Thời gian nằm hồi sức và nằm viện qua một số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 153 - 157)

Tác giả Phương pháp

phẫu thuật

Thời gian nằm hồi sức

( X ± SD) (giờ)

Thời gian nằm viện

( X ± SD) (ngày) Nhóm S Nhóm P Nhóm S Nhóm P Cromheecke và cộng sự (2006) [50] Thay van ĐMC 23,0 ± 4,6 45,0 ± 4,5 7,0 ± 0,8 9,7 ± 4,6 Bharti và cộng sự (2008) [38] Bắc cầu mạch vành 3,2 ± 2,4 3,5 ± 2,8 Hồ Thị Xuân Nga và cộng sự (2011) [16] Bắc cầu mạch vành 24,0* (24 – 384) 24,0* (24 – 384) 15,6 ± 1,6 16,8 ± 3,1 Jovic và cộng sự (2012) [82] Thay van ĐMC 21,4 ± 21,7 15,7 ± 20,8 Lê Hữu Đạt và cộng sự (2012) [5]

Thay, sửa van 22,0 ± 23,1 23,0 ± 27,8 8,8 ± 1,4 9,2 ± 3,2 Yang và cộng

sự (2017) [150] Thay van tim 42,3 ± 3,5 48,6 ± 3,7

12* (9–15) 16* (13–19) Nghiên cứu của chúng tôi (2022)

- Thay, sửa van - Thay, sửa van

+ PT Maze hoặc

vá lỗ thông

-Vá lỗ thông

60,1 ± 28,7 49,1 ± 13,2 11,8 ± 2,9 10,8 ± 2,7

Chú thích: *Biến số có số trung vị do phân phối không chuẩn

nằm viện. Nghiên cứu của các tác giả ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành và phẫu thuật van tim đơn thuần dưới THNCT thấy sevofluran sử dụng liên tục sau khởi mê bằng thuốc mê tĩnh mạch propofol có hiệu quả bảo vệ cơ tim tốt

hơn nhưng thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê so với gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol. Khi so sánh với các tác giả khác trên thế giới chúng tơi thấy các kết quả có khác nhau. Năm 2004, tác giả De Hert và cộng sự [53] khi nghiên cứu ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT thấy sevofluran sử dụng liên tục trong suốt quá trình phẫu thuật có tác dụng bảo vệ cơ tim tốt hơn, duy trì huyết động ổn định hơn, đồng thời rút ngắn thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện so với sevofluran chỉ sử dụng trước hay sau THNCT đặc biệt so với gây mê tĩnh mạch hoàn toàn (TIVA) bằng propofol. Tương tự, nghiên cứu của Yang và cộng sự [150] năm 2017 ở bệnh nhân thay van tim dưới THNCT thấy sevofluran sử dụng liên tục sau khởi mê bằng midazolam, fentanyl và giãn cơ cũng có tác dụng bảo vệ cơ tim tốt hơn, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện thấp hơn so với gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jovic và cộng sự [82] năm 2012 ở bệnh nhân thay van động mạch chủ dưới THNCT thấy thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức của nhóm gây mê bằng sevofluran lần lượt là 15,0 ± 3,0 giờ và 21,4 ± 21,7 giờ cao hơn nhóm gây mê bằng propofol tương ứng là 11,4 ± 3,9 giờ và 15,7 ± 20,8 giờ nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Cũng ở bệnh nhân thay van động mạch chủ dưới THNCT, nghiên cứu của Cromheecke và cộng sự [50] năm 2006 thấy gây mê hoàn toàn bằng sevofluran có tác dụng bảo vệ cơ tim tốt hơn, rút ngắn thời gian nằm hồi sức nhưng thời gian thở máy và thời gian nằm viện khơng khác biệt so với nhóm gây mê hồn tồn bằng propofol. Hơn nữa, năm 2015, nghiên cứu phân tích gộp được thực hiện bởi Li và cộng sự [95] kết hợp ngẫu nhiên 15 nghiên cứu trên 1646 bệnh nhân cho thấy sevofluran có tác dụng bảo vệ cơ tim tốt hơn, duy trì huyết động ổn định hơn propofol. Tuy nhiên, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện của nhóm gây mê bằng sevofluran thấp hơn so với nhóm gây mê bằng

propofol chỉ có ý nghĩa thống kê ở các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành mà khơng có ý nghĩa ở các bệnh nhân phẫu thuật van tim.

