CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH phú hoàng cường (Trang 32)

Hình 3.1. Quy trình tổng quát sản xuất màng thổi.

Thuyết minh quy trình:

- Nguyên liệu là hạt nhựa và các loại phụ gia được cân theo đơn pha chế, đưa vào máy trộn. Hỗn hợp nguyên liệu sau khi trộn được đưa vào máy đùn qua phễu nhập liệu.

- Tại máy đùn, nguyên liệu được gia nhiệt đến nóng chảy, sau đó đi qua lưới lọc đến đầu die, nhựa chảy qua các khoang đầu die (đầu phân phối nhựa), tại đây có thể điều chỉnh được bề dày màng cũng như đường kính bong bóng.

- Nhựa sau khi ra khỏi đầu die được làm nguội một phần nhờ một luồng không khí đã được điều chỉnh, sau đó được thổi phồng lên nhờ áp suất khí nén đưa vào qua đầu die. Hệ thống làm nguội màng thông thường dùng quạt gió, không khí được thổi

xuôi theo chiều sản phẩm, dòng khí phải khống chế được tốc độ, áp suất. Không khí trước khi qua quạt khí phải được lọc sạch bụi.

- Bong bóng đi qua khung ép, qua hai trục ép. Cần phải chú ý đến việc giữ ổn định lượng khí trong bong bóng vì nó sẽ quyết định bề dày màng và đường kính bóng. Độ dày của màng còn có thể điều chỉnh bằng lượng nhựa qua đầu die, tỷ số giữa đường kính bong bóng và đường kính đầu die, tốc độ kéo màng.

- Sau khi được ép phẳng, màng đi qua các trục đệm đến bộ phận xử lý corona (nếu có yêu cầu) rồi đi đến bộ phận cắt biên và chia cuộn đến các trục cuốn tạo ra các cuộn màng thành phẩm.

3.2. CÁC THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHÍNH:

3.2.1. Máy trộn:

Máy trộn là thiết bị dùng để trộn nguyên vật liệu thành một hỗn hợp đồng nhất phân bố đều. Quá trình trộn chỉ kết thúc và có hiệu quả khi mỗi mẫu kiểm tra đều có tỷ lệ các thành phần theo đơn pha chế. Hiệu quả trộn phụ thuộc vào độ lớn hạt, khối lượng riêng, độ ẩm và một số cơ tính khác của vật liệu trộn.

Hình 3.2. Máy trộn.

Sử dụng thùng chứa nguyên liệu giúp ta có thể cung cấp mỗi lần một lượng lớn hỗn hợp nguyên liệu cho máy đùn, giúp người công nhân thêm nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu theo lệnh sản xuất mà vẫn đảm bảo việc cấp liệu không ngừng cho máy đùn. Thùng chứa được thiết kế để dễ dàng hút hết nguyên liệu trong thùng và được che chắn, đậy kín để không có dị vật rơi vào.

Hình 3.3. Thùng chứa nguyên liệu.

3.2.3. Máy hút chân không:

Nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho việc cấp liệu, hút nguyên liệu từ thùng chứa đi vào phễu nhập liệu. Máy hút chân không được điều chỉnh thời gian hút là 15 giây cho một lần hút. Khoảng cách giữa hai lần hút để cấp liệu là dựa vào bảng điều khiển căn cứ trên tốc độ quay của trục vít mà điều chỉnh thời gian hút nguyên liệu để đáp ứng liên tục nhu cầu nguyên liệu của máy đùn.

Hình 3.4. Bộ phận điều khiển máy hút chân không.

3.2.4. Máy đùn:

Công dụng của máy đùn là cung cấp một hỗn hợp với nguyên liệu đồng nhất ở nhiệt độ và áp suất không đổi. Định nghĩa này nhấn mạnh ba nhiệm vụ chính mà máy đùn phải thực hiện trong khi cung cấp vật liệu cho hỗn hợp định hình.

• Đầu tiên, nguyên liệu phải được đồng nhất.

• Thứ hai, dòng nhựa vào đầu die có sự thay đổi nhiệt độ rất ít theo thời gian.

• Thứ ba, phải có sự thay đổi áp lực dòng nhựa chảy rất ít theo thời gian. Các phần cứng máy đùn có thể được loại thành năm hệ thống:

• Hệ thống truyền động (drive system)

• Hệ thống nhập liệu (feed system)

• Hệ thống trục vít/xylanh (screw/barrel system)

• Hệ thống đầu đùn/đầu die (head/die system)

Hình 3.5. Bộ phận điều khiển máy hút chân không.

3.2.4.1. Hệ thống truyền động:

Hệ thống truyền động cung cấp năng lượng cơ học làm quay trục vít. Hệ thống này bao gồm motor, bộ phận giảm tốc, và bộ phận chịu lực.

a. Motor:

Motor cung cấp năng lượng cho trục vít. Ba nguồn tiêu thụ năng lượng là: - Làm nóng chảy nguyên liệu rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy dòng nhựa nóng chảy có độ nhớt cao dọc theo xylanh. - Bơm dòng nhựa nóng chảy có độ nhớt cao ra khỏi đầu đùn.

Motor máy đùn thường dùng điện, nhưng một số hệ thống sử dụng motor thủy lực. Động cơ điện có thể loại một chiều (DC) hay xoay chiều (AC). Động cơ DC điều chỉnh tốc độ thông qua điều khiển điện áp, chúng phổ biến hơn bởi vì có thể cung cấp năng lượng cần thiết với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, tiến bộ gần đây là kiểm soát tần số – kỹ thuật được sử dụng để điều chỉnh tốc độ trong động cơ AC – đã làm cho loại động cơ này được sử dụng rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH phú hoàng cường (Trang 32)