Các yếu tố địa phương ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế giá trị

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 42)

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh

2.2.1. Các yếu tố địa phương ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế giá trị

gia tăng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội: Thành phố Vĩnh Yên là trung

tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh n có diện tích 50,8 km² và dân số 114.908 người (theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019). Về đơn vị hành chính, thành phố gồm 7 phường và 2 xã, diện tích tự nhiên 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phố nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông kết nối Quốc lộ 2 với các tỉnh lân cận và tuyến đường sắt, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với thủ đơ Hà Nội, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài. Kể từ ngày 01/01/1997 (ngày tái lập tỉnh), Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hố xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc ngày càng được hoàn thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Vĩnh Yên đã và đang trở thành một trong những đô thị năng động bậc nhất của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trên địa bàn thành phố có 3.250 doanh nghiệp và 4.037 HKD (năm 2019). Nét nổi bật của thành phố là duy trì tốt lĩnh vực thu ngân sách; huy động có hiệu quả các nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị, nhất là các dự án, cơng trình trọng điểm, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh; triển khai các dự án trọng điểm, tạo điểm nhấn cho đơ thị.

Về tình hình an ninh - chính trị ở Vĩnh Yên đã và đang được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

31

Tổ chức bộ máy quản lý thuế ở thành phố Vĩnh Yên: Tổ chức bộ máy

quản lý thuế của thành phố cũng tuân thủ theo các quy định của Luật quản lý thuế, bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, để xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất cao, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế nhằm thực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Bộ máy quản lý thuế được tổ chức chặt chẽ, hợp lý, khoa học, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao. Trong bộ máy quản lý thuế, đội ngũ cán bộ, công chức thuế là bộ phận quan trọng, góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách thuế phù hợp, khoa học, minh bạch và quyết định việc đề xuất, áp dụng các phương pháp, qui trình và các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế hợp lý, khoa học bảo đảm tính tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hình vẽ 2.2.1a: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Chi cục Thuế Tp. Vĩnh

Yên

Như vậy, trong bộ máy tổ chức quản lý tại Chi cục Thuế Tp. Vĩnh Yên, đứng đầu là Chi cục Trưởng Chi cục Thuế Tp. Vĩnh Yên, tiếp theo là các Phó

CHI CỤC TRƯỞNG Hình vẽ 2.2 0-a

PHĨ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Đội tuyên truyền, Hỗ trợ NNT Đội kê khai, Kế toán, Tin học, nghiệp vụ, pháp chế Đội Kiểm tra thuế số 1 Đội Kiểm tra thuế số 2 Đội quản lý thuế liên phường Đội hành chính, nhân sự, tài vụ, Quản trị, Ấn chỉ

32

Chi cục Trưởng sau đó đến các Đội Thuế phân theo chức năng, quyền hạn và theo từng nhiệm vụ cụ thể.

Thực trạng hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên:

Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố, các HKD cá thể xét về số lượng là cao nhất. Hiện nay, trên toàn bộ thành phố có 4.037 hộ kinh doanh (năm 2019) phân bố trên ở các phường, xã , tổ dân phố, khu phố, khu chợ. Trong số 09 phường, xã, phường Ngơ Quyền có số HKD cao nhất là 1.040 hộ, thấp nhất là xã Định Trung với 274 hộ. Có rất nhiều chợ nhưng chợ Vĩnh Yên thuộc phường Ngô Quyền là lớn nhất với số lượng HKD tương đương một phường nhỏ và được tách ra quản lý như một phường riêng biệt. Các HKD hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, địi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn cịn hạn hẹp của phần đơng các hộ, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao (trong khi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì cạnh tranh lớn, rủi ro cao, thị trường hẹp...). Sự tập trung của các HKD vào các lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, có tác dụng thúc đẩy trở lại đối với sản xuất.Với số lượng hộ lớn và có sự biến động liên tục đã khiến cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế. Chúng ta sẽ xem xét tổng số hộ bao gồm hộ khoán (khoán ổn định 12 tháng và khoán hàng tháng) và hộ kê khai (trực tiếp trên GTGT và trực tiếp trên doanh số) qua Biểu 2.2.1b sau đây:

Biểu 2.2.1b: Số lượng và cơ cấu hộ theo bậc môn bài

Tổng số hộ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Hộ khoán Hộ kê khai Hộ khoán Hộ kê khai Hộ khoán Hộ kê khai Bậc 1 153 1.595 113 1.673 158 2.157 Bậc 2 160 74 125 78 151 276 Bậc 3 979 98 1.273 85 1.350 1.446 Tổng cộng 1.292 1.767 1.511 1.836 1.649 2.388

33

Tổng số hộ năm 2017 là 3.059 hộ, năm 2018 là 3.347 hộ, năm 2019 là 4.037 hộ. Như vậy từ năm 2017 đến năm 2019 tổng số hộ có xu hướng tăng. Điều này có thể được giải thích là do nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, và Tp. Vĩnh Yên nói riêng trong 3 năm qua phát triển rất nhanh. Số hộ đang ký kinh doanh mới ngày càng tắng (số lượng doanh nghiệp trong cùng kỳ cũng tăng tương tự từ 6.780 đơn vị năm 2017 lên 8.690 đơn vị năm 2019). Tuy nhiên, Về cơ cấu thì số hộ kê khai lại tăng qua các năm và số hộ ở bậc 1 ngày càng tăng, thể hiện thu nhập hàng tháng của các hộ đã được tăng dần qua các năm. Trong năm 2019 số hộ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm đến dưới 2 tỷ đồng/năm là 1.622 (trong đó 732 hộ khốn, 890 hộ kê khai).

Để công tác quản lý thu thuế được thực hiện đúng quy định của pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Một cách khái quát, có thể nhận thấy hoạt động quản lý thuế GTGT đối với HKD ở một địa phương nói chung và Tp. Vĩnh Yên nói riêng bị tác động bởi các yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhân tố trước hết là hệ thống chính sách thuế. Để cho các

ĐTNT tự giác thực hiện, chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính được số thuế phải nộp (đối với những hộ kê khai) và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ. Do đó, mỗi quy định của luật thuế phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ chung của cả NNT và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, tồn diện để tìm ra được những đáp số chung, phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của cơng tác quản lý thu thuế.

Thứ hai, yếu tố tổ chức bộ máy hành thu và cơ chế hành thu. Nếu chúng

ta có một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý thu thuế kém cũng sẽ dẫn đến không đạt được hiệu quả cao.

Thứ ba, yếu tố mục tiêu của công tác quản lý thu thuế cũng tác động đến

kết quả quản lý thuế trên địa bàn. Ngồi ra, việc cơng khai hóa tình hình thu thuế, tình hình quản lý và sử dụng nguồn thu từ thuế cho NNT biết một cách đầy đủ, tường tận cũng là cách để tạo ra thái độ tích cực cho NNT trong việc

34

tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật thuế. Nếu mục tiêu đúng, hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả thực hiện công tác quản lý thuế và ngược lại.

Thứ tư, trình độ và ý thức trách nhiệm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

của cán bộ quản lý thuế là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả cơng tác quản lý thuế vì các cán bộ thuế là người trực tiếp làm nhiệm vụ.

Thứ năm, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ lương

bổng, chế độ khen thưởng, kỷ luật cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)