Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân

Một phần của tài liệu 201811184847_2767 (Trang 85 - 86)

cận thông tin của công dân

Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Trước hết, cơ quan cung cấp thơng tin có trách nhiệm cơng khai, cung cấp thơng tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ thơng tin. Trong trường hợp phát hiện thơng tin ở những nơi được cung cấp khơng chính xác hoặc khơng đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin. Đồng thời, Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin tiến hành các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân như lập, cập nhật, công khai Danh mục thơng tin phải được cơng khai; duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thơng tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thơng tin có hệ thống, đầy đủ, tồn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; rà sốt, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thơng tin trước khi cung cấp; kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thơng tin theo u cầu nhằm bảo đảm lợi ích cơng cộng, sức khỏe của cộng đồng...

Do cách thức tổ chức và phân công nhiệm vụ khác nhau giữa các cơ quan nhà nước, đồng thời, trong quy trình cung cấp thơng tin trong nội bộ của mỗi cơ quan địi hỏi có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tạo ra thông tin và đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, giao trách nhiệm cụ thể cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cán bộ, công chức trong việc tổ chức thực thi hiệu quả các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cơng dân. Do đó, Luật tiếp cận thơng tin xác định rõ, cơ quan cung cấp thơng tin có trách nhiệm ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Việc xây dựng Quy chế cịn là để mỗi cơ quan có sự chủ động, sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quy trình xử lý thơng tin tại các cơ quan, đơn vị; bảo đảm việc tổ chức triển khai, phân công các đơn vị trực thuộc; bố trí, phân cơng cơng chức làm đầu mối cung cấp thơng tin của mỗi cơ quan được rõ ràng; bảo đảm việc cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, đúng thời hạn luật định..., bảo đảm tính khả thi trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Luật tại mỗi cơ quan.

Để bảo đảm tính thống nhất trong việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin của các cơ quan và bảo đảm quy trình cung cấp thơng tin tại mỗi cơ quan thật thuận lợi cho người dân, bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời khi cung cấp thơng tin, Luật quy định những nội dung cơ bản của Quy chế gồm: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị

đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thơng tin và các đơn vị có liên quan.

Cùng với trách nhiệm tổ chức thực thi các biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, Luật đặt ra yêu cầu cơ quan cung cấp thơng tin có trách nhiệm rà sốt các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất

với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật tiếp cận thơng tin.

Ngồi ra, trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận thơng tin, cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện quyền của mình. Trong nhiều trường hợp cịn có thể xảy ra các vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin của cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hơp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để bảo đảm giải quyết thỏa đáng các quyền và yêu cầu của công dân, Luật giao trách nhiệm cho các cơ quan cung cấp thông tin phải tổ chức giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của cơng dân tại cơ quan mình khi được yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhằm xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, Luật xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể: người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin và người được giao nhiệm vụ cung cấp thơng tin. Theo đó, người đứng đầu cơ quan cung cấp thơng tin có trách nhiệm: bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan; bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân; sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho cơng dân tiếp cận thơng tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác; cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.

Người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thơng tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thơng tin thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi cản trở quyền tiếp cận thơng tin của công dân. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thơng tin có trách nhiệm cung cấp thơng tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu 201811184847_2767 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w