Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nước giai đoạn 2008 2013 theo mô hình camel và phương pháp bao dữ liệu dea (Trang 73 - 78)

2013

2.7. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nƣớc giai đoạn 2008-2013

Từ kết quả phân tích và đánh giá các NHTMNN trong phần 2.1, 2.3, 2.4, tác giả tóm lƣợc những thành quả và hạn chế của các tổ chức này nhƣ sau:

2.7.1. Những thành quả đã đạt đƣợc

Mặc dù nền kinh tế hết sức khó khăn, thị trƣờng chứng khốn Việt Nam sa sút nghiệm trọng, Vietinbank, BIDV và Vietcombank vẫn cổ phần hóa thành cơng và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tiêu điểm là sự kiện Vietcombank trở thành NHTMNN đầu tiên chào bán thành công cổ phần cho các nhà đầu tƣ cá nhân, với 6,5% cổ phần đƣợc bán ra, trị giá 10,5 nghìn tỷ đồng (khoảng 653 triệu USD). Tiếp theo, Vietinbank cũng thành công chào bán đƣợc 4% cổ phần, trị giá 1,1 nghìn tỷ đồng (khoảng 64 triệu USD). BIDV chào bán đƣợc 3,68% cổ phần, thu về 1,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 75 triệu USD).

Sự kiện NHTMNN cổ phần thành công không chỉ tạo một kênh huy động vốn mà còn giúp các TCTD này quảng bá hình ảnh, thúc đẩy lành mạnh hóa tình hình tài chính, thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong khu vực và thế giới. Bằng chứng rõ nét là việc ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) đã mua lại 15% cổ phần của Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD vào năm 2011. Sang năm 2012, ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (Nhật Bản) trở thành đối tác chiến lƣợc của Vietinbank với thƣơng vụ gây choáng váng trị giá 743 triệu USD để mua toàn bộ 20% cổ phần ở ngân hàng này.

Khó khăn đã và vẫn còn tồn tại, thế nhƣng Vietinbank, BIDV và Vietcombank vẫn giữ đƣợc thế mạnh của mình với quy mô chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản ngày càng tăng. Đáng chú ý, vốn điều lệ tăng lên rất nhanh trong khi các NHTM cổ phần khác chỉ tiêu này thấp hơn nhiều, và phải rất khó khăn để gia tăng chỉ tiêu này. Hiện tại hệ thống NHTM Việt Nam, chỉ có 4 ngân hàng có vốn điều lệ trên 20 nghìn tỷ đồng (Vietinbank, BIDV, Vietcombank và Agribank). Để thích ứng với xu thế hội nhập theo chuẩn mực đánh giá của Moody’s ngân hàng khá trong khu vực có mức vốn chủ sở hữu khoảng 1 tỷ USD (tƣơng đƣơng 21 nghìn tỷ đồng) (World Bank, 2012).

Việc chú trọng vào nguồn lực con ngƣời, đầu tƣ vào công nghệ và tăng cƣờng các quan hệ quốc tế cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy Vietinbank, BIDV và Vietcombank hoạt động hiệu quả. Hệ thống công nghệ và quản trị đang từng bƣớc đƣợc đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng đa dạng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lƣới internet, mạng viễn thông trong thời gian gần đây bao gồm: dịch vụ ngân hàng điện tử, mobile banking, thẻ thanh toán,…Mạng lƣới ngân hàng mở rộng khắp nơi hàng cùng với sự xuất hiện của kênh phân phối điện tử, tạo điều kiện cho cho cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng.

Và kết quả của những thành quả trên là các giải thƣởng có giá trị mà các tổ chức trong nƣớc và trên thế giới đã trao tặng cho các NHTMNN này. Đó khơng chỉ

là minh chứng hiệu quả hoạt động mà còn là động lực để Vietinbank, BIDV và Vietcombank không ngừng vƣơn lên, tiếp tục là đầu tàu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thực hiện vai trò huyết mạch của nền kinh tế.

