Băng thơng sóng mang truyền dẫn theo FDMA

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ứng dụng thông tin vệ tinh trong việc điều hành hoạt động tàu thuyền trên biển (Trang 27 - 28)

FDMA là phương pháp cổ điển nhất nhưng cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong thông tin vệ tinh. Theo phương pháp này, băng tần của bộ phát đáp được chia thành nhiều băng tần nhỏ còn gọi là khe tần số (Frequency Slot) độ rộng của khe tần số tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng trạm mặt đất. Mỗi trạm mặt đất được cấp một khe tần số để truy nhập tới bộ phát đáp vệ tinh và để tránh nhiễu lẫn nhau giữa các kênh bao giờ cũng có một khe tần số phân cách (Guard Band).

1.2.2. Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA

Các trạm mặt đất sử dụng cùng một tần số sóng mang và cùng chung một bộ phát đáp nhưng dựa trên phân chia theo thời gian. Ưu điểm của TDMA là linh hoạt trong thay đổi tuyến và hiệu quả sử dụng tuyến cao ngay cả khi tăng số lượng trạm truy nhập.

Mỗi trạm phát sóng theo khe thời gian của khung quy định. Đồng thời giữa các khe thời gian cần một khoảng thời gian trống để tín hiệu các trạm khơng chồng nhau về thời gian tại trạm phát đáp.

Tương tự tại các trạm thu mặt đất, để lấy được tin tức cần được xác định đúng khe thời gian để lấy sóng mang của chính nó.

Tất cả các trạm mặt đất đều cùng thu, phát trên cùng một tần số và vì thế khơng cần phải khống chế công suất phát của các trạm mặt đất. Tại mỗi thời điểm,

14

bộ phát đáp vệ tinh chỉ khuếch đại một sóng mang trong tồn bộ băng tần nên khơng có điều chế tương hỗ và vì thế cơng suất vệ tinh khơng cần giảm để chống lại hiện tượng đó. Linh hoạt hơn FDMA khi cần thay đổi cấu hình vì các tham số tốc độ bit của burst và độ dài của burst hồn tồn có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào lưu lượng thông tin ở mỗi trạm mặt đất. Hình 1.4 thể hiện băng thơng sóng mang truyền dẫn theo kỹ thuật TDMA.

.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ứng dụng thông tin vệ tinh trong việc điều hành hoạt động tàu thuyền trên biển (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)