Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng

Một phần của tài liệu Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật việt nam qua phương tiện truyền hình (Trang 56 - 63)

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng

quảng cáo qua phương tiện truyền hình.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo trên phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí. Tuy nhiên, nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quảng cáo và do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện vai trò quản lý. Mặt khác, nội dung quảng cáo một số sản phẩm hàng hoá lại do các cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm. Ví dụ: sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế như thuốc, thực phẩm ch c năng, mỹ phẩm… do Bộ Y tế quản lý; chất lượng sản phẩm

52

hàng hố trên truyền hình do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý; quản lý các chương trình khuyến mại, hàng giả, hàng nhái liên quan đến sản phẩm hàng hoá quảng cáo trên truyền hình do lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương quản lý… Điều này gây ra sự bất cập trong công tác quản lý đối với hoạt động quảng cáo trên phương tiện truyền hình.

Theo quy định của Luật Báo chí, Luật Quảng cáo thì người đ ng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, hình th c, vị trí, thời lượng, diện tích quảng cáo trên phương tiện của mình. C ng theo các quy định pháp luật về quảng cáo, sản phẩm trước khi quảng cáo trên báo chí phải có đầy đủ giấy ch ng nhận tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm quảng cáo phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm của mình. Cơ quan báo chí trước khi cho đăng, phát sản phẩm quảng cáo phải kiểm tra, xác minh các giấy ch ng nhận, nguồn gốc xuất x của sản phẩm quảng cáo, bảo đảm sản phẩm quảng cáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông không cấp phép quảng cáo trên hệ thống các Đài Phát thanh và Truyền hình. Hoạt động quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do các Đài tự chịu trách nhiệm và việc quảng cáo đối với từng sản phẩm (mặt hàng) cụ thể sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép. Mặt khác, hoạt động dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, khi nội dung các chương trình truyền hình ngày càng phong phú và hấp dẫn. Điều đó đặt ra những thách th c với các nhà hoạch định chính sách pháp luật của Việt Nam. Trách nhiệm của họ là phải xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện để điều tiết hoạt động này một cách hiệu quả trên thực tế. Q trình hồn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là cấp thiết song vẫn phải đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế, quyền lợi của người kinh doanh và người tiêu dùng, do đó, quá

53

trình hồn thiện pháp luật cần đảm bảo quyền tự do quảng cáo của bên sử dụng dịch vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Một là: Hoàn thiện pháp luật về đối tượng của HĐDV phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình:

Yêu cầu về đối tượng của HĐDV phát sóng quảng cáo được ghi nhận tại Điều 514 BLDS 2015. Tuy nhiên, các điều kiện của đối tượng HĐDV được quy định chung chung, chưa phân biệt giữa công việc mang tính chất dịch vụ và cơng việc phi dịch vụ. Trên cơ sở tính chất của dịch vụ và cơng việc khơng mang tính dịch vụ, nhà làm luật cần ghi nhận điều kiện về tính chuyên nghiệp, có chuyên mơn, có tổ ch c, thực hiện với tư cách nghề nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh đối với pháp nhân, tổ ch c để phân biệt. Ngoài ra, cụ thể đối với HĐDV phát sóng quảng cáo thì bên cạnh các quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo tại Điều 7 Luật QC 2012, liên quan đến đối tượng của HĐDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình, pháp luật cần bổ sung quy định cấm hành vi phát sóng các quảng cáo có nội dung bạo lực, gây hại cho môi trường, s c khỏe, an ninh xã hội. Những quảng cáo được thể hiện bằng những hình ảnh mạo hiểm cần có khuyến cáo không nên bắt chước, làm theo. 17

Hai là: Hoàn thiện quy định của pháp luật về quảng cáo: Để góp phần hồn

thiện pháp luật về quảng cáo, trước mắt cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát, nghiên c u và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế hiện nay nhằm tạo một hành lang pháp lý đầy đủ, dễ áp dụng trong hoạt động quảng cáo trên phương tiện truyền hình.

