Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên hành trình 5.1 Các khái niệm
Tuyến là việc nối giữa hai điểm đi và điểm đến.
VD: Tuyến xe buýt là tuyến vận tải hành khách cố định bằng ơ tơ, có điểm đầu điểm cuối và các điểm đón trả khách theo quy định.
Hành trình là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển được giao theo các chỉ tiêu đã cho trước.
Tuyến và hành trình là hai khái niệm khái nhau, có trường hợp tuyến và hành trình là trùng nhau.
VD: Đối với đường sắt, tuyến HN-SG có nhiều hành trình như 29 giờ, 32 giờ, 40 giờ,... Thời gian hành trình khác nhau như vậy nên tiêu chí quy định cho mỗi hành trình là khác nhau.
Đối với xe buýt hiện nay thì tuyến trùng hành trình
Mạng lưới hành trình là tập hợp có tính liên thơng giữa các hành trình.
Về mặt số lượng, mạng lưới hành trình ít nhất phải có từ hai tuyến vận tải trở lên và phải có tính liên thơng với nhau. Mạng lưới hành trình được tập trung quản lý bởi một cơ quan duy nhất, khơng phát triển bột phát mà phải có quy định nhất định.
Khi có nhiều phương thức vận tải khác nhau, đối với mỗi phương thức cần có các cách ký hiệu khác nhau. VD: Metro ký hiệu bằng màu, xe buýt ký hiệu bằng số.
Phải thống nhất về mặt ký hiệu, số hiệu, màu sắc, vé hoặc có thể sử dụng thống nhất vé chung cho nhiều phương thức. VD: ở Nga có vé chung cho 2 phương thức
Số hiệu hành trình: Phải thống nhất trong thời gian dài để hành khách dễ nhận biết, thuận tiện cho đi lại.
VD: Số hiệu 00 – 99: tuyến trong khu vực nội thành. 101 – 199: tuyến ở khu vực ngoại ô. 200 – 299: tuyến kế cận
Tên gọi của hành trình: Bao gồm điểm đầu, điểm cuối của hành trình, xen giữa là điểm dừng chủ yếu dọc đường (nếu có). Tên gọi điểm đầu điểm cuối tốt nhất là tên gọi địa danh.
43
Khoảng cách giữa điểm đầu điểm cuối gọi là chiều dài hành trình LM Khoảng cách bình quân giữa 2 điểm dừng liên tiếp: l0
5.2 Phân loại hành trình Theo hình dạng hành trình Theo hình dạng hành trình + Dạng mạng lưới đường phố: Dạng bàn cờ (hình chữ nhật) Dạng tam giác Dạng vành đai Dạng hỗn hợp + Dạng mạng lưới xe buýt
Dạng đường kính (xuyên tâm) Dạng bán kính (hướng tâm) Dạng dây cung. Dạng vành đai (vòng tròn) Dạng chữ U Dạng số 8 điện tử. Dạng hỗn hợp
Theo chiều dài hành trình
LM (2 – 3 ) lhk : sử dụng vé đồng hạng
LM (2 – 3 ) lhk : sử dụng vé theo chặng (phân đoạn) Theo địa giới hành chính:
Hành trình trong thành phố. Hành trình ngoại ơ.
Hành trình kế cận.
Theo cơng suất luồng hành khách: Loại 1 : 3000 HK/giờ Loại 2 : 2000 – 3000 HK/giờ Loại 3 : < 2000 HK/giờ
Theo phương tiện hoạt động trên hành trình
Hành trình sử dụng phương tiện trọng tải lớn: q > 60 chỗ Hành trình sử dụng phương tiện trọng tải TB: q = 60 chỗ Hành trình sử dụng phương tiện trọng tải nhỏ: q < 60 chỗ Theo tính đặc thù của hành trình:
44 Theo thời gian hoạt động
Theo đối tượng phục vụ.
Chú ý:
Phương tiện VTHKCC phải hoạt động theo hành trình vì:
Một số loại có hành trình mang tính bắt buộc: metro, tàu điện bánh sắt,... Xe bt nếu khơng hoạt động theo hành trình sẽ trở nên tùy tiện, không đảm bảo độ tin cập trong phục vụ hành khách.
5.3 Các hành trình VTHKCC bằng xe buýt trong TP
5.3.1 Yêu cầu đối với hành trình xe buýt
Cự ly hành trình LM : lhk LM 3lhk
Số hiệu hành trình - Điểm đầu, điểm cuối hành trình. Lộ trình: tối ưu, hợp lý cho từng tuyến và toàn mạng.
