Những thành quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật việt nam qua phương tiện truyền hình (Trang 51 - 53)

3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp

3.1.2. Những thành quả đã đạt được

Nhìn chung, các quy định tại BLDS 2015, Luật Quảng cáo 2012, Luật Báo chí 2016 đã bao quát xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong quan hệ cung ng, sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo áp dụng thực hiện trên thực tiễn truyền hình.

Thơng qua việc xác định đối tượng của HĐDV phát sóng quảng cáo trên cơ sở ba điều kiện là cơng việc có thể thực hiện được, khơng vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đ c xã hội, BLDS đã thể hiện được tinh thần tự do thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch dân sự trong khuôn khổ các quy định chung, đồng thời c ng thể hiện được bản chất của HĐDV nói chung, HĐDV phát sóng quảng cáo nói riêng đó là có đối tượng là cơng việc phải thực hiện.

Các quy định cấm tại Điều 7, Điều 8 và khoản 3 Điều 22 Luật QC 2012 là những quy định quan trọng nhất trong nhóm các quy định về đối tượng của HĐDV phát sóng quảng cáo. Các quy định này đã khái quát được ý chí của nhà làm luật trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình. Chẳng hạn quy định cấm quảng cáo trong thời sự, các chương trình truyền hình trực tiếp về các sự kiện

47

chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc là vô cùng hợp lý, bởi lẽ các chương các chương trình này có vai trị cung cấp thơng tin kinh tế, chính trị quan trọng trong nước và quốc tế, có ý nghĩa giáo dục, chính trị xã hội lớn. Việc quảng cáo xen kẽ sẽ ảnh hưởng đến tính trang nghiêm, độ tin cậy của những chương trình này, hoặc gây nhầm lẫn về việc cơ quan nhà nước khuyên dùng.

Về quyền và nghĩa vụ, từ nội dung phân tích về quyền và nghĩa vụ của các bên cho thấy quy định pháp luật đã tạo nên khung pháp lý cơ bản trong việc xác định quyền, nghĩa vụ cơ bản của chủ thể này. Quy định pháp luật tạo nền tảng mang tính chất định hướng nội dung đàm phán của các chủ thể trong q trình xác lập HĐDV phát sóng quảng cáo.

(i) Bên cung ứng dịch vụ: Các quy định hiện tại về quyền và nghĩa vụ của

bên cung ng dịch vụ phát sóng quảng cáo tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng đã thể hiện được các quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất của chủ thể này. Dưới góc nhìn tổng thể, nghĩa vụ của bên cung ng là nội dung được các nhà làm luật ưu tiên điều chỉnh nhất, có nhiều nội dung nhất. Điều này thể hiện quan điểm khắt khe hơn của pháp luật đối với bên thực hiện cơng việc có tính chất chun mơn, nghiệp vụ. Trong đó đặc biệt pháp luật đề cao nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của bên cung ng. Đây là một yêu cầu quan trọng trong bối cảnh kinh tế thị trường với áp lực cạnh tranh cao. Bí mật kinh doanh là một trong các yếu tố đảm bảo sự sống còn đối với mọi chủ thể kinh doanh. Nhà làm luật buộc bên cung ng phải có trách nhiệm trong trường hợp gây thiệt hại cho bên thuê khi rơi vào các trường hợp luật định hoặc các bên thỏa thuận.

Đối với nghĩa vụ liên quan đến thời lượng quảng cáo được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Luật QC 2012, thời lượng quảng cáo được chia làm hai loại là thời lượng phát sóng quảng cáo của một kênh truyền hình và thời lượng phát sóng quảng cáo trong một chương trình truyền hình. Với thời lượng phát sóng quảng cáo của một kênh truyền hình, Luật QC 2012 đã có một bước

48

tiến mới khi quy định sự khác nhau về thời lượng quảng cáo trong kênh truyền hình quảng bá và kênh truyền hình trả tiền. Thời lượng quảng cáo của kênh truyền hình trả tiền ít hơn so với kênh truyền hình thông thường là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khán giả, vì khi xem kênh truyền hình trả tiền, khán giả đã phải trả một khoản phí ch không được sử dụng miễn phí như các kênh truyền hình quảng bá. Ngồi ra, nhà làm luật c ng giới hạn thời lượng của các quảng cáo trong một chương tình truyền hình. Quy định này bắt nguồn từ thực tế là các chương trình phim truyện, chương trình vui chơi giải trí trên truyền hình là những chương trình có lượng người theo dõi đông nhất. M c độ thu hút khán giả kéo theo s c hấp dẫn các bên sử dụng dịch vụ. Do đó, đ ng trước lợi nhuận, bên cung ng dịch vụ rất dễ rơi vào tình trạng lạm dụng quảng cáo. Để hạn chế việc đó, pháp luật quy định giới hạn số lần ngắt để quảng cáo trong các chương trình, tránh tình trạng chia nhỏ chương trình, khiến chương trình rời rạc, gây khó chịu cho người xem.

(ii) Bên sử dụng dịch vụ: Tương ng với bên cung ng dịch vụ, các quyền

và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ hiện nay đã đáp ng được cơ bản yêu cầu của quan hệ cung ng, sử dụng dịch vụ. Trong đó, nghĩa vụ đảm bảo độ chính xác của thông tin quảng cáo và chịu trách nhiệm đối với các thơng tin đó là nghĩa vụ được làm nổi bật nhất của bên sử dụng dịch vụ. Các quy định này đã nhấn mạnh trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ trong các nội dung quảng cáo mà chủ thể này cung cấp cho bên cung ng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật việt nam qua phương tiện truyền hình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)