17

Nguyễn Thị Phương Thảo, Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật Việt Nam

54

- Khi xây dựng các quy định pháp luật về quảng cáo cần phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ.

- Đối với các loại hàng hóa đặc biệt (như nước uống có cồn) thì cần phải có những quy định chặt chẽ, không mâu thuẫn nhau để người tiêu dùng có ý th c cao hơn về tác hại khi lạm dụng rượu bia. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về nồng độ cồn của rượu bị cấm quảng cáo trong Luật Thương mại cho phù hợp với Luật Quảng cáo.

- Cần quy định bổ sung về trách nhiệm của người ký hợp đồng làm đại diện thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung quảng cáo sản phẩm mà họ đại diện.

Ba là: Hoàn thiện pháp luật về HĐDV phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình:

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo, như: Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Thương mại năm 2005; Luật Báo chí... Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo c ng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các luật này như: Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về việc quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng, quy định tại Điều 8 về phân loại cơng trình xây dựng và phụ lục chi tiết kèm theo; Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo.

Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật cùng tham gia điều chỉnh hoạt động quảng cáo, so với các quy định hiện tại trong BLDS 2015, Luật TM 2005 và Luật QC 2012, pháp luật cần được hoàn thiện theo hướng bổ sung các quy định xác định nghĩa vụ của bên cung ng dịch vụ trong việc nắm bắt, tìm hiểu các

55

chính sách, quy định pháp luật đối với dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Như đã phân tích, các nhà cung ng dịch vụ hiện nay đa phần đều là các đài truyền hình, khơng phải là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chun nghiệp. Do đó việc tìm hiểu và nắm bắt về các quy định của pháp luật về HĐDV nói chung và HĐDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình nói riêng cịn hạn chế, có thể dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác của các bên và thậm chí là quyền lợi của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó pháp luật về HĐDV c ng cần bổ sung nghĩa vụ chịu trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ khi cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết, giấy phép, ch ng chỉ không trung thực, giả mạo. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ trong trường hợp này là có nghĩa vụ cung cấp lại thông tin trung thực và bồi thường thiệt hại cho các thiệt hại thực tế mà bên cung ng phải gánh chịu do hành vi vi phạm nghĩa vụ này của bên sử dụng. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên sử dụng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc bổ sung quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng của bên sử dụng sẽ bao gồm nội dung của nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Các nội dung này nếu được luật hóa bằng các quy định pháp luật cụ thể sẽ nâng cao ý th c hợp tác của bên sử dụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho bên cung ng.

Hiện nay, quy định về quảng cáo trên truyền hình cịn thiếu cụ thể: Nhiều năm qua, truyền hình đã trở thành phương tiện thông tin không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một nghiên c u cho thấy, có khoảng 92 - 95 khán giả truyền hình theo dõi hết ¾ thời lượng quảng cáo trên truyền hình18, do đó loại hình

18

http://vietnamtam.vn/bao-cao-phan-tich/item/266-nhieu-nhan-hang-day-manh-quang-cao-truyen- hinh-quy-ii-nam-2107

56

quảng cáo trên phương tiện truyền hình phát triển nhanh, mạnh và không thể thiếu được trong đời sống.

Mặc dù pháp luật hiện hành đã quy định chặt chẽ, cụ thể về HDDV phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quảng cáo xuất hiện với tần suất quá lớn và đôi khi phát tại khung giờ khơng phù hợp trên truyền hình, ngơn ngữ gây hiểu nhầm, tạo ra hiệu ng ngược. Một số quy định vẫn mang tính chung chung, như “cấm quảng cáo sản phẩm trái với văn hóa” (khoản 3 Điều 8 của Luật Quảng cáo) mà chưa quy định rõ, cụ thể thế nào được gọi là trái với văn hóa, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau khi truyền hình thực hiện hoạt động quảng cáo.