Tóm lại, gây mê hồn tồn bằng sevofluran có tác dụng bảo vệ cơ tim tốt hơn, huyết động ổn định hơn so với gây mê hoàn toàn bằng propofol ở các bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới THNCT nhưng thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện cịn chưa sáng tỏ. Vì vậy, thiết nghĩ phải có một nghiên cứu lâm sàng lâu hơn với cỡ mẫu lớn hơn và ở nhiều trung tâm phẫu thuật tim khác nhau để có thể kết luận được vấn đề này.

4.3.2.2. Các biến chứng và tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật

Phẫu thuật tim mở dưới THNCT là một phẫu thuật lớn và phức tạp, thường gây ra một loạt các biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật. Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thường được các tác giả báo cáo là: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim, thần kinh, viêm phổi, suy gan, suy thận, nhiễm trùng huyết,…và tử vong.

Bảng 3.35 trình bày tỷ lệ các biến chứng và tử vong trong vòng 30 ngày

sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các biến chứng sau phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, khơng có bệnh nhân tử vong trong vịng 30 ngày sau phẫu thuật. Chúng tôi gặp 3 bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu cơ tim sau phẫu thuật trên điện tâm đồ, 1 bệnh nhân (3,6%) ở nhóm gây mê bằng sevofluran và 2 bệnh nhân (7,1%) ở nhóm gây mê bằng propofol. Cả 3 bệnh nhân này đều hết thiếu máu cơ tim ngay sau điều trị. Tỷ lệ rung nhĩ sau mổ là 39,3 % ở nhóm gây mê bằng sevofluran và 35,7% ở nhóm gây mê bằng propofol, khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các biến chứng khác như: loạn thần, viêm phổi, tổn thương thận, tăng men gan, giảm tiểu cầu đều không nghiêm trọng, hồi phục nhanh sau điều trị và khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Đặc biệt chúng tôi không gặp bệnh nhân nào bị nhồi máu cơ tim và tử vong trong vòng

30 ngày sau phẫu thuật. Điều này gợi ý rằng propofol cũng có thể có tác dụng bảo vệ cơ tim tương đương sevofluran.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước như Lê Hữu Đạt và cộng sự [5], Hồ Thị Xuân Nga và cộng sự [16], De Hert và cộng sự [53], Bharti và cộng sự [38],...Một số tác giả như De Hert và cộng sự (2004) [53], Hồ Thị Xuân Nga và cộng sự (2011) [16],…nghiên cứu ở các bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT có gặp tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim và tử vong sau phẫu thuật ở nhóm gây mê bằng propofol nhưng tỷ lệ thấp và khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p > 0,05). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của De Hert và cộng sự [55] vào năm 2009 trên 414 bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT thấy tỷ lệ tử vong sau 1 năm thấp nhất ở nhóm gây mê kết hợp với sevofluran là 3,3% và cao nhất ở nhóm gây mê bằng TIVA là 12,3%. Các nghiên cứu phân tích tổng hợp cũng cho kết quả khác nhau. Năm 2007, nghiên cứu phân tích tổng hợp thực hiện bởi Landoni và cộng sự [89] kết hợp ngẫu nhiên 22 nghiên cứu trên 1922 bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới THNCT thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran hoặc desfluran lần lượt là 2,4% và 0,4% thấp hơn các con số này của nhóm gây mê bằng propofol tương ứng là 5,1% và 1,6% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuy nhiên, năm 2015, nghiên cứu phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Li và cộng sự [95] kết hợp ngẫu nhiên 15 nghiên cứu trên 1646 bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới THNCT thấy tỷ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran thấp hơn đáng kể so với nhóm gây mê bằng propofol (p < 0,05) nhưng tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong sau phẫu thuật của hai nhóm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, nghiên cứu mới nhất năm 2020 của Bonanni và cộng sự [41] phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên chung cho tất cả các loại phẫu thuật tim mở dưới THNCT gồm 42 nghiên cứu trên 8197 bệnh nhân thấy mặc dù nhóm gây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 153 - 157)

w