Điện tử hóa việc nộp thuế và hiện đại công tác quản lý thuế bằng công

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 73)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh

3.2.8. Điện tử hóa việc nộp thuế và hiện đại công tác quản lý thuế bằng công

cơng cụ tin học

Để xóa bỏ những "góc tối" trong lĩnh vực thu thuế với HKD, vì vậy, ngành Thuế nên điện tử hóa việc nộp thuế cá nhân nhằm tiết giảm chi phí và minh bạch hóa mơi trường kinh doanh. Theo đó, cơng tác quản lý thuế nói chung bằng cơng cụ tin học, điện tử hóa được đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của ngành thuế. Để có thể phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế, thúc đẩy người dân chấp hành nghĩa vụ thuế và đơn giản hóa cho đối tượng nộp thuế cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, tích cực ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin

phục vụ chuyên ngành như các chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lý hố đơn, tính thuế, lập bộ và theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế. Thực hiện nâng cấp, bảo trì hệ thống thường xuyên, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp sai sót có thể xảy ra.

Thứ hai, ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới

hành chính rộng, có số thu lớn nhằm giảm bớt cơng việc thủ công, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát

59

huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.

Thứ ba, cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học, phải tiến hành

đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu nên đào tạo theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể quản lý các dự án tin học lớn trong ngành đạo tạo các cán bộ quản lý và triển khai ứng dụng, đạo tạo các cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho các cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác.

Thứ tư, thực hiện nối mạng giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế và

các cơ quan quản lý chức năng khác để ln có đầy đủ những thơng tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý phục vụ cho công tác quản lý thuế.

Thứ năm, Đẩy mạnh công tác thực hiện ủy nhiệm thu thuế đối với HKD

nộp thuế theo phương pháp khốn. HKD có thể khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử qua đơn vị ủy nhiệm thu bằng các hình thức như: Nộp qua dịch vụ thanh toán điện tử Bankplus của Ngân hàng, nộp qua dịch vụ thu hộ, nộp qua internet Banking….

3.2.9. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về thuế

Quản lý chặt chẽ, thu đúng thu đủ, kịp thời đối với các HKD trên địa bàn, chống thất thu đối với hộ khoán doanh thu, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chống thất thu phải bảo đảm đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Kết hợp đồng bộ, thống nhất và hài hòa các biện pháp thanh kiểm tra, khảo sát vận động, tuyên truyền đấu tranh để NNT tự giác kê khai doanh thu sát với thực tế. Đối chiếu cơ sở dữ liệu của ngành với thực tế quản lý số HKD trên địa bàn, lập danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro làm căn cứ phải kiểm tra. Như các HKD có quy mơ lớn tại các chợ trung tâm, thị trấn, khu đô thị; HKD sử dụng nhiều hóa đơn; HKD ngành nghề ăn uống, dịch vụ có thương hiệu, hoạt động theo chuỗi có từ hai địa điểm kinh doanh trở lên; HKD chuyển lên quy mô lớn, chuyển nhượng thương hiệu; HKD trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, khai thác đất, cát, sỏi, đá và có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản; HKD chuyên cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; HKD quy mơ lớn chun kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu.

60

Việc kiểm tra HKD ngành thuế tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh sẽ phối hợp các cơ quan liên quan như: Cơng an, Quản lý thị trường thành lập đồn kiểm tra liên ngành thực hiện việc kiểm tra khảo sát tại địa bàn kinh doanh thực tế trong thời gian cao điểm, thời gian thấp điểm để xác định doanh thu bình quân, hoặc thực hiện việc kiểm tra, khảo sát gián tiếp thông qua dữ liệu từ nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ đầu vào, khách hàng, … để xác định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh hoặc của HKD cùng quy mơ, ngành nghề, địa bàn, từ đó xác định mức doanh thu khốn cho phù hợp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo công khai minh bạch, tránh việc thỏa thuận ngầm giữa các HKD và cán bộ thuế và HKD núp bóng hộ thuế khốn để sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế vào các mục đích bất hợp pháp, xử lý nghiêm các HKD cố tình dây dưa nợ đọng tiền thuế theo đúng quy định của Luật quản lý Thuế.

Đối với các khoản nợ được khoanh nợ, giãn nợ tiếp tục theo dõi, đến hết thời hạn theo các quyết định khoanh, giãn nợ mà HKD chưa nộp hết số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. Đối với các trường hợp HKD gặp khó khăn do các nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn ….thì cần thiết phải xử lý gia hạn nộp thuế.

Đối với các khoản nợ thông thường cần thường xuyên đôn đốc, vận động, tuyên truyền, trường hợp cần thiết phải tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của HKD để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới trong các kỳ tiếp theo.

