- Nhóm 8: La thiên phổ độ tiế uý gồm bài 53 La thiên phổ độ tiế uý
2.2.2 Tư tưởng Phật giáo
Trong Sớ văn tập có tới chục bài sớ cầu Phật nhằm xin Phật độ trì cho dân thốt khỏi cảnh mưa dầm, nắng hạn, có kèm theo lời bình rất hay của Thân Nhân Trung và Nguyễn Trực. Ngồi ra cịn có hàng chục bài đứng trên cương vị nhà vua để cầu
đảo, chan chứa tình thương bách tính, chứng tỏ ảnh hưởng khơng bỏ qua quan niệm từ bi, hỉ xả, yêu mến thiên nhiên của Phật. Phần lời dẫn cịn tóm tắt sự du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc, cũng phân tích sự khởi đầu và hưng thịnh của Đạo giáo ở đây.
Không những thế, Lê Thánh Tơng cịn đề cập tới khái niệm, thuật ngữ Phật giáo trong phần chú thích của các bài sớ như Hoa tạng thế giới, tam thiên thế giới, tứ tướng. Trước tiên là Tam thiên thế giới: ‘Một ngàn tiểu thế giới gộp lại, gọi là tiểu
thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới, gọi là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới”. Như vậy là đại thiên thế giới là
một ngàn tiểu thế giới, nhân lên một ngàn lần, thành một trung thiên thế giới, rồi lại từ một trung thiên thế giới nhân lên một ngàn lần nữa mà thành…Vậy là kinh qua ba lần lũy tiến con số ngàn, vì vậy mà có tên gọi tam thiên đại thiên thế giới.
Một trong những thuật ngữ được đề cập tới đó là Hoa tạng thế giới: 疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏 “Hoa nghiêm kinh luận giả chính nghĩa xích thiên mậu
đệ nhị hữu vân. Thân tắc sinh lão bệnh tử, sử nhi phục sinh, giới tắc thành trụ hoại không , không nhi phục thành địa sơn, đại vân giáng không giáng vũ như trục tích bỉ phong luân chi thượng, kết vi thuỷ luân. Tối thượng kiên ngưng vi kim như nhũ đình mơ, thị vi kim ln (Đã có thân là có sinh lão bệnh tử, chết rồi lại sống, thế
giới có thành trụ hoại khơng, từ cái khơng lại thành địa sơn. Đám mây nổi lên và đổ mưa xuống trên phong luân, hạt mưa lớn như trục xe, chứa lại thành thủy ln. Đơng lại thành lớp cứng chắc trên đó gọi là kim như màng tiết sữa gọi là kim luân). Thế giới Hoa Tạng nghĩa là thế giới nằm trong bông hoa sen. Đây là một thế giới vô cùng trang nghiêm và mĩ lệ, cũng là một Tịnh độ trong Phật giáo.
Trong bài Bảo an sớ nhị thể, tư tưởng về” tứ tướng” được nhắc đến. Phật Thích Ca đem tất cả hiện tượng vũ trụ nhân sinh do nhất niệm vô minh cảm biết được (là vũ trụ tương đối) đều gọi là Tướng. Tướng tức là tương đối, là biến hóa, là hữu hạn, là chẳng thật , do đó khiến chúng sanh mê vọng. Tứ tướng bao gồm: Ngã Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng, Thọ Giả Tướng. Bốn tướng này đại diện cho tất cả hiện tượng của nhân sinh vũ trụ tương đối, có thể dùng để giải thích nội tâm của con người đối với vũ trụ vạn vật sở sinh đủ thứ sai lầm.
Lê Thánh Tông là vị vua “lấy dân làm gốc”, coi sự bình an, ấm no của dân là nhiệm vụ hàng đầu, chan chứa lòng thành dâng sớ lên, thể hiện một tấm lòng từ bi, hỉ xả của Phật giáo. Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. Còn Bi là lịng thương xót rộng lớn trước những nỗi khổ đau của người khác và quyết tâm làm mọi cách để diệt trừ những đau khổ này. Hỷ có nghĩa là vui theo. Xả là từ bỏ, không chấp nữa. Xuyên suốt các bài sớ văn là một tấm lòng yêu nước, thương dân, mong cho dân được yên ổn, ấm no của một vị vua hết lịng vì nước, vì dân.
2.3 Tiểu kết chương 2
Trong phần này, chúng tôi đã phân chia các bài sớ văn theo nội dung và chỉ ra đối tượng được hướng tới. Đồng thời phân tích nội dung, từ chương thơng qua lời bình của các văn thần trong các bài sớ. Qua đó ta thấy được tài năng văn chương cũng như tấm lòng nhân đạo của Lê Thánh Tơng. Sớ văn tập khơng chỉ được nhìn nhận dưới ý nghĩa trong đời sống tâm linh mà còn là một tác phẩm văn chương trong bộ phận văn ngự chế Lê Thánh Tông. Qua các bài sớ cầu đảo, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo của tác giả được thể hiện rõ nét.
KẾT LUẬN
1. Lê Thánh Tông là một tác gia tiêu biểu trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XV. Sự nghiệp thơ văn của nhà vua được nhiều thế hệ khảo cứu, giới thiệu và trân trọng những đóng góp của ơng cho sự phát triển của dân tộc. Các sáng tác của Lê Thánh Tơng có ảnh hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn học, văn hoá. Là một bộ sách mang tính chất của một bộ hội yếu, ghi chép điển chương chế độ thời kì đầu của nhà Lê, Thiên Nam dư hạ tập đặt ra nhiều vấn đề cho các học giả Hán Nôm và văn học nghiên cứu.
