- Nhóm 8: La thiên phổ độ tiế uý gồm bài 53 La thiên phổ độ tiế uý
2.2.1 Tư tưởng Nho giáo
Lê Thánh Tơng đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hố đạo đức của thời kỳ này nên không thể không ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo. Sự ảnh hưởng ấy được ông thể hiện khá rõ trong các quan niệm của ông về đạo làm vua.
2.2.1.1 Thiên nhân cảm ứng
Học thuyết Thiên nhân cảm ứng đã được Đổng Trọng Thư 疏疏疏 (179 TCN – 104 TCN) đề cập trong tác phẩm Xuân Thu phồn lộ của ông. Thực ra ra học thuyết này đã có một q trình thừa kế lâu dài, có xuất xứ từ những thuyết Thiên mệnh từ các thời Hạ, Thương, Chu; khẳng định các hoạt động của con người và sự vận động của thiên nhiên đều do mệnh lệnh và ý chí của một vị thần tối cao – đó là Thượng đế.
Thiên nhân cảm ứng có nghĩa là giữa trời và người có tác động qua lại với nhau.
Học thuyết này đặc biệt liên quan đến những người làm chính trị, chăm dân, lo cho dân. Nếu vua làm yêu thương dân chúng, làm nhiều điều tốt thì trời sẽ ban xuống điềm lành, mưa thuận gió hồ. Ngược lại, nếu vua khơng chăm lo triều chính, ăn chơi, sa đoạ, trời sẽ giáng xuống tai ương.
Trước hết, đối với bản thân mình, Lê Thánh Tơng luôn quan niệm đạo làm vua là phải thừa thiên mệnh. Chính vì thế, ơng kính sợ, đồng thời tn theo bằng các nghĩa vụ kính thiên, uý thiên, thuận thiên. Khi có thiên tai hoặc hiện tượng dị thường thì phải cầu Trời tha thứ và tự mình tu đức để trời tha tội. Trong bài Huyền
quán kỳ an sớ, Lê Thánh Tơng viết: 疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏
疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏“Cam vũ mỗi khan, cố chính lệnh vơ trạng dĩ triệu ương nại sinh
dân hà cô, nhi đắc họa.Thần phản thân tư cữu, kính cốt tiêu tâm. Phỉ do thần thánh chi căng lân” (Mưa lành ít, xem xét chính lệnh khơng có gì sai trái mà dẫn
đến tai ương cả, vậy mà sao dân chúng gặp tai họa. Bề tôi quay trở lại suy xét lỗi lầm, trong lịng chấn động, lo lắng vơ cùng).
Ơng hay cầu mưa, cầu an mỗi khi bị hạn hán, lũ lụt. Và khi được mùa thì ơng lại tạ ơn trời đất, vui mừng cho là do ơn trên ban xuống. Trong bài Hồng thái hậu
bảo thai sự ý văn, ơng viết: 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 “Thần ngơn niệm, tính danh thân cư hạ giới, mệnh thuộc thượng thiên. Hà càn khôn phúc tái chi ân, cảm nhật nguyệt chiếu lâm chi đức” (Thần trộm nghĩ: Họ tên mình ở cõi
đời, mệnh thuộc vào trên trời. Nhờ ơn trời đất che chở, cảm tạ đức nhật nguyệt soi sáng).
2.2.1.2 Tu dưỡng thân tâm
Tu dưỡng thân tâm chính là vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, tự sửa mình và ln nghiêm khắc để nhận rõ sai sót để sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Tư tưởng này xuất phát từ tu thân 疏疏 của Nho giáo.Tu thân có ý là tu dưỡng lời nói và hành vi, là nền tảng cơ bản của bát điều mục, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến, tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện, cũng là yêu cầu tối cao mà Đại học muốn con người đạt đến. Chỉ có tu thân tốt mới
có thể nói đến “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ”. Tư tưởng tu thân càng có ý nghĩa quan trọng đối với bậc đế vương, làm chủ thiên hạ. Nếu vua tu dưỡng tốt đạo đức, làm nhiều điều tốt thì trời sẽ ban xuống điềm lành, khiến cho dân chúng mưa thuận, gió hồ, mùa màng bội thu.
