Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 36 - 37)

2.2 Thực trạng cho vay tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai

2.2.3 Tình hình nợ xấu

Theo báo cáo kinh doanh 2013, tình hình nợ xấu tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu qua các năm

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Nợ xấu N3-5 (NPL) (trđ) 7,434 9,852 18,250

Tỷ lệ nợ xấu (NPL ratios) 1.46% 1.52% 2.49%

(Nguồn: Báo cáo nợ xấu hàng tháng của Chi nhánh) Tình hình kinh tế từ năm 2010 đến nay gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thu lỗ hệ lụy kéo theo là những doanh nghiệp trong cùng ngành nghề cũng ảnh hượng, công nợ tồn đọng, hàng tồn kho không bán được điều đó làm cho tình hình nợ xấu tại các ngân hàng ngày càng dày lên. Chi nhánh cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần, Các khách hàng cũ phát sinh nợ xấu chưa được xử lý xong thì khách hàng khác phát sinh, làm tình trạng nợ xấu ngày càng trầm trọng hơn. Ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp để xử lý như khuyến khích khách hàng bán tài sản, khởi kiện sau đó đưa qua cơ quan thi hành án để xử lý nhưng do tài sản chủ yếu là bất động sản, trong khi đó thị trường bất động sản đóng băng do đó việc bán tài sản là rất khó làm cho việc xử lý nợ xấu càng trở nên khó khăn. Tuy hiện nay vẫn đảm bảo tỷ lệ cho phép (< 3%) nhưng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đang có dấu hiệu tiếp tục tăng, đây là vấn đề được quan tâm và chú ý đặc biệt, đưa ra nhiều biện pháp kiểm sốt nhưng cũng cịn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, để có cách nhìn chi tiết hơn về thực trạng nợ có rủi ro tín dụng tại ABBANK Đồng Nai, ta xem xét bảng thống kê sau:

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng ở các nhóm nợ từ 2-5

Khách hàng Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V

Khách hàng cá nhân 7 4 2 16

Khách hàng doanh nghiệp 1 0 1 3

Nhìn vào bảng thống kê thực tế tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai, ta có thể thấy nợ nhóm 2 -5 trên địa bàn tập trung nhiều vào khách hàng cá nhân. Đây là đối tượng khách hàng có tình hình tài chính chưa rõ ràng so với doanh nghiệp. Kinh doanh giao dịch mua bán thông qua giấy tay, sổ ghi chép, khơng có hóa đơn, khơng đối chiếu cơng nợ… nên việc thẩm định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên quan hệ khách hàng. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm để cải thiện rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w