2. Thiên Nam dư hạ tập với kí hiệu A.334/5 hiện đang được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm. Việc nghiên cứu bộ phận Sớ văn trong Thiên Nam dư
hạ tập khơng chỉ đóng góp vào việc khảo cứu và giới thiệu thơ văn ngự chế
mà cịn có ý nghĩa với đời sống tâm linh của cung đình nhà Lê, đồng thời đóng góp bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu các sớ văn –một bộ phận văn bản Hán Nôm thông dụng trong đời sống tâm linh của Việt Nam trước nay.Để giải quyết các vấn đề của tác phẩm, chúng tôi sử dụng các phương pháp văn bản học và tị huý để mô tả, xử lý và căn cứ vào chữ huý để đưa ra sự phỏng đốn về niên đại. Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp như ngữ văn học, phiên dịch học, phương pháp văn thể học, văn hoá học, lịch sử tư tưởng nhằm nêu ra một số tư tưởng Nho giáo, Phật giáo thể hiện trong đó.
3. Chúng tơi đã khái qt những nét cơ bản về tác giả Lê Thánh Tông và tác phẩm Thiên Nam dư hạ tập. Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm. Một trong những bộ hợp tuyển được lưu trữ trong kho tàng thư tịch Hán Nôm phải kể tới Thiên Nam dư hạ tập.Tác phẩm có vai trị quan trọng không chỉ trên phương diện lịch sử mà còn ở lĩnh vực văn chương. Đây là một bộ sách mang tính chất của một bộ hội yếu, ghi chép điển chương chế độ thời kì đầu của nhà Lê, được biên soạn vào năm Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông.
4. Ngồi ra, chúng tơi cịn giới thiệu được thể loại sớ văn với tư cách là văn kiện hành chính và văn bản sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo. Sớ 伏 là một thể tài văn chương có nguồn gốc ra đời từ rất sớm, ngay từ thời Hán, dùng để chỉ hành động bề tơi dâng thư trình lời lên bậc đế vương. sớ 疏 có tính chất giống như tấu, nhưng vừa phải trình bày, vừa phải phân tích và biện luận tình hình một cách rõ ràng. Ngày nay, sớ được sử dụng trong việc cúng lễ. Trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng người ta cũng hay sử dụng sớ khi tự thân đi lễ nơi đền chùa theo quan niệm sớ là văn bản để dâng lên các đấng siêu hình, mong được phù hộ độ trì, đạt được ước nguyện.
5. Bên cạnh đó, chúng tơi làm rõ cấu trúc của tập Sớ văn, tình hình văn bản, mơ tả thể thức của một bài sớ văn từ đó đưa đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về thể loại này. Phần sớ văn khơng phân chia nội dung mà các bài sớ được sắp xếp theo trình tự nối tiếp, gồm 136 trang, chia làm 2 phần lời dẫn và 53 bài sớ văn.
6. Chúng tôi tiến hành phân chia nội dung các bài sớ thành các nhóm: sớ cầu an, sớ cầu mưa, sớ cầu tạnh, sớ trấn trạch, sớ tạ lôi...Mỗi bài sớ đều có một đối tượng được hướng tới. Đó chính là Phật và thánh. Các vị thánh bao gồm Huyền Thiên Thượng đế và Ngọc đế. Ngồi ra cịn có một vị tiểu thần là lơi thần (thần sấm sét). Trong đó Huyền Thiên Thượng đế xuất hiện với tần suất cao, chứng tỏ sự quyền năng và ứng nghiệm của vị thần này trong tín ngưỡng thờ phụng của vua Lê Thánh Tơng.
7. Qua lời bình luận của các văn thần, ta thấy được tài năng văn chương của Lê Thánh Tông trong việc sử dụng từ ngữ. Sớ văn tập khơng chỉ có ý nghĩa
trong đời sống tâm linh mà thực sự trở thành một tác phẩm văn chương xuất sắc.
8. Qua các bài sớ cầu đảo, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo của tác giả được thể hiện rõ nét. Đó là tư tưởng thiên nhân cảm ứng, tu dưỡng thân tâm, lấy dân làm gốc trong Nho giáo. Ngoài ra các bài sớ đứng trên cương vị nhà vua để cầu đảo, chan chứa tình thương dân chúng, chứng tỏ ảnh hưởng không bỏ qua quan niệm từ bi, hỉ xả của Phật giáo. Trong các bài sớ văn, một số thuật ngữ Phật giáo được nhắc đến như: Hoa tạng thế giới, tam thiên thế giới, tứ tướng.
9. Mặc dù có vai trị vơ cùng quan trọng nhưng đến nay những nghiên cứu về
Sớ văn tập trong Thiên Nam dư hạ tập vẫn cịn khá ít và chưa có một cơng
trình nào phiên dịch, nghiên cứu về vấn đề văn bản cũng như nội dung tư tưởng thể hiện trong đó. Tuy Niên luận cịn khá nhiều khiếm khuyết, song chúng tơi mong rằng có thể cung cấp cho mọi người một bản dịch tham khảo trong khi chờ đợi một bản dịch tốt hơn.