Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ thông tin của

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 25 - 29)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

1.2. Nội dung của pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùngvà quá trình

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ thông tin của

của người tiêu dùngtại Việt Nam

- Giai đoạn trước năm 1999: Pháp luật Việt Nam chưa có văn bản chuyên biệt quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó bao gồm nội dung bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được quy định chung chung trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự dưới góc độ quyền bí mật đời tư.

Giai đoạn trước năm 1999, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng nói riêng vẫn chưa được Nhà nước quan tâm, bởi vậy trong thời điểm này Việt Nam chưa ban hành một văn bản chuyên biệt về bảo vệ người tiêu dùng mà quyền lợi của người tiêu dùng chủ yếu được bảo vệ dựa trên cơ sở những quy định về quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín trong Hiến pháp 1992 và quyền bí mật đời tư của Bộ luật Dân sự năm 1995. Liên quan tới quyền bí mật đời tư, Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định như sau: “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được

23 Điều 83.4 GDPR.

24 Overview of PDPA, https://www.pdpc.gov.sg/Overview-of-PDPA/The-Legislation/Enforcement-of-the- Act, truy cập ngày 05/12/2020.

người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật”.25 Như vậy, trong giai đoạn trước năm 1999, pháp luật Việt Nam không quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng mà chỉ quy định về quyền bí mật đời tư là một quyền nhân thân bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ dưới góc độ là quyền con người, quyền cơng dân. Theo đó, bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng theo cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 1995 về quyền bí mật đời tư là việc bảo vệ những thông tin liên quan đến cuộc sống riêng của cá nhân.

- Giai đoạn từ năm 1999 - 2010: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- một văn bản chuyên biệt về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được ban hành nhưng thiếu vắng quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tiếp tục được tiếp cận dưới góc độ bảo vệ thơng tin cá nhân và được ghi nhận tại một số văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Pháp lệnh Bưu chính viễn thơng năm 2002, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2009…

Trong giai đoạn này, bước ngoặt quan trọng nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam đó là việc ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 1999. Pháp lệnh quy định những vấn đề cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng như quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. Liên quan tới bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Pháp lệnh đã không đề cập tới vấn đề này và đến Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcũng khơng có những bổ sung quy định về bảo vệ thơng tin người tiêu dùng. Có thể thấy đây là một trong những điểm thiếu sót của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngdẫn tới tình trạng vi phạm thơng tin của người tiêu dùng diễn ra một cách tràn lan và khó kiểm sốt.

Liên quan tới quy định về bảo vệ thông tin cá nhân (người tiêu dùng là cá nhân) tại các văn bản pháp luật khác có thể thấy Bộ luật Dân sự năm 2005 kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về quyền bí mật đời tư mà khơng có thay

25

đổi đáng kể nào. Bởi vậy, cách tiếp cận về bảo vệ thông tin của NGƯỜI TIÊU DÙNGtheo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tương tự như Bộ luật Dân sự năm 1995. Nếu như quy định về quyền bí mật đời tư theo Bộ luật Dân sự 2005 khơng có thay đổi thì quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet tại Điều 22626 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) lại là một điểm tiến bộ trong quy định của pháp luật về xử lý các loại tội phạm công nghệ đang gia tăng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thơng tin.

Ngồi ra, hàng loạt các văn bản luật chuyên ngành khác cũng quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường công nghệ số như Pháp lệnh Bưu chính viễn thơng năm 2002, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Viễn thông năm 2009 (bổ sung Luật sửa đổi Luật này).

- Giai đoạn từ năm 2010 - nay: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 2010 được thơng qua, trong đó đã quy định vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng đánh dấu sự hoàn thiện trong các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.

Mặc dù Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùngđược ban hành năm 1999 tạo cơ sở pháp lý nền tảng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng trong quá trình thi hành đã bộc lộ những bất cập và khơng cịn phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Ví dụ: Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quyền của người tiêu dùng một cách chung chung chưa cụ thể cho nên việc thực thi những quy định về quyền này cịn mơ hồ và gặp nhiều khó khăn trên thực tế.27 Bởi vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ triệt để đồng thời góp phần quan trọng cho việc tạo lập mơi trường kinh doanh lành mạnh. Về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ghi nhận về quyền bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Điều 6 với hai khoản trong đó khoản 1 quy định “Người tiêu dùng được

bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng

26 Điều 226 quy định: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ

chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sau tháng đến ba năm:

…b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc cơng khai hố những thơng tin riêng hợp pháp

của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;…”

27

hố, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”. Trong khi

đó về phía thương nhân, tại khoản 2 Điều 6 quy định trách nhiệm của thương nhân đối với việc bảo vệ thơng tin người tiêu dùng đó là “a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin người tiêu dùng; b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thơng báo với người tiêu dùngvà phải được người tiêu dùngđồng ý; c) Bảo đảm an tồn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùngcập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thơng tin đó khơng chính xác; đ)chỉ được chuyển giao thơng tin của người tiêu dùngcho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Bên cạnh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 2010, bảo vệ thông tin của người tiêu dùng gián tiếp quy định tại các văn bản chuyên ngành khác như các giai đoạn trước. Cụ thể, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục tiếp thu tinh

thần của các Bộ luật Dân sự trước và mở rộng phạm vi của quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Ngồi ra, Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015 quy định về thu thập và xử lý thơng tin cá nhân,28

theo đó tổ chức, cá nhân xử lý thơng tin cá nhân có trách nhiệm chỉ thu thập thơng tin cá nhân khi có sự đồng ý của cá nhân đó về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thơng tin đó, chỉ được sử dụng thơng tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu khi có sự đồng ý của cá nhân đó. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thơng tin cá nhân mà mình đã thu thập, kiểm sốt cho bên thứ ba. Về phía chủ thể thơng tin cá nhân có quyền u cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cập nhật, sửa đổi, huỷ bỏ thơng tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ hoặc ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba.29 Luật An ninh mạng năm 2018 được ban hành gần đây nhất cũng có những quy định về phòng chống gián điệp mạng, bảo vệ thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống cá nhân trên khơng gian mạng.

28 Điều 17 Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015.

29

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 25 - 29)