Đánh giá các phương thức bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtại Việt

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 68 - 72)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtại Việt

3.1.2. Đánh giá các phương thức bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtại Việt

này được sinh ra nhằm mục đích ăn cắp thơng tin của doanh nhiệp, tổ chức tín dụng, tài chính và người tiêu dùng thực hiện các giao dịch trên các website này65.

* Tin nhắn, cuộc gọi rác

Việc rị rỉ thơng tin của người tiêu dùng, bán thông tin của người tiêu dùngdẫn đến tình trạng người tiêu dùng thường xuyên bị làm phiền bởi những tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác bao gồm tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng; tin nhắn, thư điện tử; cuộc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại quảng cáo.66 Theo tổng hợp từ Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, trong 09 tháng đầu năm 2020, Cục đã tiếp nhận và xử lý hơn 220 phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực điện thoại, viễn thông, kết nối mạng di động và liên kết Internet. Nội dung phản ánh của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào việc bị quấy rối, làm phiền bởi các tin nhắc và cuộc gọi rác, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ tái với ý muốn của người tiêu dùng gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người tiêu dùng.67

3.1.2. Đánh giá các phương thức bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam Việt Nam

Dựa trên đặc thù của lĩnh vực bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn các biện pháp, công cụ phù hợp để bảo vệ tốt nhất thông tin của người tiêu dùng. Về phương thức bảo vệ thông tin của người tiêu dùng hiện nay có thể phân thành hai loại bao gồm các biện pháp pháp lý và các biện pháp tổ chức. Nhìn chung, các nhóm biện pháp này đã được triển khai tích cực trong thời gian qua và đã đạt được những thành công đáng kể trên thực tiễn, cụ thể:

- Các biện pháp pháp lý: bao gồm toàn bộ những quy định của pháp luật

hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng (như đã trình bày chi tiết tại chương 2). Việc áp dụng những biện pháp pháp lý đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ thông

65 Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng,

http://www.qlct.gov.vn/ChiTietTinTuc.aspx?lg=1&CateID=436&ID=2733, truy cập ngày 10/12/2020.

66 Điều 3 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/08/2020.

67 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước thực trạng “tin nhắn, cuộc gọi rác”,

http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d- b8ea9bc1aa93&id=ebcf63ed-ad0b-49d5-9556-fed13576f977, truy cập ngày 08/12/2020.

tin cá nhân của mình trong các giao dịch tiêu dùng cũng như ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùng từ phía các doanh nghiệp góp phần giải quyết các vụ việc vi phạm theo hướng tích cực bảo vệ đường quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mà người tiêu dùng đang được hưởng. Ý thức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, bảo vệ thơng tin người tiêu dùng nói riêng thể hiện rõ nét thơng qua số lượng các vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng mà các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tăng lên rõ rệt. Cụ thể, theo Báo cáo Tổng kết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn giai đoạn 2011-2018 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công

thương, số lượng vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng tới Bộ Công thương tăng từ 26 vụ trong trong năm 2011 lên 263 vụ vào năm 2012, 450 vụ năm 2013 và duy trì trung bình gần 1.500 vụ trong giai đoạn 2014-2018. Tại Sở Công thương số lượng vụ việc khiếu nại được tiếp nhận gia tăng rõ nét, từ số lượng khiếu nại trung bình 100 vụ việc/năm trong giai đoạn 2011-2012 đã tăng lên hơn 500 vụ việc trong giai đoạn 2015-2018. Trong khi đó tại các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, số vụ khiếu nại đến các Hội tăng nhanh năm 2015 tăng gấp hơn 02 lần so với năm 2011, năm 2012.

Như vụ việc hãng điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã thu thập thông tin người dùng bất hợp pháp (đã đề cập tới ở trên), sau khi có kết quả điều tra cụ thể từ phía cơ quan có thẩm quyền, hãng điện thoại Xiaomi đã phải chấm dứt hành vi vi phạm và bị áp dụng chế tài theo quy định hiện hành. Theo thông tin của thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội,68

trong tháng 08/2020 cơ quan này đã liên tiếp ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 04 tổ chức, cá nhân có hành vi thu thập, sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý, đó là Cơng ty Cổ phần Sobi Việt Nam, công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Mộc, công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ viễn thông số Việt Nam và cá nhân ông Nguyễn Tùng Quang. Nội dung các vi phạm cụ thể như sau: Công ty Cổ phần Sobi Việt Nam thiết lập trang thông tin điện tử hotro-khachhang.com sử dụng tên thương mại, hình ảnh, quảng cáo dịch vụ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shopee khơng có hợp đồng thoả thuận và đồng ý từ phía cơng ty này, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cơng ty Sobi là 15 triệu đồng; Công ty Cổ phần công nghệ và truyền thông Mộc thiết lập trang thông tin điện tử tongdaichamsockhachhang.com sử dụng tên thương mại, đăng thông tin quảng cáo

