Đặc điểm khống hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm tồn lưu khu vực mỏ pyrit giáp lai phú thọ đề xuất giải pháp xử lý và kiểm soát ô nhiễm (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG I : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MỎ PYRIT GIÁP LAI

1.2.3. Đặc điểm khống hóa

Mỏ Pyrit Giáp Lai đã được Đồn Địa chất 29 thăm dị năm 1961 và xác định được 35 thân quặng tạo thành một dải khống hóa pyrit. Dải khống hóa phân bố trên chiều dài gần 1500 m, rộng 150 m, chiều dày trên dưới 100 m, bao gồm những mạch quặng gần song song theo phương Tây Bắc - Đơng Nam, cắm khá dốc về phía tây nam (góc dốc 45 - 500).

Khống hóa gặp chủ yếu trong tập đá hoa phía trên, cịn tập quarzit và tập đá hoa phía dưới biểu hiện khống hóa yếu ớt.

Các thân quặng có hình dạng phức tạp, dạng mạch, chùm mạch, thấu kính, ổ nằm gần song song với nhau và trùng với phương của đá vây quanh. Càng xuống sâu, thân quặng càng nhỏ dần, hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Quặng pyrit gặp dưới hai dạng đặc xít và xâm tán. Các thân quặng đặc xít có bề dày tương đối ổn định hơn và dao động trong khoảng 1,5m đến 3m hoặc 5m, có chỗ tới 14m. Các ổ quặng (nơi phình to) thường gặp ở những nơi tiếp giáp giữa đá carbonat và đá phiến (đá carbonat vách trụ, đá phiến mái che). Ở phần cạnh mạch phía trên và dưới thân quặng đặc xít phát triển đới quặng xâm tán với độ dày 0,5 - 0,7m, có nơi hàng mét. Đới quặng xâm tán phát triển mạnh ở những phần

thân quặng vát nhọn và thu hẹp lại, ngược lại ở những nơi thân quặng phình to thì đới này phát triển hạn chế.

Thân quặng đặc xít có hàm lượng sulfur biến thiên 15 - 30%, loại quặng hạt bở rời có chứa graphit hàm lượng sulfur khá cao tới 45%. Đối với quặng dạng xâm nhiễm tuy có độ dày khơng ổn định nhưng hàm lượng S ổn định hơn, tỷ lệ thường 5 - 10%.

Độ tập trung S trong cùng một thân quặng theo chiều thẳng đứng cũng khơng ổn định có chỗ tập trung giàu (đến 42%) có chỗ nghèo (hạ thấp 5%).

Trên mặt thân quặng bị phong hóa sâu tới 10 – 15m tạo thành lớp mũ sắt khá điển hình ở phần trên bề mặt.

Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là pyrit, thứ yếu có pyrotin và một lượng rất ít các khống vật mannhicovit, sphalerit, chancopyrit. Mỏ có nguồn gốc nhiệt dịch trao đổi.

Hàm lượng một số kim loại trong pyrit như sau [3]: Ba = 0,01%, V = 0,003 - 0,001%, Ti = 0,03 - 0,1%, Co = 0,01%, Ni = 0,03-0,1%, Cr = 0,001- 0,003%, Cu = 0,01-0,03%, As = 0,03 - 0,1%, Pb = 0,001 - 0,003%, Zn = 0,01 - 0,03%, Ga = 0,001%, Be = 0,001%, Zr = 0,001 - 0,003%, Y = 0,001 - 0,003%.

Trữ lượng cấp C1+C2 = 3.146.829 tấn, thuộc loại mỏ lớn. Hiện mỏ đã khai thác cạn kiệt và đã đóng cửa mỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm tồn lưu khu vực mỏ pyrit giáp lai phú thọ đề xuất giải pháp xử lý và kiểm soát ô nhiễm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)