Bản đồ Vùng trách nhiệm VNMCC

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ứng dụng thông tin vệ tinh trong việc điều hành hoạt động tàu thuyền trên biển (Trang 113 - 124)

100

4.3.5. Hệ thống cảnh báo Hàng hải NAVTEX

Hệ thống cảnh báo Hàng hải Navtex là một hệ thống tự động có tính quốc tế để phân phối tức thì các cảnh báo hàng hải, dự báo và cảnh báo thời tiết, thơng báo tìm kiếm cứu nạn và các thông tin cần thiết đến các tàu. Một thiết bị thu vô tuyến nhỏ, giá thấp, có sẵn máy in trong đó, được lắp ở phịng điều khiển của tàu hay thuyền, để kiểm tra mỗi bản tin đến để xem nó đã được thu trước đó chưa hoặc nó là loại mà thuyền trưởng không quan tâm hay không. Nếu là bản tin mới và được mong đợi thì sẽ được in ra với giấy cuộn trong máy, nếu khơng thì bản tin khơng được để ý tới. Khi một tàu mới vào khu vực biển nào đó sẽ nhận nhiều bản tin đã được phát trước đi cho lần đầu tiên, còn những tàu đã ở trong khu vực đó rồi sẽ khơng nhận được những bản tin đó nữa. Khơng cần có con người trong suốt q trình phát sóng để nhận thơng tin quan trọng.

Hệ thống Navtex sử dụng máy thu tự động tín hiệu Telex (Navigation Telex) là trên tần số 518 hoặc 4209Khz. Các bản tin thu được bao gồm: Khí tượng thủy văn, cảnh bảo hàng hải, thời tiết. Các bản tin này được phát từ các đài phát. Ở Việt Nam là các Đài thông tin Duyên hải của Công ty Vishipel.

4.3.6. Hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT

Ngày 19/5/2006, Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO đã thông qua Nghị quyết MSC.81, bổ sung sửa đổi Công ước SOLAS-74 về việc thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT. Hệ thống này cung cấp dịch vụ nhận dạng và theo dõi hành trình tàu biển trên phạm vi tồn cầu, cho phép giám sát vị trí của các tàu treo cờ của quốc gia hoạt động trên mọi vùng biển cũng như thông tin về các tàu dự kiến cập cảng hoặc các tàu chạy trên vùng lãnh hải quốc gia.

Quy định có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 và sẽ được áp dụng kể từ lần kiểm tra an toàn thiết bị vô tuyến điện đối với các phương tiện hoạt động trên biển như sau: Các tàu chở khách, bao gồm cả tàu khách cao tốc hoạt động tuyến quốc tế; Các tàu chở hàng, bao gồm cả tàu hàng cao tốc có tổng trọng tải 300 tấn trở lên hoạt động tuyến quốc tế; Các dàn khoan di động xa bờ có khả năng tự di chuyển.

101

Để xác định được vị trí tàu, lưu vết hành hải của tàu, người ta sử dụng hệ thống nhận dạng tự động AIS là một hệ thống thơng tin an tồn hàng hải hoạt động trên băng tần VHF, cự li phủ sóng từ 30 đến 50 hải lý hoạt động rất hiệu quả, phù hợp với đối tượng là các tàu thủy nội địa và các tàu hoạt động tuyến ven biển. Đối với những tàu hoạt động xa bờ cũng như các tàu chạy tuyến quốc tế để xác định vị trí và lưu vết tàu người ta sử dụng hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT.

Hệ thống LRIT là hệ thống thu nhận, truyền phát, cung cấp thông tin nhận dạng và theo dõi vị trí tàu, thuyền bao gồm: thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa tàu thuyền, phân hệ cung cấp dịch vụ truyền thông, phân hệ cung cấp dịch vụ ứng dụng và trung tâm dữ liệu. LRIT là thiết bị được lắp đặt trên tàu thuyền dùng để phát thông tin LRIT của tàu thuyền.

Tại Việt Nam ngày 06 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền, trong đó quy định các tàubiển bắt buộc phải lắp đặt thiết bị LRIT bao gồm: tàu chở khách, bao gồm cả tàu cao tốc chở khách, hoạt động trên tuyến quốc tế; tàu chở hàng, bao gồm cả tàu cao tốc chở hàng, có tổng dung tích từ 300 GT trở lên, hoạt động trên tuyến quốc tế; Giàn khoan di động.

