triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2015:

Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã được Chính Phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5 năm tới là bình qn 6,5% - 7%/năm, trong đó 2 năm đầu sẽ ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nhằm tạo đà cho sự phát triển nhanh trong các năm tiếp theo, trong đó nhân tố quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với đổi mới mơ hình tăng trưởng.

Trong 5 năm tới, Việt Nam vẫn giữ được cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trên 55% dân số và quy mô dân số ổn định. Điều này tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế theo kế hoạch 5 năm 2011-2015 được xác định là: Tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng – dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp ứng dụng Công nghệ cao khoảng 45% GDP, sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm 40% GDP. Giá trị gia tăng cơng nghiệp - xây dựng bình quân tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm.

Đẩy mạnh sản xuất trong nước, hướng về xuất khẩu là định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế 2011-2015. Cùng với các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, Chính Phủ tích cực kêu gọi đầu tư trong và ngồi nhằm hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó các thủ tục đầu tư, các cơ chế hành chính đang được từng bước đơn giản hóa nhằm tạo dựng mơi trường đầu tư, mơi trường pháp lý thơng thống hơn.

Cùng với triển vọng và định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2015:

Với quy mô dân số khoảng 86 triệu dân, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp, nền kinh tế mở và tiếp tục tăng trưởng khá trong các năm tiếp

theo, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với khơng ít khó khăn từ các chính sách tiền tệ thắt chặt, yêu cầu nâng cao khả năng quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có xu hướng giảm dần do cạnh tranh ngày càng khốc liệt và các NHTMCP vẫn tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá trong giai đoạn này. Tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng sẽ giảm dần và tỷ trọng thu dịch vụ sẽ không ngừng gia tăng, thu từ hoạt động đầu tư cũng sẽ bắt đầu tăng ổn định trở lại.Kênh phân phối internet phát triển mạnh bên cạnh kênh phân phối ngân hàng truyền thống địi hỏi sự đầu tư các cơng nghệ ứng dụng và bảo mật trực tuyến. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp và trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trong đó khối các ngân hàng nước ngoài sẽ bắt đầu tăng tốc và tiên phong trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại để chiếm lĩnh thị trường sau khi thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái. Xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là xu hướng tất yếu trên thị trường, nhất là đối với khả năng ngân hàng nhà nước tiếp tục nâng mức vốn pháp định dự kiến lên 5.000 tỷ đồng năm 2012 và 10.000 tỷ đồng năm 2015.

Định hướng phát triển của các NHTM là hướng tới mơ hình hoạt động đa năng, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng tăng trưởng gắn với chất lượng, khả năng quản trị điều hành, quản lý rủi ro, phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng cường đầu tư CNTT hiện đại, phát triển sản phẩm và cải tiến chất lượng dịch vụ; tăng cường công khai minh bạch.

BIDV cũng xây dựng định hướng phát triển kinh doanh của mình:

Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính - ngân

hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và

Mục tiêu ưu tiên: 10 mục tiêu ưu tiên

- Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam;

- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; - Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính,

nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động;

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

- Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

- Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w