Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh thành phía nam (Trang 37 - 42)

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Qui trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được trình bày như trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiện được trình bày như trong Bảng 3.1

Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu

Bước 1 : Xây dựng thang đo

Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến tiến độ dự án xây dựng bao gồm các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam. Trên cơ sở này một tập biến quan sát (thang đo nháp I) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu).

Bước 2 : Nghiên cứu định tính

Do sự khác nhau đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, ngồi ra cịn có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu (dự án xây dựng cơ bản) nên cần phải điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp hơn. Nên tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua nghiên cứu định tính với cơng cụ là thảo luận tay đôi (in-depth interviews). Thảo luận tay đôi được thực hiện với 5 người là những chuyên gia đã tham gia vào các dự án XDCB ở những vị trí quan trọng, đặt biệt là 2 chuyên gia cao cấp với số năm kinh nghiệm trên 30 năm trong ngành Giao thông.

Kết quả của thảo luận tay đôi cho thấy các nhân tố Môi trường công nghệ, Nhân sự của tư vấn thiết kế không được đánh giá là những tố ảnh hưởng đến tiến độ

dự án nên đã đư ợc loại bỏ (xem mục 2.4.2). Ngoài ra nhân tố Nhân sự chủ đầu

trong nhóm nhân tố Năng lực các bên tham gia (NL) trùng lắp với nhóm nhân

tố Năng lực chủ đầu tư (CDT) và nhân tố Tài chính của chủ đầu tư cũng khá tương đồng với nhóm nhân tố Sự thuận lợi (TL) nên cũng tiến hành loại bỏ 2 nhân tố này.

Thông qua kết quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh, thang đo nháp này (gọi là thang đo nháp II) được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Bước 3 : Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo nháp II được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với một mẫu có kích thước n = 20. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha (Cronbach, 1951). Theo như Nunnally and Bernstein (1994) khi Cronbach alpha ≥ .60 thì thang đo có th ể chấp nhận về mặt độ tin cậy và chấp nhận các biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correction) dưới .30 trong phân tích Cronbach alpha (trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Bước 4 : Nghiên cứu định lượng chính thức

và xử lý bằng phần mềm SPSS. Cụ thể các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng như sau :

Xếp hạng các nhân tố

Xếp hạng các yếu tố nhằm mục đích xác định các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ của dự án dựa vào đánh giá chỉ số quan trọng tương đối RII (Relative Importance Index).

Kỹ thuật đánh giá sử dụng chỉ số quan trọng tương đối RII được sử dụng trong nghiên cứu của Shas AA (1993) ên để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

đến tiến độ dự án (trích dẫn m 2).

Trong đó :

RII : Chỉ số quan trọng tương đối

r : Mức độ ảnh hưởng được đánh giá bởi người khảo sát; mức độ từ "1" là rất không ảnh hưởng đến "5" tương ứng là rất ảnh hưởng.

N : Tổng số bảng khảo sát được phản hồi.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định lại bằng các số liệu khảo sát chính thức. Độ tin cậy của các biến quan sát được đánh giá qua Cronbach’s Alpha. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item – total correlation) < 1.3 (Nunnally, 1978) được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ

số Cronbach’s Alpha > 0.6 (Nunnally and Bumstein, 1994).

Phân loại, sắp xếp các yếu tố và kiểm định mơ hình

Sau khi xếp hạng các yếu tố, phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ được sử dụng nhằm phân loại và sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ trong nghiên cứu thành các nhóm dựa vào đánh giá độ giá trị của các yếu tố.

bởi Chan and

∑ = × đầu ti Ku , 0 araswamy, 200 ≤ 1

Để có thể phân tích nhân tố, các biến phải có tương quan với nhau. Sử dụng kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) để kiểm định giả thuyết Ho là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng and Chu Nguyễn

Mộng Ngọc, 2008).1

KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để thích hợp phân tích nhân tố, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng and Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)2

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố. Chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có

phương sai là 1 (Hồng Trọng and Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)3

Sau khi có kết quả phân tích nhân tố, tác giả tiến hành hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết theo kết quả đó.

Phân tích hồi qui tuyến tính bội

Trước tiên dùng hệ số tương quan Pearson trong ma trận hệ số tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Ma trận hệ số tương quan là một ma trận vuông gồm các hệ số tương quan. Tương quan của một biến nào đó với chính nó sẽ có hệ số tương quan là 1 và chúng có thể được thấy trên đường chéo của ma trận.

Mỗi biến sẽ xuất hiện hai lần trong ma trận với hệ số tương quan như nhau, đối xứng nhau qua đường chéo của ma trận.

1 Trang 32

2 Trang 31

Xác định được các biến độc lập và phụ thuộc có tương quan tuyến tính, tác giả cụ thể hóa mối quan hệ nhân quả này bằng mơ hình hồi qui tuyến tính bội. Với tiến độ dự án là biến phụ thuộc và các biến còn lại là các biến độc lập.

Tác giả sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định độ phù hợp của mơ hình. Sử dụng kiểm định t để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi qui. Và đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính bội bằng hệ số R2 và hệ số R2 điều chỉnh. Hệ số R2 điều chỉnh là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi quy tuyến tính bội vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của hệ

số R2 (Hồng Trọng and Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phương trình hồi quy tuyến tính bội được xác lập. Dựa vào các hệ số hồi quy riêng phần trong phương trình để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ các dự án xây dựng cơ bản. Hệ số hồi quy riêng phần của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến tiến độ hồn thành dự án xây dựng cơ bản càng cao.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh thành phía nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w