Thiết bị LRIT được lắp đặt trên tàu phải được duy trì hoạt động theo chế độ 24/7 và tự động truyền phát thông tin LRIT về trung tâm dữ liệu với tần suất 6 tiếng 1 lần. Thông tin LRIT bao gồm thơng tin về mã nhận dạng, vị trí, thời gian xác định vị trí của tàu thuyền theo giờ quốc tế được phát ra từ thiết bị LRIT.

Khi tàu bị gặp phải tai nạn hay các sự cố nguy hiểm, các đơn vị tìm kiếm cứu nạn sẽ nhanh chóng xác định được vị trí chính xác của tàu để có các hỗ trợ.

Ngồi ra thơng qua hệ thống LRIT, cũng sẽ xác định được các tàu hoạt động lân cận khu vực tàu bị nạn, từ đó các đơn vị tìm kiếm cứu nạn có thể thơng báo để các tàu lân cận đến hỗ trợ tàu bị nạn một cách kịp thời.

Một ứng dụng quan trọng khác của LRIT là dựa vào thông tin LRIT các đơn vị quản lý tuyến hàng hải nắm được tuyến hành trình của tàu, mật độ tàu tại các khu

102

vực tại các thời điểm, từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo an tồn an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường phù hợp.

Như vậy có thể nói cùng với hệ thống thơng tin hàng hải, sau hệ thống AIS, hệ thống LRIT đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ đảm bảo an toàn an ninh hàng hải cho tàu. Do vậy, các tàu theo quy định phải lắp đặt và duy trì hoạt động thường xuyên của thiết bị LRIT.

4.3.7. Hệ thống đài thông tin duyên hải

Việt Nam là một quốc gia biển với hơn 3.200km bờ biển, trải dài theo suốt dọc bờ biển đất nước, là “vùng đất hứa” để các ngành kinh tế biển phát triển. Tận dụng thế mạnh này, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ đã chọn kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đà đổi mới của kinh tế, các hoạt động trên biển như vận tải biển, khai thác hải sản, thăm dị và khai thác dầu khí… đang phát triển rất nhanh và mạnh, làm tăng nguy cơ rủi ro, gây nhiều thiệt hại cho người và tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Việt Nam mỗi khi có mưa bão hay sự cố, tai nạn trên biển. Do vậy, thông tin liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Đặc biệt, biển Việt Nam và những vùng lân cận là một trong những khu vực thường xuyên xảy ra mưa bão, áp thấp nhiệt đới.

Trước tình hình đó, để kinh tế biển phát triển và hội nhập, năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các đài thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 74/78), theo tiêu chuẩn GMDSS của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO. Đây là một hệ thống gồm 32 đài TTDH, trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, ngang tầm với những hệ thống TTDH các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hệ thống các đài TTDH do Công ty VISHIPEL tổ chức quản lý và khai thác, hoạt động theo phương thức thường trực 24/24h (cả ngày lễ và Chủ nhật), phủ sóng tồn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần vùng biển quốc tế. Hệ thống gồm 29 đài TTDH được bố trí dọc theo bờ biển Việt Nam, 01 đài thơng tin vệ tinh mặt

103

đất Inmarsat, 01 đài thu tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh COSPAS-SARSAT (LUT/MCC) và 01 Trung tâm xử lý thông tin tại Hà Nội. Hệ thống TTDH Việt nam đang đáp ứng tất cả các phương thức thơng tin liên lạc trên biển hiện có như: thoại, fax, telex, Data trên các sóng vơ tuyến điện, sóng vệ tinh.

Thực hiện nhiệm vụ cơng ích, hệ thống các đài TTDH đang phục vụ miễn phí tàu thuyền hoạt động trên biển 2 dịch vụ sau:

- Dịch vụ TTDH theo GMDSS: Phục vụ tàu hàng, tàu có trọng tải lớn, máy

bay bị nạn trên biển trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS. Cung cấp Dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu - khẩn cấp từ tàu thuyền hoặc phương tiện bị nạn trên biển; Dịch vụ thơng tin an tồn hàng hải: Gồm các cảnh báo về an tồn hành hải, cảnh báo khí tượng, thơng báo khí tượng biển, các cảnh báo cấp cứu và các thông tin quảng bá liên quan đến khẩn cấp phát cho tàu.