61

Kết luận chương 3

Thời gian vừa qua công tác quản lý thu thuế đối với HKD có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tn thủ pháp luật thuế của các HKD, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiềm năng vẫn cịn và có thể khai thác thu để đạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu tuy có giảm nhưng vẫn cịn tình trạng quản lý khơng hết HKD, doanh thu tính thuế khơng sát thực tế, dây dưa nợ đọng thuế cịn nhiều ... Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra cho Ngành Thuế là phải tìm cho được các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý GTGT đối với HKD. Tình hình quản lý thuế GTGT đối với HKD tại Chi cục Thuế Tp. Vĩnh Yên cũng nằm trong thực trạng chung đó. Trên cơ sở thực trạng nêu trên luận văn đưa ra những quan điểm về hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với HKD. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thu thuế và chính sách chế độ hiện hành, luận văn nêu ra nhiều kiến nghị với mục đích tăng cường cơng tác quản lý thu thuế trong giai đoạn mới hiện nay và những vấn đề còn chưa hợp lý ở các sắc thuế cũng như những nhân tố tác động đến việc bồi dưỡng nguồn thu. Trong công tác quản lý thuế thực hiện đồng bộ các giải pháp, sẽ góp phần quản lý tốt các HKD tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức của người nộp thuế.

62

KẾT LUẬN

Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã có tác động tích cực thúc đẩy, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn, xóa được đói, giảm được nghèo. Đặc biệt từ khi Luật Thuế GTGT và Luật Quản lý thuế được ban hành, các thủ tục hành chính thuế được cải tiến đơn giản hơn tạo ra sự thơng thống và hệ thống pháp luật quản lý thuế nói chung được thống nhất, từ đó các thành phần kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là HKD cá thể phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú góp phần tạo nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ nhân dân, thu hút hàng vạn lao động có việc làm, ổn định thu nhập đóng góp một phần đáng kể cho NSNN. Bên cạnh quá trình phát triển, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của HKD chưa sát đúng với tình hình hoạt động theo pháp luật hiện hành. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường và hồn thiện quản lý thu thuế ở khu vực HKD cá thể là điều cần thiết trong tiến trình cải cách thuế hiện nay.

Với 3 chương thể hiện đề tài nghiên cứu, luận văn "Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tang đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên" đã đi sâu phân tích và giải quyết một số nội dung cơ

bản sau:

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thuế GTGT, hành lang pháp lý

về quản lý thuế GTGT đối với HKD và sự tồn tại phát triển tất yếu của nền kinh tế cá thể nói chung và HKD nói riêng.

2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý thuế GTGT đối với HKD trên

địa bàn Tp. Vĩnh Yên trong những năm 2017 - 2018 - 2019. Những nguyên nhân tồn tại trong quản lý thuế GTGT biện pháp khắc phục, từ đó rút ra những nguyên nhân chủ yếu tác động đến quản lý thuế GTGT đối với HKD trên địa bàn Tp. Vĩnh Yên trong thời gian qua.

3. Trên cơ sở nguyên nhân của những thực trạng quản lý thuế HKD trên

địa bàn Tp. Vĩnh Yên, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và hồn thiện cơng tác quản lý thuế đối với HKD trong giai đoạn hiện nay, hạn chế sự thất thu về thuế ở khu vực này.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Thơng tư số 156/2013/TT-BTC ngày 28/02/2018 của Bộ

Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ , Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, Thơng tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Hà Nội.

3. Chính phủ, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.

4. Chính phủ, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, Hà Nội.

5. Chính phủ, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Hà Nội.

6. Chính phủ, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Hà Nội.

7. Chính phủ, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

8. Quốc hội, Luật thuế Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

của Quốc hội Khóa XI, Hà Nội.

9. Quốc hội, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội Khóa

XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.

10. Quốc hội, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội

Khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế, Hà Nội.

11. Quốc hội, Luật thuế Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019

64

12. Quốc hội, Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của

Quốc hội Khóa XII, Hà Nội.

13. Quốc hội, Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội khóa XIII ngày

06/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Hà Nội.

14. Quốc hội, Luật số 31/2013/QH13 của Quốc hội Khóa XIII sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thuế GTGT, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà

Nội.

15. Tổng cục Thuế, Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Hà Nội.

16. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 2003,

tr.301

17. Ts. Vũ Văn Cương (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế

thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

18. Đặng Thị Thùy Trang (2015), Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ

kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

19. ThS. Phạm Thị Minh Phương (2017), “Pháp luật về thuế đối với Hộ

kinh doanh từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Trường Đại học Luật Hà Nội.

20. ThS. Trịnh Thị Huyên (2017), “Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối

với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, Luận văn Trường Đại học Luật Hà Nội.

21. Báo cáo kết quả kiểm tra chuyên đề quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh Chi Cục thuế Tp. Vĩnh Yên các năm 2017, 2018, 2019

22. Ngô Huy Cương (2009), Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để tìm

65

23. TS. Nguyễn Thị Thuỷ (2016), “Thực trạng quản lý thuế đối với hộ

kinh doanh”, Tạp chí Thuế Nhà nước (số 23, trang 22)

24. TS. Nguyễn Thị Thuỷ (2016), “Thực trạng quản lý thuế đối với hộ

kinh doanh”, Tạp chí Thuế Nhà nước (số 23, trang 22).

25. ThS. Nguyễn Thị Triển (2017), “Công tác quản lý, thu thuế giá trị

gia tăng đối với hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp”, Tạp chí Pháp luật và thực tiến (số 2, trang 106).

26. ThS. Ngô Thị Thu Hà (2017), “Một số vấn đề pháp lý về quản lý

thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính (số 3,

trang 66).

27. Website: http://vinhphuc.gov.vn

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)