Quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 36 - 39)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtạ

2.1.1. Quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Trước hết, quyền được bảo vệ thông tin cá nhân là một nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 21 Hiến pháp quy định mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín. Tất cả những thơng tin này đều được pháp luật bảo đảm an tồn. Thể chế hóa tinh thần trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dành riêng Điều 38 quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của mỗi người. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, cơng khai thơng tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Có thể thấy, theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền của mọi cá nhân đối với hình ảnh37 của mình, quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình38

phải được người khác tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý (trừ trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng hoặc hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín

37 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015.

38

của người có hình ảnh). Nếu sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, người có hình ảnh có quyền u cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng phải được người đó đồng ý; thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an tồn và bí mật; việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Liên quan trực tiếp đến bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđược ban hành đã đề cập và chú trọng quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 ghi nhận quyền của người tiêu dùng“được

bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”

Với sự phát triển mạnh mẽ của của thông tin, viễn thông, mạng Internet và thương mại điện tử thì các vấn đề bảo vệ các thông tin cá nhân trực tuyến của người tiêu dùng càng trở một vấn đề quan trọng bởi q trình sử dụng mơi trường mạng để mua hàng hoá, dịch vụ, người sử dụng bắt buộc phải để lại thông tin cá nhân của mình như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thậm chí cả số thẻ ngân hàng, số thẻ visa… nhằm phục vụ cho việc mua hàng, thanh toán, nhận hàng và chăm sóc hậu mãi. Khi đó, thơng tin cá nhân người dùng được coi là món hàng mang lại lợi nhuận cao bởi nó giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu thông tin người dùng lớn, phục vụ cho việc bán hàng hay điều tra thị trường; ngồi ra, thơng tin cá nhân cịn có thể trở thành đối tượng mà các loại tội phạm công nghệ cao hướng đến khi thực hiện các hành vi phạm tội như ăn cắp mật khẩu của các tài khoản nhằm mục đích biển thủ tiền; nhiều thủ đoạn chiếm đoạt thơng tin thẻ tín dụng, trộm cắp thơng tin làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền hoặc thanh tốn hàng khóa khống...Trước bối cảnh đó, vấn đề bảo vệ thơng tin cá nhân trực tuyến của người tiêu dùng đặc biệt được chú trọng trong bảo vệ thông tin người tiêu dùng và được quy định trong nhiều luật: Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Viễn

thông 2009. Tại khoản 5 Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng được bảo vệ trong các giao dịch điện tử, trong đó có quyền đối với thơng tin cá nhân của người tiêu dùng.

Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Công nghệ thông tin quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin…trong đó có các quy định về bảo vệ thơng tin cá nhân nói chung, bao gồm thơng tin của người tiêu dùng. Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006, thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa lưu trữ trên môi trường mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 72); cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thơng tin của mình trên mơi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc huỷ bỏ thơng tin đó (khoản 1 Điều 22); cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân (khoản 3 Điều 22).

Năm 2009, Luật Viễn thông được ban hành cũng có quy định về quyền được bảo đảm bí mật các thơng tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của người tiêu dùng: “thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật…(khoản 3 Điều 6) và người sử dụng dịch vụ viễn thơng có quyền được bảo đảm bí mật thơng tin riêng theo quy định của pháp luật (điểm đ khoản 1 Điều 16). Năm 2015, Luật An ninh mạng ra đời cũng quy định về quyền của cá nhân đối với việc thu thập thông tin cá nhân, theo đó, việc thu thập thơng tin cá nhân chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thơng tin đó.39

Từ những quy định trên có thể thấy quyền của người tiêu dùng đối với thông tin cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Ngoài được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được đặc biệt chú trọng trong các Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật An ninh mạng bởi trên thực tế những vụ việc liên quan đến vấn đề mua bán thông tin cá nhân của người tiêu dùng chủ yếu xuất phát từ các nguồn như Internet hay thiết bị viễn thông.

39

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)