Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtạ
2.1.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ thông tin người tiêu dùng
2.1.2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
Trong giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ, chủ thể chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trước hết phải kể đến là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, nhà cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là “thương nhân”) bởi lẽ đây là những chủ thể trực tiếp tham gia vào giao dịch, thu thập thông tin của người tiêu dùng để phục vụ mục đích giao dịch, dịch vụ hậu mãi, giới thiệu sản phẩm, khuyến mại... Đặc biệt trong các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, các chủ thể tham gia không gặp gỡ nhau một cách trực tiếp do đó việc thu thập thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp là một khâu bắt buộc trong q trình giao dịch. Những thơng tin được thu thập qua hình thức mua bán dịch vụ này bao gồm cả những thông tin riêng tư như ngày tháng năm sinh, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu… có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng nếu như những thông tin này bị lộ. Xuất phát từ lí do trên, pháp luật Việt Nam đã có quy định về trách nhiệm của các bên trực tiếp tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ đối với thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã biết được của nhau của các bên trong hợp đồng trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.40
Quy định trên đã bao trùm lên tất cả các lĩnh vực liên quan cho nên quyền đối với hình ảnh và quyền bí mật đời tư của cá nhân cũng là quyền của người tiêu dùng trong trường hợp cá nhân là người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức.
Bên cạnh Bộ luật Dân sự năm 2015, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được quy định cụ thể trong luật như sau:
i) Trách nhiệm thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng trước khi tiến hành hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng có trách nhiệm thơng báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người
40
tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng.41 Trong các giao dịch điện tử, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng trên các websites thương mại điện tử phải có trách nhiệm xin phép, thông báo và nhận được sự đồng ý trước của người tiêu dùng có thơng tin được sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.42
Tương tự các quy định trên, Điều 70 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử cũng quy định nghĩa vụ xin phép người tiêu dùng trước khi tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng đối với thương nhân, tổ chức thu thập thông tin. Cụ thể là, trừ trường hợp thông tin cá nhân đã được công bố công khai trên các website thương mại điện tử hoặc thông tin cá nhân được thu thập để ký kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ hay để tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mơi trường mạng thì thương nhân, tổ chức thu thập thơng tin đều có nghĩa vụ xin phép người tiêu dùng và phải được sự đồng ý của người tiêu dùng trước khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân. Để thực hiện nghĩa vụ này, Nghị định cũng quy định đối với thương nhân, tổ chức thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong việc thiết lập cơ chế riêng để chủ thể thông tin được lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin cá nhân của họ hoặc chia sẻ, tiết lộ, chuyển giao thông tin cho một bên thứ ba. Cơ chế này có thể thơng qua các chức năng trực tuyến trên website, thư điện tử, tin nhắn, hoặc những phương thức khác theo thỏa thuận giữa hai bên.
Có thể thấy, quy định về nghĩa vụ đối với thương nhân, tổ chức phải xin phép, thông báo với người tiêu dùng trước khi thu thập và sử dụng thông tin của họ là hết sức cần thiết và quan trọng bởi trước hết điều này thể hiện sự tôn trọng của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo quyền bí mật đời tư đã được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngồi ra, quy định này cịn giúp người tiêu dùng có cơ sở để kiểm sốt việc thơng tin của mình được sử dụng vào mục đích nào, hạn chế các rủi ro phát sinh liên quan đến mất cắp, rị rỉ thơng tin.
ii) Trách nhiệm sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thơng báo với người tiêu dùng và bảo đảm an tồn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng
41 Điểm a, khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
42
Sau khi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu thập thơng tin người tiêu dùng, pháp luật cũng đặt ra trách nhiệm cho chủ thể thu thập phải sử dụng thông tin của người tiêu dùng đúng với mục đích cũng như phạm vi đã thơng báo, thỏa thuận và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đơn vị thu thập thơng tin cũng phải đảm bảo an tồn, chính xác và đầy đủ cho thơng tin mà họ lưu trữ, phải tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thơng tin đó khơng chính xác; có trách nhiệm ngăn ngừa các hành vi đánh cắp hoặc tiếp cận thông tin trái phép, sử dụng thông tin trái phép hay thay đổi hoặc phá hủy thông tin một cách trái phép. Đơn vị thu thập không được sử dụng thông tin cho mục đích khác như mua bán, chuyển nhượng cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự đồng ý của người tiêu dùng hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.43
Trách nhiệm của đơn vị thu thập trong sử dụng và bảo đảm an tồn thơng tin cá nhân của người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (sau đây gọi tắt là Nghị định 52/2013/NĐ- CP). Theo đó, khi sử dụng thơng tin cá nhân, đơn vị thu thập thơng tin có nghĩa vụ phải sử dụng thơng tin cá nhân của người tiêu dùng (bao gồm cả việc chia sẻ, tiết lộ và chuyển giao thông tin cá nhân cho bên thứ ba) đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.44 Đồng thời, đơn vị sử dụng cũng có nghĩa vụ bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin cá nhân mà họ thu thập và lưu trữ: ngăn ngừa các hành vi như đánh cắp hoặc tiếp cận thông tin trái phép; sử dụng thông tin trái phép; thay đổi, phá hủy thơng tin trái phép; có cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo.45
Tại Luật An ninh mạng năm 2015 cũng có những nội dung tương tự khi quy định về trách nhiệm của chủ thể đối với mục đích sử dụng thông tin của người tiêu dùng sau khi tiến hành thu thập; về trách nhiệm đảm bảo an toàn cho thông tin của người tiêu dùng khi sử dụng, chuyển giao, lưu trữ, hay trách nhiệm khi cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân của người tiêu dùng tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19.