2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Khơng có sự thành cơng lớn lao nào đƣợc tạo dựng trên con đƣờng bằng phẳng cả. Bằng chứng cho thấy mặc dù đối mặt với mn vàn khó khăn, các NHTMNN đã vƣợt ra khỏi bối cảnh và đạt đƣợc những thành quả nổi bật. Tuy nhiên, các TCTD này vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Nổi bật lên là hai hạn chế:

- Vấn đề bao trùm của cả tồn hệ thống NHTM nói chung và NHTMNN nói riêng là nợ xấu có xu hƣớng gia tăng trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 2008- 2013, nợ xấu tại các NHTMNN tăng lần lƣợt nhƣ sau: Vietinbank tăng từ 2,2 nghìn tỷ lên 3,8 nghìn tỷ; BIDV tăng từ 4,2 nghìn tỷ đồng lên 7,3 nghìn tỷ đồng, Vietcombank tăng từ 5,2 nghìn tỷ đồng lên 7,5 nghìn tỷ đồng. Khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thu hồi nợ xấu đã trích lập dự phịng rủi ro diễn ra còn chậm. Nguyên nhân nợ xấu các NHTMNN tăng là do:

+ Cho vay nhóm khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào vốn của hệ thống các NHTM, nhất là doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế, tổng cơng ty nhà nƣớc có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả.

+ Mức độ tập trung tín dụng rất lớn vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro và khơng có hiệu quả cao nhƣ bất động sản, doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế.

+ Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, khách hàng gian dối, cố tình lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

+ Rủi ro đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng thối hóa, biến chất, cấu kết với khách hàng vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân.

+ Sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng dẫn đến các nhà quản lý chú trọng lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh, nóng vội trong cạnh tranh mà dễ dàng bỏ qua các điều kiện đủ để cho vay.

+ Sự ảnh hƣởng của tình hình kinh tế nói chung, kinh tế khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng làm ăn thua lỗ.

- Một hạn chế khác là tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu NHTMNN cịn thấp so với các NHTM trong khu vực và trên thế giới mặc dù CAR của các ngân hàng này đã cao hơn so với quy định của NHNN. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã nâng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu lên 10%-12%. Một số thống kê cho thấy, tại các ngân hàng thƣơng mại khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng, hệ số CAR bình qn đã là 13,1%, cịn của khu vực Đông Á là 12,3 . CAR năm 2012 của các ngân hàng đầu ngành thế giới nhƣ ICBC (Trung Quốc) là 13,7%, JP Morganchase & Co là 15,3%, Bank of America là 16,3%, HSBC là 16,1% (Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013). Vì thế hạn chế này sẽ là rào cản khơng nhỏ cho các NHTMNN nói riêng và cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn thấp là do:

+ Vốn điều lệ các NHTMNN còn thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhƣ ngân hàng Maybank (Malaysia) có vốn điều lệ 4,1 tỷ USD, Bangkok bank (Thái Lan) 3,2 tỷ USD, Bank Mandiri (Indonesia) 2,1 tỷ USD.

+ Việc tăng vốn chủ sở hữu còn hạn chế, khi nền kinh tế tăng trƣởng chậm, thị trƣờng chứng khoán giảm sút. Nợ xấu gia tăng, đặc biệt là các khoản nợ có khả năng mất vốn, ăn mịn dần lợi nhuận của các NHTMNN. Việc tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu gặp khó khăn.

+ Quy định của Chính Phủ thì nhà đầu tƣ nƣớc ngồi chỉ đƣợc phép nắm giữ tối đa 30 vốn điều lệ của ngân hàng. Quy định này sẽ hạn chế nguồn vốn góp của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi vào ngân hàng Việt Nam.

Kết luận chƣơng 2

Hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2013 đã đƣợc phân tích và đánh giá trên nhiều phƣơng diện: từ những thành tựu mà các TCTD này đạt đƣợc cho đến kết quả của việc ứng dụng mơ hình CAMEL và phƣơng pháp bao dữ liệu DEA trên cơ sở lý luận trong chƣơng 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy NHTMNN Việt Nam, điển hình là Vietinbank, BIDV và Vietcombank đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn. trong đó, Vietinbank là ngân hàng đứng đầu về hiệu quả hoạt động trong 3 NHTMNN đƣợc xem xét theo mơ hình Camel và là ngân hàng có sự cải tiến mạnh mẽ về cơng nghệ lẫn qui mơ theo mơ hình DEA.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nước giai đoạn 2008 2013 theo mô hình camel và phương pháp bao dữ liệu dea (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w