6. Kết cấu luận văn
2.2. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xây
2.2.4. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG
Tác giả sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson-Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Sài Gòn.
Bảng 2-16: Ma trận năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG Các yếu tố năng lực cạnh tranh Trọng số
NLCT Điểm yếu tố NLCT Điểm số NLCT (1) (2) (3=4*2) (4) 1.Năng lực cạnh tranh lãi suất 0,1127 0,3929 3,486
2.Năng lực tài chính 0,1114 0,3462 3,108
3.Năng lực nguồn nhân lực 0,1109 0,3933 3,546
4.Năng lực chất lượng dịch vụ 0,1091 0,3679 3,372
5.Năng lực phát triển mạng lưới 0,1016 0,3556 3,500 6.Năng lực uy tín ,thương hiệu 0,0967 0,3012 3,115 7.Năng lực quản trị ,điều hành 0,0935 0,3092 3,307 8.Năng lực phát triển sản phẩm 0,0886 0,2785 3,143 9.Năng lực Marketing 0,0886 0,2903 3,277 10.Năng lực công nghệ 0,0869 0,2770 3,187
Tổng 1,000 3,3120
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Qua kết quả phân tích tác giả có một số kết luận sau:
Nhìn chung các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG được đánh giá ở mức trung bình. Yếu tố năng lực nguồn nhân lực được đánh giá cao nhất với số điểm là 3,546 điểm, yếu tố năng lực tài chính bị đánh giá thấp nhất với 3,108 điểm. Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng khi trọng số 0,1114 thì điểm năng lực cạnh tranh lại thấp nhất 3,108 điểm. Đối với một ngân hàng thì năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng, năng lực tài chính vững mạnh để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng về vốn, cung cấp tín dụng hiệu quả và đảm bảo tính thanh khoản. Do vậy, chi nhánh Sài Gịn cần có
những biện pháp thích hợp để cải thiện năng lực tài chính nhằm nâng cao tính cạnh tranh.
Chi nhánh cần cải thiện các yếu tố có trọng số lớn và có vai trị đặc biệt quan trọng có tỷ trọng lớn như năng lực nguồn nhân lực (0,1109), năng lực chất lượng dịch vụ (0,1091), năng lực phát triển mạng lưới (0,1016) nhưng điểm năng lực cạnh tranh chỉ ở mức trung bình thấp.
Ngồi ra, chi nhánh cũng cần sự hỗ trợ của hội sở để cải thiện các yếu tố như năng lực uy tín, thương hiệu ( 3,115/5 điểm), năng lực Marketing (3,277/5 điểm), năng lực công nghệ (3,187/5 điểm) để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Tóm lại, tất cả các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG đều cần phải cải thiện và nâng cao hơn nữa để chi nhánh có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường phát triển và cạnh tranh rất cao như TP.HCM.