BỀN KÉO (ASTM D882):

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH phú hoàng cường (Trang 97)

- Dùng trục cuộn khác để thay thế, tiếp tục tiến hành vận hành hệ thống.

CHƯƠNG 4: TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM

4.1. BỀN KÉO (ASTM D882):

Độ bền kéo hay còn gọi là ứng suất kéo, cho biết khả năng chịu kéo của màng. Nó được đo trên một máy thử nghiệm phổ quát (Hình 4.1) Lực kéo đứt của một mẩu hình chữ nhật với tốc độ quy định theo hướng ngược nhau cho đến khi nó bị phá hủy. Mẫu được thử ở cả hai chiều (MD và TD) của màng.

Độ bền kéo được tính bằng cách lấy giá trị lực kéo tại một điểm nhất định chia cho diện tích mặt cắt (chiều rộng nhân với độ dày) của mẫu thử. Giá trị của cường độ lực kéo có thể được báo cáo tại bất kỳ điểm nào trong thời gian thử nghiệm, nhưng các điểm thường xuyên được lựa chọn nhất là điểm bắt đầu thắt lại, điểm cao nhất đạt được và điểm bị phá vỡ. Hình 4.2 cho biết kiểu con lăn chuyên môn thường được sử dụng để giữ các màng mỏng thay vì các ngàm – loại dùng cho nhựa cứng.

Hình 4.1. Một máy thử nghiệm phổ quát được sử dụng để đo lường tính chất căng (Tinius Olsen)

Độ bền kéo của một mẫu màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là nguyên liệu thô để sản xuất nó. Các loại polymer khác nhau có độ bền khác nhau. Thậm chí các lớp khác nhau của cùng một loại polymer cũng khác nhau về độ bền. Phụ gia và chất độn trong màng với polymer có thể tác động đáng kể tới độ bền. Một số chất phụ gia, chẳng hạn như sợi thủy tinh, được bao gồm đặc biệt để củng cố độ bền của màng, trong khi các chất phụ gia khác có thể là chủ yếu để giảm chi phí nhưng lại ảnh hưởng đến độ bền cuối cùng.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền kéo là các điều kiện trong quá trình đùn màng. Hầu hết các biến đổi trong khi đùn đều ảnh hưởng đến các tính chất chung của nhựa rắn dùng cho màng thổi. Thiết lập nhiệt độ và tốc độ trục vít để tăng nhiệt làm nóng chảy nhựa. Nhiệt độ quá cao có thể làm giảm cấp đáng kể polymer, nên làm giảm tất cả các đặc tính cơ học. Ngay cả khi sự giảm cấp là không đáng kể, các tác động lực theo MD và TD ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự định hướng polymer, từ đó xuất hiện đặc tính căng. Nói chung, mức độ kéo theo hướng đã được định trước (tỷ lệ kéo theo MD hoặc tỷ lệ thổi lên theo TD) tăng lên, sự định hướng phân tử và độ bền kéo theo hướng đó tăng lên. Ngay cả chiều cao đường làm nguội cũng trực tiếp ảnh hưởng đến độ bền kéo. Lượng thời gian để làm mát polymer ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể cuối cùng, một ảnh hưởng quan trọng đối với tính bền kéo.

Cuối cùng, điều kiện thử nghiệm có thể tự mình ảnh hưởng đến độ bền kéo của một mẫu. Vì lý do này, các phương pháp thử nghiệm cần theo sát tiêu chuẩn. Nhiệt độ phòng và tốc độ biến dạng được sử dụng trong quá trình kiểm nghiệm sẽ ảnh hưởng đến dữ liệu. Ngoài ra, bất kỳ khuyết tật trong mẫu thử nghiệm hoặc vết trầy trên mẫu sản phẩm khi sản xuất sẽ dẫn đến kết quả sai.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH phú hoàng cường (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w