7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật về giá đất
Pháp luật về giá đất được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau và do nhiều yếu tố phức tạp chi phối. Khi áp dụng pháp luật về giá đất vào thực tiễn cần xét đến các yếu tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả để thực hiện quy phạm pháp luật đó.
22 1.4.1. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến pháp luật về giá đất, đó chính các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền về đất đai, trong đó gía đất. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hố thành các quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về giá đất, như các quy định về chế độ quản lý đất đai, sở hữu đất đai, các quy định về quy hoạch sử dụng đất đai, quy định về không gian kiến trúc phát triển đô thị - nơng thơn, các chính sách tài chính về đất đai, trong đó có các quy định về giá đất.
Mặt khác, yếu tố chính trị cịn thể hiện ở mơi trường chính trị ổn định của đất nước, là cơ sở quan trọng tạo sự ổn định của thị trường bất động sản ở Việt Nam, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi cùng với sự phát triển kinh tế-xã hôi của đất nước, thì thị trường bất động sản biến động khơng ngừng. Do đó, cần thiết có sự ổn định chính trị, Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối kịp thời sẽ tạo sự ổn định phát triển của thị trường bất động sản, qua đó bảo vệ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình sử dụng đất.
1.4.2. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế là yếu tố nền tảng để phát triển quốc gia. Những biến động về kinh tế ảnh hưởng rất lớn đối với các chính sách pháp luật về giá đất. Sự tác động của kinh tế đến hiệu lực, hiệu quả trong áp dụng pháp luật về giá đất thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Một là, tình trạng phát triển kinh tế có chặt chẽ với nguồn thu nhập quốc dân. Nếu trạng thái tiền tệ lành mạnh, đảm bảo được an sinh xã hội và các chỉ tiêu đời sống cho người dân nói chung, người sử dụng đất đai nói riêng, do đó nhu cầu đất đai cũng tăng lên thì việc áp dụng pháp luật về giá đất trong thực tiễn dễ dàng hơn, đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hai là, mức độ dự trữ và mức độ đầu tư khi dự dữ tăng trưởng thì đầu tư cũng tăng trưởng. Hoạt động dự trữ và thói quen đầu tư của người dân ảnh
23
hưởng đến giá cả của các loại hàng hóa trong đó có đất đai, từ đó phải điều chỉnh các quy phạm pháp luật về giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ba là, mức lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến việc đầu tư bất động sản, do những nhà đầu tư đất đai thường vay vốn từ ngân hàng để đầu tư sinh lời, mức lãi suất ngân hàng cao hay thấp làm biến động giá đất và đòi hỏi phải điều chỉnh các văn bản pháp luật về giá đất tương ứng cho phù hợp.
1.4.3. Yếu tố xã hội
Một xã hội phát triển và ổn định có tác động rất lớn đến thể chế và các quy phạm pháp luật về giá đất có liên quan. Những tác động này nó thể hiện ở các mặt như:
Một là, sự ổn định về tình hình kinh tế - chính trị, sự ổn định là là cục diện của một quốc gia để các nhà đầu tư xem xét và có bước đầu tư vào tài sản là đất đai một cách phù hợp. Sự ổn định về kinh tế - chính trị này ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn và rủi ro trong việc đầu tư. Một quốc gia ổn định đồng nghĩa với việc là mơi trường sống an tồn cho người dân, thúc đẩy giá đất tăng lên và ngược lại sự bất ổn định về tình hình kinh tế - chính trị kéo theo giá đất suy thối, ảnh hưởng đến các quy phạm pháp luật về đất đai có liên quan.
Hai là, tình trạng đầu cơ đất đai của một số cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản cũng như giá đất. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá đất và xã hội chung. Một xã hội khơng có tình trạng đầu cơ về đất đai thì giá đất được ổn định, các quy định về pháp luật đất đai được giữ vững, đem lại hiệu quả lớn về mặt quản lý nhà nước về đất đai.
Ba là, q trình đơ thị hóa - hiện đại hóa đất nước ảnh hưởng đến giá đất và các quy định pháp luật về đất đai có liên quan. Đơ thị hóa mạnh đồng nghĩa với nhu cầu nhà ở của dân cư nhiều hơn, từ đó giá đất tăng lên so với các khu vực chưa đơ thị hóa.
24 1.4.4. Yếu tố pháp lý
Hàng lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá đất và các quy định về đất đai có liên quan và chịu ảnh hưởng lớn bởi hoạt động quản lý của Nhà nước. Định kỳ, Chính phủ thực hiện hoạt động tổng kết, đánh giá việc thực hiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật và các quy định có liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nói chung, giá đất nói riêng. Rà sốt, sửa đổi, bổ sung các nghị định điều chỉnh lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị; chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung các thơng tư liên quan hiện cịn vướng mắc, bất cập.
Do đó, yếu tố pháp lý được bảo đảm, sẽ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có việc áp dụng hiệu quả pháp luật về giá đất trong thực tiễn, qua đó đảm bảo an ninh chính trị và tác động tương hỗ tới nền kinh tế, kéo theo những biến đổi tới thị trường quyền sử dụng đất và ảnh hưởng trực tiếp tới pháp luật về giá đất.
Tiểu kết Chương 1
Pháp luật về giá đất là bộ phận của pháp luật đất đai, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về đất đai của Nhà nước, thể hiện vai trò sở hữu của Nhà nước đối với đất đai. Để tạo cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về giá đất ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ đó tác giả luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giá đất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giá đất tại Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Chương 1 đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về giá đất, như khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về giá đất, nội dung của pháp luật về giá đất. Đồng thời, Chương 1 cũng đã xác định và phân tích các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật về giá đất ở Việt Nam hiện nay, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luật về giá đất tại Thành phố Hà Nội.
25
Trong bối cảnh Thành phố Hà Nội đang có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, là trung tâm kinh tế-chính trị của cả nước. Do đó, kết quả nghiên cứu của Chương 1 luận văn không chỉ là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng pháp luật, áp dụng pháp luật về giá đất và đề xuất các giải pháp, mà còn là một trong những cơ sở lý luận góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giá đất trong cả nước nói chung.
26 Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI