CHƯƠNG I : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MỎ PYRIT GIÁP LAI
1.2.4. Lịch sử hoạt động khai thác và chế biến pyrit ở mỏ Giáp Lai
Mỏ pyrit Giáp Lai được công ty Pyrit - Tổng công ty hóa chất Việt Nam khai thác trong giai đoạn 1975 - 1999. Sau khi đóng cửa mỏ đến ngày 23 tháng 9 năm 3003 Công ty Pyrit - Tổng cơng ty hóa chất Việt Nam đã sáp nhập vào công ty Apatit Lào cai để thành lập công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam. Ngày 10 tháng 10 năm 2003 công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam thành lập xí nghiệp Khai thác - Dịch vụ khống sản và Hóa chất Phú Thọ để tận dụng cơ sở vật chất (trụ sở công ty ) và thực hiện khai thác chế biến Caolin- feldspat tại mỏ Ngọt xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Riêng Nhà máy tuyển quặng được
tháo dỡ toàn bộ di chuyển lên Lào Cai để xây dựng lắp đặt Nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường Lào Cai.
Các hoạt động khai thác đã diễn ra trên 3 thân quặng với tổng chiều dài khoảng 2km, hàm lượng pyrit trung bình 26 - 34%. Trong thời gian đầu, sản lượng quặng pyrit hàng năm vào khoảng 10 - 50 nghìn tấn. Vào những năm 1980 hoạt động khai thác được mở rộng, sản lượng khai thác đạt mức cao nhất (200 nghìn tấn), sau đó sản lượng giảm dần xuống dưới 30 nghìn tấn/năm vào cuối những năm 1990.
Pyrit ở mỏ Giáp Lai được khai thác lộ thiên với 3 moong khai thác. Moong số 1 rộng 13 ha hoạt động trong thời gian từ 1975 đến 1995; moong số 2 rộng 15 ha hoạt động từ năm 1992 đến 1996 và moong số 3 hẹp hơn có diện tích 2 ha hoạt động từ năm 1996 đến 1999. Các hoạt động khai thác pyrit đã chính thức ngừng hoạt động năm 1999 và cả 3 moong khai thác hiện đã bị ngập nước thành 3 hồ (trong nghiên cứu này sẽ gọi là hồ 1, hồ 2 và hồ 3). Hồ 1 và hồ 3 có dịng chảy thốt ra, trong khi đó hồ 2 là hồ kín (tù).
Trong suốt thời gian hoạt động của mỏ đã có tổng cộng hơn 5 triệu m3 đất đá thải được bóc từ các moong khai thác. Khoảng 1 triệu m3 đất đá thải này được đưa vào 2 bãi thải ở phía đơng bắc moong khai thác (trong nghiên cứu này gọi là bãi đất đá thải) và một phần đáng kể đất đá thải được dùng để san lấp chính các moong khai thác. Hai bãi thải hiện đã được trồng bạch đàn.
Q trình hoạt động của mỏ ước tính đã sản xuất được khoảng 1,2 triệu tấn quặng pyrit. Quặng được tuyển tại 2 xưởng tuyển và quặng đi được chứa trong 2 hồ thải nằm ở phía tây bắc mỏ. Hồ thải thứ nhất (bãi thải 1) hoạt động cho đến cuối những năm 1980 và chứa khoảng 200.000 tấn quặng đuôi. Hồ thứ hai (bãi thải 2) hoạt động từ cuối những năm 1980 đến khi đóng cửa mỏ và chứa khoảng 880.000 tấn quặng đi [3].
Hiện nay một trong 3 hồ (moong khai thác cũ) đang được công ty CP Thanh Nhàn khai thác làm khu du lịch sinh thái.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM TỒN LƯU KHU VỰC MỎ PYRIT GIÁP LAI, HUYỆN THANH SƠN, TỈNHPHÚ THỌ