Lê Thánh Tơng thấy được sự cần thiết phải có của người làm vua đó chính là tu dưỡng đạo đức. Ơng ln tự trách mình, tự tu sửa mình cho đúng đạo làm vua. Và khi có tai ương xảy ra, ơng nhận mọi lỗi lầm là do mình gây ra. Trong bài Kỳ an sớ văn, ông tự ăn năn hối lỗi: 疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏 “Lượng thần nhất nhập chi quân họa phi bỉ bách tính chi nẫm hung”(Điều này thực là do một mình bề tơi này kêu
gọi tai họa kéo tới chứ không phải do bách tính kia tích chứa điều ác).
2.2.1.3 Lấy dân làm gốc
Điều cốt lõi trong tư tưởng của Lê Thánh Tông là nhân nghĩa, thân dân. Người làm vua là phải lấy dân làm gốc, lo cho nhân dân, thương dân.Tư tưởng này kế thừa quan niệm Dân vi bang bản của Khổng Tử và Dân vi quý, xã tắc thứ chi,
qn vi khinh của Mạnh Tử. Chính vì thế ơng coi dân là gốc rễ của nhà nước, gốc
có vững thì nước mới bền, dưới dưỡng dân chúng, trên kính trời, phải làm cho dân ấm no, hạnh phúc. Bàn về vai trị của dân ở đây có sự coi trọng, đề cao ý nghĩa. Nó yêu cầu người trị nước phải có trách nhiệm chăm lo cuộc sống của dân, làm cho dân được sung túc. Trong các bài sớ văn, Lê Thánh Tông cho rằng tai ương do trời giáng xuống là vì khiến trách bậc qn chủ khơng chăm lo tốt cho dân : 疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏” Tiền nhật chi vũ, nãi thi hành chi vận dư tướng thiên đế hưng
tai dĩ hại vật dư” (Cơn mưa những ngày trước đây, là sự biến đổi của thời tiết ư?
Tư tưởng này cũng thể hiện rõ qua sự thành khẩn cầu đảo của nhà vua cho dân chúng được bình an, mưa gió thuận hồ và nhận mọi lỗi lầm là do mình gây ra, khơng phải do bách tính chứa điều ác: 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏 疏疏疏 疏疏 疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏 “Quyền quyền yên vi bách vạn sinh linh nhi thỉnh lệnh dã. Phục vọng xá thần chi tội, chửng dân chi trầm, tẩy địch tích khiên. Ân đàm thực huệ, vân hành vũ thí , tiêu tiêu tam nhật chi lâm” (Chăm chăm vì sinh
linh trăm họ mà thỉnh mệnh. Nép mong xá bỏ tội lỗi, cứu vớt dân chúng cịn đang chìm đắm, tẩy rửa các lỗi lầm tích chứa, ân huệ lan khắp, mây bay mưa tn, xối xả mưa ngọt suốt 3 ngày).
Xuyên suốt các bài sớ của mình là một tấm lịng thương dân, lo cho dân chúng khơng được bình an, lo cho mùa màng của dân, dốc hết lòng thành nhỏ bé mong cho bề trên soi xét. Lê Thánh Tông luôn mong cho dân được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu: 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 “Cẩn khiển ty lễ giám quan Trần Đình Đạt dao bổng tín hương, nghệ vu Ngọc Thanh điện đầu thầm khẩn đảo, kỳ tiêu âm dâm chi khí. Đại sung hịa sướng chi hình vũ dịch dĩ thời, tai hại bất khởi, tứ dân lạc dục bách cốc phong đăng” (Kính cẩn sai quan tư lễ giám Trần Đình Đạt ở xa ơm nén
hương đến Ngọc Thanh điện thành khẩn cầu xin tiêu trừ thời tiết ẩm ướt, mưa dầm. Thời thế phồn vinh thịnh vượng, mưa tùy theo mùa, không xuất hiện tai ương, muôn dân vui trong cảnh bội thu được mùa )(Kỳ tình Ngọc đế sớ).