Luồng hành khách, phương pháp nghiên cứu luồng hành khách 4.1 Các khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức vận tải hành khách (Trang 34 - 36)

4.1 Các khái niệm

 Luồng hành khách là số lượng hành khách di chuyển theo một hướng (chiều) trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm)

 Công suất luồng hành khách là số lượng hành khách di chuyển theo một hướng (chiều) trong một giờ, tức là luồng hành khách được xác định trong một giờ.

 Sơ đồ luồng hành khách

 Đầu mối là nơi hội tụ của nhiều sơ đồ luồng hành khách. Đầu mối có thể là nơi hội tụ của một phương thức hoặc nhiều phương thức vận tải.

4.2 Phân loại luồng hành khách

 Theo công suất: (xét đối với xe buýt) Lớn : > 3000 HK/giờ Trung bình : 2000 – 3000 HK/giờ Nhỏ : < 2000 HK/giờ  Theo tính thường xuyên:

Luồng hành khách ổn định, lặp đi lặp lại.

Luồng hành khách khơng thường xun, khơng có quy luật  Theo mục đích chuyến đi:

Đi làm Đi học Đi mua sắm Mục đích khác.

 Theo phương thức di chuyển: Tự di chuyển (đi bộ)

Đi bằng phương tiện: cá nhân, công cộng, bán công cộng (chủ quản)  Theo địa giới hành chính:

Luồng hành khách trong thành phố Luồng hành khách ngoại ô (nội tỉnh) Luồng hành khách liên tỉnh.

 Theo tính chất:

Luồng hành khách đi, đến

35

4.3 Biến động luồng hành khách

Luồng hành khách, nhất là luồng hành khách trong thành phố luôn luôn thay đổi (biến động), nhưng ta chỉ nghiên cứu những biến động có tính quy luật, có tính phổ biến (không phụ thuộc vào ý thức con người) nhằm tìm ra những biện pháp giảm thiểu tác động của sự biến động đó.

Có các dạng biến động sau: biến động theo thời gian, biến động theo không gian, biến động theo hướng (chiều).

4.3.1 Biến động luồng hành khách theo thời gian a) Biến động theo giờ trong ngày a) Biến động theo giờ trong ngày

Cao điểm chiều

Cao điểm sáng

Sự biến động này tạo nên giờ cao điểm, giờ thấp điểm, giờ bình thường. Biết được quy luật này giúp cho việc lựa chọn sức chứa xe hợp lý, lập thời gian biểu cho từng hành trình. max 1 1   tb Q Q K

Hệ số này cho biết khối lượng hành khách giờ cao điểm gấp mấy lần giờ thấp điểm. Khi K1 = 1, khơng có giờ cao điểm.

36

Muốn biết Q cao điểm gấp mấy lần Q bình thường, người ta sử dụng phương pháp điều tra theo mặt cắt, hoặc phương pháp điều tra tốc độ (ở giờ cao điểm tốc độ đi được sẽ thấp hơn giờ bình thường)

Nguyên nhân tạo ra giờ cao điểm:

 Do mục đích chuyến đi giống nhau. Giờ bắt đầu, kết thúc của giờ đi học, đi làm giống nhau. Giờ kết thúc đi học, đi làm thường là giờ bắt đầu đi mua sắm.

 Do phân bố các điểm thu hút.  Do thời tiết, khí hậu

 Do tập quán, thói quen.  Do cơ chế, chính sách giá. Biện pháp khắc phục:

 Biện pháp hành chính:

+ Sắp xếp lại giờ bắt đầu và kết thúc ca làm việc, học tập.

+ Sắp xếp lại phân bố dân cư theo quy hoạch, chia ra từng khu vực (khu dành cho sinh viên, khu công nghiệp, khu dân cư)

+ Giải pháp tổ chức giao thông. Quy định về mặt đi lại (tuyến phố cấm xe máy, đường một chiều,...)

Các biện pháp hành chính dễ làm, tác động nhanh nhưng dễ gây phản ứng trong dân cư.

 Biện pháp kinh tế: điều khiển theo cơ chế giá: giá đi trong giờ cao điểm sẽ cao hơn giờ bình thường.

 Biện pháp vể tổ chức vận tải: giờ cao điểm giảm giãn cách chạy xe.

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức vận tải hành khách (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)