CHƯƠNG I : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Các nội dung trình bày trên cho thấy quặng đi giàu sulfid và đá thải ở Giáp Lai là nguồn sinh axit mỏ đáng kể dẫn đến hàm lượng kim loại cao trong nước ở hạ lưu đe dọa đến sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh. Khu vực Giáp Lai đang phải trả giá vì mơi trường sau khai thác pyrit. Hơn nữa, do các cố gắng khắc phục tình trạng trên khơng đạt u cầu nên ảnh hưởng của nó trở nên nghiêm trọng.
3.2.1. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hồn ngun mơi trường
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tồn dư ở mỏ pyrit Giáp Lai là một bài học cho các cơ sở khai thác khoáng sản cũng như các nhà quản lý bảo vệ mơi trường và chính quyền địa phương. Vấn đề ở đây cho thấy tầm quan trọng của việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường cũng như ràng buộc các thủ tục pháp lý cần thiết đối với các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản về trách nhiệm thực hiện hồn ngun mơi trường sau khi đóng cửa mỏ kết thúc khai thác. Vì nếu không thực hiện tốt vấn đề này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực trước mắt cũng như lâu dài, việc khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy trong thời gian tới các nhà quản lý khống sản, bảo vệ mơi trường ở trung ương cũng như địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện và xử lý nghiêm các đơn vị khai thác khống sản khơng chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, lập đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Đặc biệt là sau khi kết thúc q trình khai thác, đóng cửa mỏ phải thực hiện các biện pháp hoàn nguyên mơi trường được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đảm bảo mơi trường mới được đóng cửa mỏ theo quy định.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, đề án ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tất cả các đơn vị khai thác khoáng sản.
- Thực hiện thường xuyên công tác quan trắc hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản, các khu vực đã kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ để cảnh báo diễn biến môi trường khu vực phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