Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 75 - 82)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ

vệ thông tin của người tiêu dùng

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bảo

vệ thông tin cá nhân, đặc biệt tập trung nhóm chủ thể là người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong đó, nội dung tuyên truyền, giáo dục phải đảm bảo truyền tải hai vấn đề là tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và quy định pháp luật về việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng.

Thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề này được nâng cao. Người tiêu dùng được tiếp cận và biết rõ các quyền lợi về bảo vệ thơng tin và biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có hành vi xâm phạm, lạm dụng thơng tin. Ngồi ra, cơng tác giáo dục, tun truyền góp phần hình thành kỹ năng bảo vệ thông tin của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, biết và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin người tiêu dùng, sử dụng hợp pháp và khai thác hiệu quả các dữ liệu thơng tin để góp phần định hướng hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ hai, nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật không

chỉ về các kiến thức pháp luật liên quan mà còn về kiến thức công nghệ thông tin,

74 Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới hiện nay có thể thấy các cách tiếp cận khơng giống nhau đối với hai thuật ngữ “thông tin cá nhân” và “dữ liệu cá nhân”. Trong đó, “thơng tin cá nhân” thường có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm “dữ liệu cá nhân”. Cụ thể, theo Quy định (EU) số 2016/679 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng về bảo vệ các thể nhân liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân và về việc di chuyển tự do các dữ liệu đó, “dữ liệu cá nhân” (personal data) được định nghĩa là “bất kỳ thông tin nào liên quan đến một người được xác định hoặc nhận dạng (“chủ thể của dữ liệu”); một thể nhân có thể nhận dạng là một người có thể được xác định, trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt bằng cách tham chiếu đến một mã định danh như tên, số nhận dạng, dữ liệu vị trí, số nhận dạng trực tuyến hoặc một hoặc nhiều yếu tố cụ thể về thân thể, sinh lý, di truyền, tinh thần, kinh tế, văn hoá hoặc bản sắc xã hội của thể nhân đó.

thương mại điện tử trong bối cảnh thương mại điện tử có tiềm năng phát triển mạnh mẽ từ đó kéo theo các giao dịch thương mại điện tử cũng sẽ không ngừng tăng lên. Ngồi đội ngũ chun mơn cần được đào tạo bài bản, Việt Nam nên có những chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ với những chính sách ưu đãi, đãi ngộ phù hợp để có thể hình thành một đội ngũ chun nghiệp trong tương lai,

Thứ ba, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước - tổ chức,

cá nhân kinh doanh - người tiêu dùng. Cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thể giữ vai trị chính trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng song người tiêu dùng cũng cần có chủ động trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Cơ quan quản lý Nhà nước ban hành, xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin người tiêu trong khi doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động của mình cịn người tiêu dùng là chủ thể sở hữu “thông tin”- đối tượng chịu tác động nhiều nhất bởi các hành vi thu thập, sử dụng,…hay các hành vi vi phạm thông tin người tiêu dùng. Do đó, phải tăng cường đối thoại giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp, người tiêu dùng để tăng cường sự thấu hiểu lẫn nhau, hướng tới ban hành các quy định có hiệu quả trong thực tiễn áp dụng và bảo vệ quyền lợi của các bên.

Thứ tư, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin hồn thiện hơn.

Giải pháp kinh tế này là một giải pháp khó, tốn kém và khó có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong thời đại cơng nghệ 4.0, việc hồn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin là rất cần thiết. Nó khơng chỉ góp phần vào bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng tham gia giao dịch điện tử tốt hơn mà còn giúp đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế số ở việt nam.

Thứ năm, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu, trao

đổi kinh nghiệm với các quốc gia, tổ chức quốc tế khu vực và thế giới về bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công cụ hỗ trợ hiệu quả để tháo gỡ những vấn đề tồn tại giữa các nền kinh tế, hệ thống pháp luật khác nhau; đồng thời là cơ hội học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hồn thiện chính sách, pháp luật và các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của luận văn, tác giả bình luận thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại việt nam, phân tích và đưa ra nhận xét về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, đồng thời đánh giá các phương thức bảo vệ thông tin người tiêu dùngtại nước ta hiện nay.

