- Dùng trục cuộn khác để thay thế, tiếp tục tiến hành vận hành hệ thống.
CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC
6.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy
6.2. NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN:
Tổ chức quản lý:
• Giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động chung của Công ty, chịu trách nhiệm pháp lý về mọi mặt của Công ty.
Chịu trách nhiệm về hiệu quả các công việc chung của Công ty.
• Phó giám đốc:
Chịu trách nhiệm về hiệu quả các công việc chung của phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch.
Đề ra các phương hướng kinh doanh mới, thúc đẩy doanh số chung của toàn Công ty.
Giao dịch và thương lượng với khách hàng khi có sự cố về hàng hóa…
• Ban Thư ký và Trợ lý:
Theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở việc thực hiện các công việc của Công ty. Đánh giá chất lượng việc thực hiện công việc theo định kỳ.
Kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui định của Công ty. Đề xuất các trường hợp thưởng phạt hợp lý.
• Phòng Hành chính – Nhân sự:
Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác hành chính như: các vấn đề vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, ATLĐ – PCCC, bảo hiểm…
Theo dõi hồ sơ và tình hình nhân sự.
Chấm công và tính lương cho CB – CNV, thực hiện các chế độ đối với người lao động…
Tổ chức sản xuất:
• Phòng Quản lý sản xuất:
Theo dõi các vấn đề về kỹ thuật của sản phẩm.
Thiết lập qui trình sản xuất thích hợp cho từng loại sản phẩm. Đôn đốc thực hiện các qui định về ATLĐ, vệ sinh công nghiệp…
Đề xuất các biện pháp cải tiến, thay đổi thiết bị, quy trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Trưởng ca sản xuất:
Kiểm soát toàn bộ các công việc liên quan đến sản xuất trong ca làm việc. Theo dõi kế hoạch sản xuất do phòng Kế hoạch đề ra.
Kiểm tra kỹ các bước công việc trước khi thực hiện lệnh sản xuất và các công việc chuẩn bị trước khi vận hành máy.
Sắp xếp các công việc cho nhân viên trong ca khi có nhân viên vắng mặt hoặc nghỉ bệnh đột xuất.
• Bộ phận kho:
Quản lý, theo dõi hệ thống kho vật tư, nguyên vật liệu.
Sắp xếp, đề xuất các phương án bảo quản vật tư, nguyên vật liệu. Chịu trách nhiệm về mặt số liệu báo cáo nhập xuất tồn kho. Tổ chức kiểm tra chất lượng:
Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở cuối dây chuyền sản xuất với các nhiệm vụ chính.
Kiểm tra quy cách sản phẩm: bề dày, bề rộng và chiều dài màng. Kiểm tra việc xử lý corona của sản phẩm.
Kiểm tra sơ bộ tính chất màng như: độ bóng, màng có nhăn hay không, có khuyết tật nào bất thường xảy ra hay không.
Tổ chức kinh doanh:
• Phòng Kinh doanh:
Theo dõi, quản lý hồ sơ và giao dịch với khách hàng. Nhận đơn đặt hàng và theo dõi lịch giao hàng cho khách.
Theo dõi tiến độ sản xuất và thường xuyên kiểm tra hàng hoá trong khi sản xuất.
Đề xuất và phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức tham dự các kì hội chợ, triển lãm trong nước.
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thị trường để đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao việc tiếp thị và bán hàng.
• Phòng Kế hoạch:
Thu mua vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
Theo dõi số lượng vật tư, nguyên vật liệu nhập xuất và tồn kho thông qua hệ thống kho.
Lập định mức sử dụng vật tư nguyên liệu cho phù hợp với từng đơn hàng sản xuất.
Lập kế hoạch sản xuất chung trong Công ty. Kiểm soát chất lượng và số lượng hàng hoá trước khi xuất hàng cho khách.
Lập kế hoạch xuất hàng cho khách.
• Phòng Kế toán:
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính, kế toán của Công ty. Phản ánh nghiệp vụ kế toán theo đúng qui định của Nhà nước.
CHƯƠNG 7: AN TOÀN LAO ĐỘNG –PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
7.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG (ATLĐ):
• Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ trong thời gian làm việc. CB – CNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp.
• Trong thời gian làm việc CB – CNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình.
• Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì CB – CNV phải báo ngay cho Trưởng ca để xử lý.
• Nếu không được phân công thì CB – CNV không được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị.
• Khi chưa được huấn luyện về quy tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị.
• Các sản phẩm, hàng hóa vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5 mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu.
• Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có đặt biển báo mới được sửa chữa.
• Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
• Không được để dầu mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc.
• Trong kho phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại.
• Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải: Tắt công tắc điện cho ngừng máy.
Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo ngay cho nhân viên phụ trách An toàn và Y tế của Công ty.
Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
• CB – CNV có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn và Sức khỏe về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc ATLĐ xảy ra tại Công ty.
• Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, công nhân viên lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho an toàn viên để xử lý.
• Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị ATLĐ có trong Công ty.
• CB – CNV phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn An toàn nơi sản xuất.
7.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC):
PCCC là nghĩa vụ của toàn thể CB – CNV kể cả khách hàng đến làm việc tại Công ty. Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của CB – CNV trong Công ty, Công ty nghiêm cấm:
Cấm sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa.
Cấm câu móc, sử dụng điện tùy ý.
Cấm dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm. Cấm dùng dây đồng, dây bạc thay cầu chì.
Cấm để các chất dễ cháy gần cầu chì, táp lô điện và đường dây dẫn điện. Cấm dùng khoá mở nắp phuy xăng bằng thép.
• Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra hàng và chữa cháy khi cần thiết.
• Khi xuất hàng, xe không được mở máy trong kho, nơi sản xuất và không được hút thuốc lá, khi xe đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
• Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
• Phương tiện chữa cháy không được sử dụng vào việc khác và phải để nơi dễ thấy, dễ lấy để chữa cháy.
• Ai thực hiện tốt nội quy này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật (áp dụng Luật PCCC).
Khi xảy ra cháy:
• Phải báo động gấp (hệ thống PCCC tự động).
• Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
• Dùng bình CO2 + bột nước, máy bơm và vòi rồng cứu hỏa để dập tắt đám cháy.
• Gọi điện cho đội Cảnh sát PCCC gần nhất.