Hành trình phải đảm bảo nối các điểm thu hút lớn với cự ly ngắn nhất nhằm tiết kiệm chi phí (chi phí khai thác và chi phí thời gian)
Đối với các điểm thu hút lớn phải có phương án kết nối với mạng lưới xe buýt. Khi có một cơng trình mới, lượng thu hút hành khách cũng thay đổi, do đó phải nghiên cứu lại mạng lưới hành trình xe buýt cho phù hợp.
Phải có sự tương thích phù hợp với cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe buýt: chiều rộng làn đường, làn đường dành riêng cho xe buýt, điểm dừng, điểm đầu cuối,...
Phải tính đến sự phối hợp với các phương thức vận tải khác, thực hiện chức năng kết nối các phương thức vận tải trong thành phố.
Các điểm dừng phải phù hợp với quy luật đi lại và khoảng cách phù hợp với không gian nhằm phục vụ hành khách tốt hơn.
Khoảng cách các điểm dừng trong thành phố: 300 – 600 m
Ngoại ô: 600 – 800 m
Ngoại thành: 1200 – 1500 m
Các điểm đầu cuối phải có đủ điều kiện, ít nhất là về diện tích và thiết bị cho xe quay trở đầu xe không làm ảnh hưởng sự lưu thông các phương tiện khác trên đường và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động.
Thông tin tại các điểm đầu, điểm cuối, tại các điểm dừng, trên thành xe phải chính xác, đầy đủ, kịp thời.
45
5.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới hành trình xe buýt
Số lượng phương thức VTHKCC trong thành phố. Đối với các thành phố có trên 1 triệu dân, cần phải có từ hai phương thức VTHKCC trở lên
Tổng số hành trình.
Hiện nay, số tuyến xe buýt Hà Nội là 60 tuyến, TP HCM là 112 tuyến. Mật độ mạng lưới hành trình: F LM (km/km2) Hệ số trùng lặp tuyến: P L ktl M Trong đó:
LM : tổng chiều dài mạng lưới hành trình
P : tổng chiều dài các tuyến phố có xe buýt đi qua
Thông thường 1 ktl 6 . Nếu ktl > 6 sẽ rất khó tổ chức giao thơng. Tổng khối lượng hành khách vận chuyển trong năm: Q
Q được phân chia theo các nhóm: vé tháng (1 tuyến, liên tuyến), vé lượt, miễn vé. Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
100 N Q t (%) Tổng số chuyến xe e c Z Q W (chuyến)
Tổng số xe có, tổng số xe vận doanh: AC , AVD Tổng số chỗ.
Mật độ phương tiện (xe buýt) trên hành trình M M L A (xe/km)
Về phương diện phục vụ hành khách, càng lớn càng tốt, hành khách không phải chờ đợi lâu, xe không quá đông. Về phương diện tổ chức giao thông, quá lớn sẽ gây ùn tắc giao thông.
46 Số lượng xe buýt/ 1000 dân.
Tổng số nhà chờ trên toàn mạng lưới.
5.3.3 Các điểm đầu cuối và các điểm dừng a) Điểm đầu cuối của hành trình (A-B) a) Điểm đầu cuối của hành trình (A-B)
Vị trí của A – B: Phải lựa chọn điểm đầu cuối là trung tâm thu hút lớn, có lượng hành khách tập trung cao, nên bố trí gần các ga, cảng, sân bay để hành khách dễ dàng cho việc chuyển tải. Quy mô điểm đầu cuối cần phù hợp với công suất luồng hành khách, nhu cầu đi lại.
Về diện tích, cần đảm bảo đủ diện tích cho tổ chức vận tải (xe chờ xếp nốt, quay trở đầu xe dễ dàng, không gây cản trở giao thông), cho phục vụ kỹ thuật (rửa xe, kiểm tra phương tiện), cho quản lý.
Thông tin tại điểm đầu, điểm cuối cần đầy đủ, chính xác, đảm bảo phục vụ cho một tuyến hoặc nhiều tuyến. Nếu giãn cách chạy xe dưới 20 phút/chuyến thì chỉ cần thơng báo thời gian đóng, mở tuyến, giãn cách chạy xe trong giờ cao điểm, bình thường, thấp điểm. Nếu giãn cách chạy xe trên 20 phút/chuyến, cần thông báo rõ giờ xuất bến của từng chuyến cụ thể.