- Dịch vụ TTDH cho tàu cá: Phục vụ các tàu đánh bắt thủy, hải sản Việt Nam có

trang bị thiết bị đơn giản, chủ yếu là máy TTDH hoạt động trên sóng vơ tuyến điện.Cung cấp dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: Phục vụ liên tục 24/24 giờ; tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên tần số 7903 KHz, sóng vơ tuyến điện; Dịch vụ dự báo thời tiết biển, dự báo thiên tai: Phát dự báo thời tiết biển, dự báo thiên tai trên 2 tần số 8494 KHz và 7906 KHz. Trong những ngày thời tiết bình thường, các đài TTDH phát trên tần số 7906 KHz, với tần suất 16 phiên/ngày/8 đài TTDH. Phát trên tần số 8294 KHz 6 phiên/ngày/3 đài TTDH.Trong trường hợp có tin áp thấp nhiệt đới xa, tin áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền, tin bão xa, tin bão trên biển Đông, tin bão gần bờ, tin bão khẩn cấp, các đài TTDH phát 132 phiên/ngày.

Ngồi ra, để phục vụ nhu cầu thơng tin liên lạc giữa ngư dân với gia đình và người thân, hệ thống TTDH còn cung cấp dịch vụ điện thoại tàu-bờ tới ngư dân. Khi gặp bất cứ sự cố nào nguy hiểm đến tính mạng và tài sản…, hãy gọi đài TTDH trên tần số 7903 KHz để được trợ giúp. Ngay sau khi nhận được lời kêu cứu, kêu gọi giúp đỡ từ các phương tiện trên biển, Đài TTDH sẽ phát ngay quảng bá thông

104

tin cấp cứu của tàu bị nạn đến các tàu thuyền khác trong khu vực để việc cấp cứu, cứu nạn được kịp thời, đồng thời chuyển tiếp thông tin cấp cứu đến Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan để có phương án cứu nạn kịp thời và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống Đài TTDH Việt Nam thu nhận và xử lý báo động cấp cứu phát đi từ các thiết bị Inmarsat B, Inmarsat-C.

Hệ thống Inmarsat thiết kế một kênh thông tin vệ tinh ưu tiên riêng trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp. Mỗi thiết bị Inmarsat-B, C đều có khả năng tạo một bức điện yêu cầu với mức ưu tiên cấp cứu với cách thức khá đơn giản cho người sử dụng. Chỉ cần nhấn nút được thiết kế sẵn trên thiết bị, khai thác viên trên tàu có thể chuyển bức điện cấp cứu tới Đài Thông tin vệ tinh Inmarsat (Đài LES) đã được chọn sẵn trong máy.

Đặc tính nổi bật của phương thức cấp cứu từ thiết bị Inmarsat là ngay sau khi gửi đi điện cấp cứu, tàu bị nạn và Đài LES có thể thiết lập ngay liên lạc 2 chiều với nhau bằng các phương thức Thoại hoặc Telex.

Với chất lượng thông tin cao, ổn định, tầm phủ sóng rộng khắp tồn cầu (ngoại trừ hai vùng Cực Bắc và Cực Nam), việc trang bị các thiết bị Inmarsat theo GMDSS được quy định bắt buộc đối với các tàu hàng, tàu vận tải hành trình trên các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.