Tình trạng mua bán thơng tin cá nhân trên mạng Internet hiện nay diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này thuộc trách nhiệm của cả tổ chức kinh doanh và cá nhân; bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo từ phía cơ quan chức năng cũng tạo điều kiện cho hành vi mua bán trái phép thông tin của người tiêu dùng tràn lan trên thị trường. ngoải ra, trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay khi số lượng các giao dịch mua bán hàng hố, dịch vụ được thực hiện trong mơi trường thương mại điện tử ngày càng gia tăng thì nguy cơ bị thơng tin của người tiêu dùng bị đánh cắp trái phép tăng lên. Trong đó, việc đánh cắp những thơng tin đặc biệt quan trọng như số thẻ tín dụng, mã số cơng dân, số chứng minh nhân dân, số điện thoại di động, địa chỉ email… có thể gây ra những phiền tối khơng nhỏ, thậm chí là thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Trước tình trạng nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã triển khai tích cực cả biện pháp pháp lý và các biện pháp tổ chức để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an tồn thơng tin của người tiêu dùng, tại chương 3, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp này trong bảo vệ thông tin người tiêu dùngnhư: xây dựng nguyên tắc bảo vệ thông tin người tiêu dùng; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật bất cập, thiếu thống nhất; nghiên cứu xây dựng, ban hành luật riêng về bảo vệ thông tin cá nhân để quy định tập trung, thống nhất, tồn diện và đồng bộ về bảo vệ thơng tin cá nhân nói chung và thơng tin của người tiêu dùng nói riêng; nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin người tiêu dùng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy định chế tài xử lý nghiêm khắc đối với người có hành vi nhận hối lộ hay bao che cho hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước - tổ chức, cá nhân kinh doanh - người tiêu dùngtrong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm bảo vệ thông tin cá nhân giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới trong bảo vệ thông tin người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Hiện nay tại Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật chuyên biệt quy định về bảo vệ thông tin cá nhân hay bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như một số quốc gia trên thế giới. tuy nhiên có thể thấy, các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân cũng như thông tin của người tiêu dùng lần lượt xuất hiện trong nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự 2015; trên cơ sở Bộ luật Dân sự, các quy định về bảo vệ thơng tin cá nhân nói chung, bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng nói riêng được đề cập cụ thể tại nhiều luật: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Viễn thơng, Luật Bưu chính, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cơng nghệ thơng tin, Luật An tồn thơng tin mạng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Quảng cáo, Luật Hộ tích, Luật Cư trú, Luật Lý lịch tư pháp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật Luật sư, Bộ luật Hình sự… và các văn bản hướng dẫn. Nội dung của các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ; thứ hai, trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng (trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; thứ ba, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùngvà thứ tư, kiểm tra, giám sát bảo vệ thông tin người tiêu dùng.

Có thể thấy các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng đã bao quát các nội dung cơ bản về vấn đề bảo vệ thông tin người tiêu dùng, bao gồm: nguyên tắc, chính sách bảo vệ, hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ, trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm, trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm. Những quy định này đã khẳng định được tầm quan trọng của việc giữ bí mật thơng tin của người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay. Với các quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng hiện hành đã phần nào đẩy lùi được nạn đánh cắp, đánh tráo, trao đổi, mua bán và sử dụng thông tin cá nhân của người khác một cách bất hợp pháp. Đây cũng là nền tảng cho việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng về vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùngtrong tương lai. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng của việt nam vẫn cịn khơng ít thiếu sót như các quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng hiện nay chủ yếu đề cập đến trách nhiệm của các chủ thể thu thập thông tin là thương nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chủ thể cung cấp website thương mại điện tử… mà chưa đề cập tới những

nguyên tắc tự bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như thế nào để hạn chế các rủi ro liên quan đến thông tin cá nhân; các văn bản về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng chưa quy định thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ có liên quan; quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thơng tin của người tiêu dùngcó sự chồng chéo, thiếu thống nhất…Về thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam, có thể thấy những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng vẫn còn xảy ra phổ biến tập trung ở một số hành vi đó là mua bán thơng tin của người tiêu dùng trái phép trên mạng Internet, đánh cắp thông tin của người tiêu dùng trái phép và tin nhắn, cuộc gọi rác. Bên cạnh đó, các phương thức bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại việt nam trong thời gian qua đã được triển khai tương đối tích cực và đạt được những thành cơng đáng kể trên thực tiễn.

Trên cơ sở thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này như sau: cần xây dựng nguyên tắc bảo vệ thông tin người tiêu dùng; thống nhất trong việc sử dụng, định nghĩa các thuật ngữ; bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng- chủ thể thông tin cá nhân đối với việc cung cấp và bảo mật thông tin cá nhân, hoàn thiện quy định về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chế tài xử lý hành vi vi phạm; định hướng nghiên cứu việc cần thiết xây dựng, ban hành luật riêng về bảo vệ thông tin cá nhân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân; nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật; xây dựng cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Hiến pháp năm 2013 2) Bộ luật Dân sự 1995 3) Bộ luật Dân sự 2005

4) Luật An ninh mạng năm 2015

5) Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015

6) Luật An toàn sản phẩm (Product Safety Act) bang California năm 1972 (sửa đổi năm 2011)

7) Luật Bảo vệ quyền lợi NGƯỜI TIÊU DÙNGnăm 2010 8) Luật Viễn thông năm 2009

9) Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

10) Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

11) Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện

12) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NGƯỜI TIÊU DÙNG

13) Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP

14) Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR- General Data Protection Regulation)

15) Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948

16) Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu pháp

luật về quyền cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin NGƯỜI TIÊU DÙNG, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

17) Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB. Công an nhân dân.

18) Bộ Công thương - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, 2019

19) BBC, Bê bối Facebook “ảnh hưởng 87 triệu người” ngày 05/4/2018, truy cập tại link: https://www.bbc.com/vietnamese/world-43651107

20) Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng,

http://www.qlct.gov.vn/ChiTietTinTuc.aspx?lg=1&CateID=436&ID=2733

21) Báo cáo thường niên 2014 của Cục Quản lý cạnh tranh, tr.32,

http://www.qlct.gov.vn/uploads/file/2015/04_02/VCA%20Annual%20Report%202 014-Vn-0204.pdf

22) Nguyễn Văn Cương, Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở

Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, truy

cập tại link: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210631

23) David D. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB. Chính trị quốc gia.

24) Data Protecdtion laws of the world Malaysia vs United States, DLA PIPER, tr.10, https://www.dlapiperdataprotection.com/index.html?t=law&c=MY

25) Vũ Công Giao & Lê Trần Như Tuyên (2020), Bảo vệ quyền đối với dữ liệu

cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09 (409).

Một phần của tài liệu Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của việt nam (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)