.8 Bảng mô tả chi tiết các biến quan sát

Một phần của tài liệu Kỳ vọng và cảm nhận về chất lượng dịch vụ mẫu giáo của phụ huynh tại TP HCM (Trang 42 - 46)

Loại Nhân tố Biến quan sát lƣợngSố

Biến độc lập

Đội ngũ giáo viên, nhân

viên (GV) GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7 7

Chƣơng trình đào tạo

(DT) DT1, DT2, DT3, DT4, DT5 5

An toàn và sức khỏe

(AT) AT1, AT2, AT3, AT4, AT5, AT6, AT7 7

Cơ sở vật chất (CS) CS1, CS2, CS3, CS4, CS5 5

Sự thuận tiện (TT) TT1, TT2, TT3, TT4 4

Chi phí (CP) CP1, CP2, CP3,CP4 3

Biến phụ

thuộc Chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo (CL) CL1, CL2, CL3, CL4 3

Tổng 34

3.5 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một trong những hình thức đo lƣờng đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lƣợng là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Ông đã đƣa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1-5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của ngƣời trả lời.

Thông thƣờng, chúng ta sẽ sử dụng các thang đo đa khía cạnh và cả thang đo đơn khía cạnh trong q trình thiết lập thang đo và bảng câu hỏi.

Số lƣợng mẫu cho mỗi loại nghiên cứu sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách chọn mẫu, một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thƣớc mẫu phải từ 100 đến 150 ( Hair & cộng sự, 1998), cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn là 200 (Hoelter, 1983). Theo Bollen (1989) kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 cho một tham số cần ƣớc lƣợng. Nhƣ vậy, dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này là 34 biến quan sát thì số lƣợng mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải đạt ít nhất là 170 mẫu. Nghiên cứu này có kích cỡ mẫu theo kế hoạch là n=350, đáp viên đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi nhƣ Phụ lục 2, gồm có 3 phần chính:

• Phần 1: 2 câu hỏi gạn lọc đối tƣợng khảo sát.

• Phần 2: Thang đo Likert từ 1 đến 5, gồm hai phần nghiên cứu: (1) kỳ vọng và

(2) cảm nhận về dịch vụ mẫu giáo, mỗi phần gồm 34 câu hỏi cho 6 biến độc

lập (31 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (3 biến quan sát).

• Phần 3: Một số thơng tin về khách hàng (giới tính, độ tuổi, số lƣợng con trong gia đình, trình độ học vấn, thu nhập, loại hình trƣờng mẫu giáo, địa bàn). Bảng câu hỏi ban đầu đƣợc đƣa vào lấy ý kiến thử 10 khách hàng để phát hiện những sai sót và những câu hỏi nào chƣa rõ hoặc gây nhầm lẫn cho đối tƣợng lấy trong quá trình trả lời. Sau đó, tác giả hiệu chỉnh bảng câu hỏi trƣớc khi tiến hành phỏng vấn chính thức.

Thời gian dự định kể từ khi gửi bảng câu hỏi cho khách hàng và nhận lại bảng câu hỏi là ba tuần. Trong trƣờng hợp khách hàng bỏ quên hoặc không muốn trả lời bảng câu hỏi, tác giả sẽ chủ động gọi điện thoại để hỏi thăm kết quả và giải thích nếu khách hàng chƣa rõ về cách trả lời bảng câu hỏi. Nếu trong bảng câu hỏi khách hàng bỏ sót một vài câu, tác giả sẽ gửi lại và giải thích để khách hàng trả lời bổ sung cho đầy đủ hạn chế tối đa những kết quả không hợp lệ.

Bảng câu hỏi cũng đƣợc gửi trực tiếp đến tay khách hàng tại các trƣờng mẫu giáo vào các giờ phụ huynh đƣa đón trẻ hoặc tại các khu vui chơi dành cho trẻ em, các công viên trong thành phố.

Dựa trên thông tin thu thập đƣợc, sau khi sàng lọc dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích hồi quy dựa trên kết quả trả lời về chất lƣợng cảm nhận. Sau đó tiến hành đánh giá sự khác biệt giữa mức độ cảm nhận thực tế so với mức kỳ vọng của phụ huynh về chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chƣơng này tác giả sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu định tính, xây dụng thang đo, nghiên cứu định lƣợng và các thông tin về thu thập mẫu.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai bƣớc: nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận trực tiếp dạng câu hỏi mở các chuyên gia và phụ huynh, dùng để điều chỉnh và bổ sung vào thang đo của mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết đã đƣợc chuẩn bị sẵn, với mẫu có kích thƣớc dự kiến n = 350.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Tóm tắt đặc điểm mẫu nghiên cứu 4.1 Tóm tắt đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Công việc thu thập thông tin đƣợc thực hiện bằng cách gửi 350 bảng câu hỏi. Kết quả có 316 bảng trả lời hợp lệ, trong đó có 102 nam (chiếm 32,3%) và 214nữ (chiếm 67,7%).

Qua phân tích số liệu cho thấy có 224 bé có mức chi phí trung bình cho một tháng là dƣới 3 triệu chiếm 70,9% và 92 bé có mức chi phí trung bình là 3 đến 5 triệu trong 316 ngƣời hồi đáp hợp lệ, chiếm 29,1%. Mức chi phí trung bình hàng tháng khơng có sự chênh lệch nhiều trong phân khúc thị trƣờng thuộc đề tài nghiên cứu.

Độ tuổi từ 25 đến 35 là. Độ tuổi của mẫu chủ yếu là từ 25 đến 35 tuổi, đây là độ tuổi có con nhỏ từ 3 đến 6 tuổi đi học mẫu giáo nhiều nhất, có 204 ngƣời (chiếm 64,6 %) trong 316 ngƣời hồi đáp hợp lệ, ít hơn là nhóm trên 35 tuổi có 77 ngƣời chiếm 24,4%, cuối cùng là nhóm dƣới 25 tuổi có 35 ngƣời chiếm 11,1%.

Có 187 ngƣời đƣợc phỏng vấn có 1 con (chiếm 59.2%), 116 ngƣời đƣợc phỏng vấn có 2 con (chiếm 36.7%) và 13 ngƣời có trên hai con chiếm 4.1% trong 316 ngƣời hồi đáp hợp lệ.

Trong 316 ngƣời hồi đáp hợp lệ thì trình độ đại học chiếm đa số 43.4% tƣơng ứng với 137 ngƣời, trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm 25.6% tƣơng ứng với 81 ngƣời, sau đại học chiếm 15.8% tƣơng ứng với 50 ngƣời, và có 48 ngƣời đƣợc phỏng vấn có trình độ trung học phổ thơng (chiếm 15.2%). Đối tƣợng nghiên cứu có trình độ học vấn tốt, đảm bảo vấn đề nhận thức về đề bảng câu hỏi và đề tài nghiên cứu.

Thu nhập trung bình của mẫu tƣơng đối phân bổ đều ở các nhóm, có 117 ngƣời có thu nhập từ 7 đến dƣới 12 triệu đồng/tháng (37%), 77 ngƣời có thu nhập từ 12 đến 17 triệu đồng/tháng (24.4%) và 71 ngƣời có thu nhập trên 17 triệu đồng/tháng

(22.5%), thấp nhất là thu nhập dƣới 7 triệu đồng/tháng (16.1%) có 51 ngƣời trong 316 ngƣời hồi đáp hợp lệ. Phần lớn ngƣời đƣợc phỏng vấn có thu nhập trung bình và mẫu này đại diện cho số đông cho dân số TP.HCM.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng và cảm nhận về chất lượng dịch vụ mẫu giáo của phụ huynh tại TP HCM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w