4.3.8. Hệ thống báo động An ninh tàu biển SSAS

Sau sự kiện chấn động địa cầu ngày 11/09/2001 xảy ra tại nước Mỹ, 2 chiếc máy bay khủng bố đâm thẳng vào và làm sập hồn tồn tịa nhà tháp Đơi để lại hậu quả lớn và bài học về an tồn an ninh cho nước Mỹ nói riêng và các nước trên tồn thế giới nói chung. Đối phó với tình trạng mất an ninh đó, tổ chức IMO đã họp và điều chỉnh Cơng ước an tồn trên biển SOLAS 74/88 tại hội nghị vào tháng 12/2002 đã điều chỉnh và bổ sung Bộ luật về mã an toàn an ninh cho phương tiện và cảng biển (ISPS code). Theo đó, IMO yêu cầu điều chỉnh khuyến nghị, hướng dẫn thực hiện và xử lý các thông tin từ các thiết bị an ninh tàu biển lắp đặt trên tàu gọi là Hệ thống báo động An ninh tàu biển SSAS (Ship Security Alert System)

105

Đối với Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 125/2004/QĐ- TTg của Chính phủ ngày 09/7/2005 về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế và đội tàu biển nước ngoài khi đến cảng biển Việt Nam; đáp ứng cơ bản các yêu cầu về công tác An ninh Hàng hải (ANHH), phù hợp những quy định về an toàn sinh mạng con người trên biển theo yêu cầu của IMO.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu lực Quyết định 125 và phù hợp với thực tiễn hoạt động xử lý thông tin ANHH, đồng thời nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến của các lực lượng chun trách khi có tình huống ANHH, ngày 16/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 125.

Chỉ trong một thời gian ngắn Quyết định có hiệu lực, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục A42-Bộ Cơng an, Cục Cảnh sát biển… đã tích cực triển khai nhiệm vụ được giao về việc triển khai có hiệu quả xử lý các báo động an ninh tàu biển SSAS.

SSAS là hệ thống nhằm tăng cường an ninh trên biển và hạn chế, và đối phó với các hành động khủng bố, cướp biển đối với tàu. Hệ thống này là một dự án được triển khai bởi kết hợp giữa tổ chức Cospas-Sarsat, Inmarsat đáp ứng các yêu cầu của tổ chức IMO cho điều kiện hoạt động của hệ thống. Khi nhận được tín hiệu báo động SSAS: Trung tâm phối hợp TKCN (MRCC), Điểm đầu mối phối hợp tìm kiếm cứu nạn (SPOC) và/ hoặc Trung tâm An ninh Hàng hải MSIC sẽ phải xử lý các báo động an ninh tàu biển này.

Tổ chức Inmarsat đã xác nhận sự sẵn sàng đầy đủ về việc chuyển điện SSAS qua các thiết bị Inmarsat C, Inmarsat mini-C và D+; Các thiết bị này chỉ cần nâng cấp dây chuyền sản xuất từ nhà máy sản xuất thiết bị.

Tổ chức Cospas-Sarsat từ tháng 5/2005 đã đưa vào hoạt động hệ thống An ninh tàu biển SSAS các thiết bị này hoạt động trên tần số 406 MHz. Các bức điện SSAS có thể được phân phối, định tuyến tới MSIC trên đa phần phương thức như Telex, Fax, Email, Điện thoại di động.

106

4.4. Kết luận Chương 4

Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo xu thế hội nhập của thời đại. Ngành hàng hải cũng đang trong giai đoạn phát triển lớn mạnh, các loại tàu thuyền mới đang dần được thay thế cho các thế hệ cũ. Đối với mỗị chuyến hành trình, việc đảm bảo liên lạc giữa các tàu với nhau và giữa tàu với trạm điều hành mặt đất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của hành khách cũng như thủy thủ đoàn. Các loại đài liên lạc HF và VHF trang bị trên tàu thuyền đã giải quyết được vấn đề liên lạc nêu trên, tuy nhiên vẫn tồn tại các khuyết điểm. Thực tế đã chỉ ra, trong quá trình hoạt động của tàu thuyền có những nơi mà sóng HF nhảy qua trong khi sóng VHF lại khơng với tới được (vùng đó gọi là vùng điếc). Cự ly liên lạc của các đài liên lạc phụ thuộc vào tầm phủ sóng của anten trên tàu thuyền, phụ thuộc vào công suất của máy phát và độ nhạy của máy thu cũng như loại đài liên lạc được sử dụng.

Trong chương 4 chúng ta đã khảo sát các hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh trên lĩnh vực hàng hải, rõ ràng chất lượng thơng tin qua hệ thống này có nhiều

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ứng dụng thông tin vệ tinh trong việc điều hành hoạt động tàu thuyền trên biển (Trang 113 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)