68 https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/xu-phat-4-to-chuc-ca-nhan-dung-thong-tin-cua-nguoi-

giải đáp thắc mắc về dịch vụ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shopee mà không được sự đồng ý của cơng ty này, mức xử phạt hành chính áp dụng với hành vi vi phạm này là 15 triệu đồng. Tương tự vụ việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ viễn thông số Việt Nam thiết lập trang thông tin điện từ hotro- tongdai.net/mobifone sử dụng tên thương mại, đăng thông tin quảng cáo giải đáp thắc mắc về dịch vụ của Tổng Công ty viễn thông Mobifone mà không được sự đồng ý với mức xử phạt vi phạm hành chính là 15 triệu đồng.

Về phía doanh nghiệp, việc nâng cao trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng được thể hiện rõ nét sau khi những quy định Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đi vào thực tiễn (xem Hình 3.1).

Hình 3.1. Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam của Bộ Công thương năm 2014

Theo biểu đổ trên có thể thấy năm 2012, 01 năm sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcó hiệu lực 77% các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng chính sách bảo vệ thơng tin cá nhân, tăng 24% so với năm 2011 (53%). Năm 2013 giảm không đáng kể so với năm 2012 (giảm 0.4%) số doanh nghiệp thiết lập chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên tới năm 2014, 80% doanh nghiệp có áp dụng chính sách bảo vệ thơng tin cá nhân (tăng so 0.7 % so với năm 2013). Đây là những tín hiệu tích cực trong việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng - một loại tài sản quan trọng trong kinh doanh.

Mặc dù vậy, thực tiễn về những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng cịn diễn ra tương đối phổ biến như đã trình bày ở phần trên minh chứng phần nào cho những hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng (những điểm hạn chế này đã được phân tích cụ thể tại Chương 2 như chưa thống nhất về các dạng hành vi vi phạm pháp luật bảo

vệ thông tin người tiêu dùng, các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng còn chồng chéo, mức phạt chưa đủ sức răn đe…), ý thức của cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh và hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này.

- Các biện pháp tổ chức: bao gồm các biện pháp nâng cao năng lực của

người tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước thông qua cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách trong lĩnh vực này về kiến thức, kỹ năng… Các biện pháp trên được lồng ghép trong các hoạt động liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhìn chung, trong thời gian gần đây các biện pháp tổ chức đã được tích cực triển khai trên thực tế. Có thể kể đến hoạt động đầu tiên đó là việc phát triển mạng lưới các cơ quan, tổ chức có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tính đến năm 2014 trên cả nước đã có 49 hội cấp tỉnh và 01 hội liên tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.69 Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối kết hợp với Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, hướng dẫn pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó phải kể đến các hội nghị tổng kết hoặc các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3. Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc phối hợp với các tỉnh/thành phố thực hiện các hoạt động tại các địa phương đó như phát động tháng hành động Hà Nội, treo băng rôn, khẩu hiệu tại các tỉnh/thành phố. Ngồi ra Cục cũng đã chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan trong và ngoài nước tổ chức các hội thảo/toạ đàm/khoá đào tạo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước, trong đó có những hoạt động có quy mơ lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng như hội thảo quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối hợp với KCA hoặc Microsoft, hội nghị tổng kết 03 năm thực thi luật tại Hà Nội…70

Việc xuất bản các tài liệu tuyên truyền pháp luật cũng được Cục quan tâm với 02 tài liệu đã được xây dựng và hoàn thiện về nội dung bao gồm Tài liệu hỏi đáp pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Danh bạ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Cục đã đưa vào vận hành Tổng đài hỗ trợ, tư vấn người

69 Báo cáo thường niên 2014 của Cục Quản lý cạnh tranh, tr.32,

http://www.qlct.gov.vn/uploads/file/2015/04_02/VCA%20Annual%20Report%202014-Vn-0204.pdf, truy

cập ngày 12/12/2020.

70

tiêu dùng 1800.6838 - đây là tổng đài tư vấn miễn phí cho người tiêu dùng về các vấn đề tiêu dùng và cách thức khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 68 - 72)