Bốn là: Bổ sung các quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình:

Tiêu chuẩn của dịch vụ được hiểu là chất lượng đầu ra mà các chủ thể thiết lập giả định và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hướng đến chất lượng đó. Nếu tiếp cận dưới góc độ này thì hiện nay pháp luật về HĐDV phát sóng quảng cáo chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ này. Pháp luật hiện hành đang ghi nhận căn c xác định tiêu chuẩn DV hiện nay là dựa trên nội dung giữa bên cung ng và bên sử dụng thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, thậm chí bên sử dụng khơng có đủ kiến th c chuyên môn để đưa ra được các điều kiện nhất định xác định tiêu chuẩn. Do đó, pháp luật cần ghi nhận những nguyên tắc nhất định để xác định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Theo đó, các tiêu chuẩn này có thể bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật (phát sóng quảng cáo khơng bị gián đoạn tín hiệu, chất lượng hình ảnh đúng theo thỏa thuận hoặc theo file nhận bàn giao từ bên sử dụng dịch vụ, phát sóng đúng file, đúng lịch phát sóng đã đăng ký, v.v.) và chất lượng về ch c năng (thời gian

57

thực hiện tiếp nhận dịch vụ, m c độ tin cậy, m c độ phát sóng chính xác, m c độ thẩm định quảng cáo chuẩn, m c độ tiện lợi, v.v.). 19

Năm là: Bổ sung quy định khung về thời điểm phát quảng cáo, về mật độ quảng cáo trong ngày, về hình thức quảng cáo, về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình và về nội dung quảng cáo khơng đúng sự thật:

- Pháp luật cần làm rõ khái niệm “chương trình thời sự” theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 22 Luật QC 2012, cụ thể các chương trình thời sự khơng chỉ các chương trình tin t c được phát cố định lúc 11 giờ trưa hoặc 19 giờ tối mà các chương trình tin t c về các sự kiện chính trị quốc tế và trong nước, các tin t c phát vào các khung giờ cố định c ng cần được cấm phát sóng quảng cáo trong chương trình. Điều này nhằm đảm bảo tính trang nghiêm, chính thống và xun suốt của các chương trình mang tính chính luận.

- Cần bổ sung thêm quy định về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình riêng biệt và khoảng cách giữa hai lần ngắt quảng cáo liền nhau trong chương trình phim truyện, chương trình giải trí. Có thể quy định thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình riêng biệt chỉ nên kéo dài không quá 10 phút và khoảng cách giữa hai lần ngắt quảng cáo trong chương trình cần cách nhau tối thiểu 20 phút.

- Pháp luật cần hướng dẫn cụ thể hơn trong trường hợp sử dụng từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, đồng thời có các chế tài xử phạt nghiêm đối với các bên trong quan hệ HĐDV phát sóng quảng cáo khi vi phạm các điều kiện ch ng minh này.

Đối với những hành vi bị cấm quảng cáo đã được quy định tại Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn

về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ

19

Nguyễn Thị Phương Thảo, Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật Việt Nam

58

chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, cơng dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được cơng bố”. Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại năm 2005 quy

định: “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng,

giá, cơng dụng, kiểu dáng xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức

phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa dịch vụ”.

Các quy định nêu trên mới chỉ quy định hành vi bị cấm đối với bên cung ng dịch vụ quảng cáo mà chưa quy định đối với bên sử dụng dịch vụ. Nếu bên sử dụng dịch vụ sử dụng phương th c người đại diện hình ảnh, thương hiệu mà trong trường hợp sản phẩm không đúng với thông tin trong quảng cáo, không đạt yêu cầu về chất lượng, sai công dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng… thì trách nhiệm của người đại diện thương hiệu sẽ được đặt ra như thế nào, chế tài xử phạt đến đâu? Đây là vấn đề vẫn còn bị bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật quảng cáo hiện nay và cần được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo pháp luật việt nam qua phương tiện truyền hình (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)