Những quy định về trách nhiệm của thương nhân trong sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng và bảo đảm an tồn thơng tin cá nhân mà người tiêu dùng đã cung cấp cho họ vừa nhằm phát huy và đảm bảo quyền của người tiêu
43 khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
44 Điều 71 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
45
dùng trong việc bảo vệ bí mật cá nhân theo bộ luật dân sự, vừa hạn chế được tình trạng trao đổi, bn bán, lợi dụng để trục lợi từ thông tin của người tiêu dùng; tránh cho người tiêu dùng gặp phải những phiền phức từ việc lộ thông tin cá nhân như bị gọi điện chào hàng, nhận tin nhắn rác… hoặc việc sử dụng thông tin sai lệch dẫn đến hậu quả về mặt vật chất hay tinh thần cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc nghiêm chỉnh thực hiện các quy định này cũng giúp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từng bước xây dựng được niềm tin vững chắc và tạo được uy tín với người tiêu dùng.
iii) Trách nhiệm liên quan đến việc cập nhật, điều chỉnh, thay đổi thông tin của người tiêu dùng
Thực tế sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng cho thấy tình trạng nhầm lẫn thông tin của người tiêu dùng hay thay đổi thông tin xảy ra khá phổ biến, do vậy pháp luật đã có quy định về việc cập nhật, điều chỉnh, thay đổi thông tin của người tiêu dùng:
Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 2010, chủ thể thu thập thơng tin phải tự mình hoặc có biện pháp để NGƯỜI TIÊU DÙNGcập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thông tin chưa chính xác. Điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định thương nhân khi thu thập, xử lý, sử dụng thông tin của người tiêu dùng khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin cá nhân thì phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết, không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại. Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, chủ thể thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị thu thập thơng tin có nghĩa vụ kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh hủy bỏ thông tin cá nhân của chủ thể thơng tin khi có u cầu hoặc cung cấp cho chủ thể thông tin công cụ để tự kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh thông tin của họ...
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cập nhật, điều chỉnh, thay đổi thông tin của người tiêu dùng là trách nhiệm quan trọng của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng bởi việc này có lợi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động chăm sóc khách hàng vừa tránh những thiệt hại khơng đáng có do thơng tin sai sót (như giao hàng sai địa chỉ, khơng liên lạc được với người mua hàng vì sai số điện thoại…)
Nghiên cứu những quy định hiện hành về việc cập nhật, điều chỉnh, thay đổi thơng tin của người tiêu dùng cịn thấy sự chưa đồng nhất giữa Nghị định
52/2013/NĐ-CP và về nghĩa vụ kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân của đơn vị thu thập thông tin. Cụ thể là khoản 2 Điều 18 Luật An tồn thơng tin mạng 2015 có quy định thủ tục thông báo trước khi tiến hành hoạt động điều chỉnh46 nhưng khoản 2 Điều 73 Nghị định 52/2013 lại không quy định bắt buộc phải có thơng báo trước.47 Những quy định khơng thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh nội dung về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như trên rõ ràng sẽ gây khó khăn trong q trình áp dụng và thực thi pháp luật.
iv) Trách nhiệm xây dựng và cơng bố chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
Khi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng họ cịn có trách nhiệm xây dựng và cơng bố chính sách bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng. Điều 69 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đưa ra quy định về nghĩa vụ xây dựng và cơng bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của thương nhân, tổ chức, cá nhân thu thập thơng tin. Theo đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải xây dựng và cơng bố chính sách bảo vệ thơng tin cá nhân cho người tiêu dùng trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin với các nội dung: mục đích thu thập thơng tin cá nhân; phạm vi sử dụng thông tin; thời gian lưu trữ thông tin; những người hoặc tổ chức có thể được tiếp cận với thơng tin đó; địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin, bao gồm cách thức liên lạc để người tiêu dùng có thể hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá
46 Khoản 2 Điều 18 Luật An tồn thơng tin mạng 2015:
“Điều 18. Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân
2. Ngay khi nhận được yêu cầu của chủ thể thông tin cá nhân về việc cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân hoặc đề nghị ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba, tổ chức, cá nhân xử lý thơng tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện yêu cầu và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân hoặc cung cấp cho chủ thể thông tin cá nhân quyền tiếp cận để tự cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thơng tin cá nhân của mình;
b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân; thông báo cho chủ thể thơng tin cá nhân đó trong trường hợp chưa thực hiện được yêu cầu do yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố khác.
...”
47 Khoản 2 Điều 73 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định có nội dung:
“Điều 73. Kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân ...
2. Đơn vị thu thập thơng tin có nghĩa vụ kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân của chủ thể thông tin khi có yêu cầu hoặc cung cấp cho chủ thể thông tin công cụ để tự kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh thơng tin cá nhân của mình.”
nhân mình; phương thức và cơng cụ để người tiêu dùng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình trên hệ thống thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin. Để đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận với thơng tin này, Điều 69 còn quy định cụ thể trường hợp việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua website thương mại điện tử của đơn vị thu thập thơng tin thì chính sách bảo vệ thông tin cá nhân phải được cơng bố cơng khai tại một vị trí dễ thấy trên website này. Quy định về trách nhiệm xây dựng và cơng bố chính sách bảo vệ thơng tin của người tiêu quy định rất quan trọng bởi người tiêu dùng là chủ sở hữu của thông tin cá nhân được thu thập, sử dụng nên họ có quyền được biết những thơng tin cá nhân mình cung cấp được sử dụng và đảm bảo an toàn như thế nào. Quy định này khơng chỉ giúp nâng cao trách nhiệm, uy tín của thương nhân trong bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng mà cịn có ý nghĩa trong việc xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động của thương nhân.
2.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và người tiêu dùng