Pháp luật Malaysia

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 32 - 36)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

1.3. Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về bảo vệ thông tin của

1.3.3. Pháp luật Malaysia

Bảo vệ thông tin của NGƯỜI TIÊU DÙNGtại Malaysia được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (PDPA - The Personal Data Protecion Act 2010) năm 2010. Theo đạo Luật này, thông tin cá nhân được hiểu là bất kỳ thông tin nào liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ thể dữ liệu, người được xác định hoặc nhận dạng từ thơng tin đó hoặc từ thơng tin đó và thơng tin khác thuộc quyền sở hữu của người dùng dữ liệu. Dữ liệu cá nhân bao gồm mọi dữ liệu cá nhân nhạy cảm hoặc bày tỏ quan điểm về chủ thể dữ liệu. Dữ liệu cá nhân không bao gồm bất kỳ thông tin nào được xử lý cho mục đích kinh doanh báo cáo tín dụng do cơ quan báo cáo tín dụng thực hiện theo Đạo luật các cơ quan báo cáo tín dụng 2010.

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là bất kỳ dữ liệu cá nhân nào bao gồm thơng tin về tình trạng hoặc sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của chủ thể dữ liệu, ý kiến

36

Data Protecdtion laws of the world Malaysia vs United States, DLA PIPER, tr.10,

chính trị của người đó, niềm tin tơn giáo của họ hoặc các niềm tin khác có tính chất tương tự, cáo buộc về bất kỳ hành vi phạm tội nào hoặc bất kỳ dữ liệu cá nhân nào khác mà Bộ trưởng Bộ Truyền thơng và Đa phương tiện (Bộ trưởng) có thể xác định theo lệnh được cơng bố. Ngồi các loại dữ liệu cá nhân nhạy cảm được liệt kê ở trên, Bộ trưởng sẽ công bố bất kỳ loại dữ liệu cá nhân nào khác là dữ liệu cá nhân nhạy cảm kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2019.

Theo PDPA, tuỳ thuộc vào những trường hợp ngoại lệ nhất định, người sử dụng dữ liệu khi tập hợp và công khai dữ liệu phải được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Trong trường hợp chủ thể dữ liệu dưới 18 tuổi, người sử dụng dữ liệu phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người có trách nhiệm như cha mẹ đối với chủ thể dữ liệu. Bên cạnh đó, PDPA đặt ra nghĩa vụ bổ sung về bảo vệ dữ liệu ví dụ chủ thể sử dụng dữ liệu phải thơng báo cho chủ thể dữ liệu mục đích của việc tập hợp dữ liệu và danh sách mọi tiết lộ dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba.

Cũng theo PDPA chủ thể sử dụng dữ liệu không được phép truyền dữ liệu cá nhân ra ngoài phạm vi thẩm quyền pháp lý của Malaysia trừ khi quyền hạn này được Bộ trưởng Malaysia chỉ ra cụ thể ngoại trừ các trường hợp như chủ thể dữ liệu đồng ý với việc truyền dữ liệu cá nhân đó, việc truyền dữ liệu cá nhân là cần thiết để thực hiện hợp đồng giữa chủ thể dữ liệu và người sử dụng dữ liệu; người sử dụng dữ liệu thực hiện các bước cần thiết và thực hiện tất cả các thẩm định để bảo đảm rằng dữ liệu cá nhân sẽ không được xử lý theo cách trái với PDPA, việc chuyển giao là cần thiết để bảo vệ lợi ích quan trọng của chủ thể dữ liệu.

như vậy, có thể thấy mặc dù các quốc gia quy định về việc bảo vệ người tiêu dùng theo các cách khác nhau như quy định về bảo vệ người tiêu dùng tại nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau, ban hành văn bản chuyên biệt quy định về bảo vệ thơng tin cá nhân (trong đó có bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng) hoặc kết hợp cả hai xu hướng trên những có thể hấy hầu hết các nước đều tương đối nhất quán trong một số quy định sau: 1) Định nghĩa về thơng tin cá nhân (trong đó bao gồm thông tin của người tiêu dùng) là thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định chính xác một cá nhân cụ thể; 2) Hành vi liên quan tới thông tin cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật đó là thu thập, cập nhật, sử dụng, lưu trữ, truyền đưa, cung cấp, chia sẻ, phát tán (gọi chung là xử lý thông tin cá nhân - Processing personal data); 3) Chủ thể sử dụng dữ liệu cá nhân bao gồm thương nhân xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích thương mại, kinh doanh khơng bao gồm các cơ quan nhà nước.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả phân tích những vấn đề lý luận về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Hiện nay trên thế giới khơng có một định nghĩa cụ thể về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, tuy nhiên tiếp cận về bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng có thể bắt đầu từ quyền riêng tư (Right to privacy) một trong những quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. theo đó, bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng được hiểu là việc bảo đảm cho những thông tin của người tiêu dùng không bị xâm phạm một cách bất hợp pháp. Bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng có điểm đặc thù như sau: Bảo vệ thông tin người tiêu dùng là một khía cạnh của bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ thông tin người tiêu dùng được điều chỉnh bởi luật quốc tế và luật quốc gia và bảo vệ thông tin người tiêu dùng là nhiệm vụ của nhiều lĩnh vực khác nhau (đạo đức, pháp luật…).

Pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của người tiêu dùngkhi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Lĩnh vực pháp luật này quy định về quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Bởi bảo vệ thông tin của người tiêu dùng thuộc về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cho nên pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùng cũng có những đặc điểm tương tự với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể, pháp luật bảo vệ thông tin của người tiêu dùng đặt ra những điều kiện bắt buộc thương nhân phải tuân thủ để khắc phục những bất lợi cho người tiêu dùng khi cung cấp thông tin cá nhân cho thương nhân trong quá trình thiết lập giao dịch mua bán, sử dụng hàng hố, dịch vụ. Ngồi ra, pháp luật bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng đặt ra trách nhiệm một cách nghiêm khắc đối với thương nhân vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.

Đối với Việt Nam, trước năm 1999, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và bảo vệ thông tin của người tiêu dùng nói riêng vẫn chưa được Nhà nước quan tâm, bởi vậy trong thời điểm này Việt Nam chưa ban hành một văn bản chuyên biệt về bảo vệ người tiêu dùng mà quyền lợi của người tiêu dùng chủ yếu được bảo vệ dựa trên cơ sở những quy định về quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín trong Hiến pháp 1992 và quyền bí mật đời tư của Bộ luật Dân sự

năm 1995. Giai đoạn từ năm 1999-2010, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- một văn bản chuyên biệt về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được ban hành nhưng thiếu vắng quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tiếp tục được tiếp cận dưới góc độ bảo vệ thơng tin cá nhân và được ghi nhận tại một số văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Pháp lệnh Bưu chính viễn thơng năm 2002, Luật Cơng nghệ thơng tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2009…Với những bất cập của Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 sau một thời gian thi hành, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua năm 2010 trong đó quy định về vấn đề bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng làm cơ sở quan trọng cho hoạt động bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu trên đây là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại chương 3.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 32 - 36)