Nội dung, hình thức trình bày bài viết của HS

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học xây DỰNG bài tập rèn kĩ NĂNG LUYỆN VIẾT CHO học SINH lớp 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH mới (Trang 67 - 76)

Đúng nội dung Trình bày theo đoạn

Số bài 260 7/53

Trung bình 100% 13,2%

Chủ đề gia đình là chủ đề quen thuộc, HS lớp 1 trước tuổi đến lớp đều đã được biết những thơng tin cơ bản về gia đình của mình; bên cạnh đó, trước khi viết các em đã được luyện nói. Vì vậy, khảo sát này 100% bài viết đều viết đúng nội dung chủ đề. Nội dung bài viết của HS xoay quanh số lượng thành viên, liệt kê, giới thiệu tên, nghề nghiệp, hoạt động khi ở nhà của từng thành viên trong gia đình. Trong số 266 HS tham gia khảo sát có 13 HS giới thiệu được tính cách, sở thích của một đến

hai thành viên. Em M.H, trường L.V.L viết: “…Chị hai của em dữ dằn…”; em

T.N.T, trường N.V.T viết: “Bà hiền lắm hay mua bánh cho em mỗi khi tan học”. Bên cạnh đó, có 11 HS đã bày tỏ tình cảm của mình với cha mẹ, ơng bà hoặc anh, chị, em. Khi kể về người thân của mình, 100% HS đều sử dụng câu kể, một số ít HS sử dụng câu cảm để bày tỏ tình cảm của bản thân; tuy nhiên, số lượng này rất ít (2,3%), khơng có HS sử dụng câu hỏi, câu cầu khiến.

Trong phần đánh giá hình thức trình bày, chúng tơi chỉ xét các bài viết có số lượng câu từ 3 trở lên (mức 3 và mức 4). Trong 53 bài viết thì chỉ có 7 bài viết (13,2%) trình bày đúng theo hình thức đoạn văn. Mặc dù giới thiệu gia đình là chủ

đề quen thuộc; tuy nhiên do khảo sát này được tiến hành vào giai đoạn học kì hai của năm học, giai đoạn này HS ở các trường công lập vẫn chưa được hướng dẫn cách trình bày câu, đoạn văn ngắn, cách sắp xếp ý trong đoạn. Biểu hiện rõ nhất trong lỗi này là khi kết thúc ý của một câu HS ln xuống dịng để báo hiệu và chuyển qua ý tiếp theo. Mặc dù HS lớp 1 đã có thể viết câu, sử dụng từ ngữ để liên kết câu; tuy nhiên các em vẫn còn mắc rất nhiều lỗi trình bày - đây là nội dung cơ bản nhưng đóng vai trị, là cơ sở đầu tiên để người dạy đánh giá HS đã biết cách viết đoạn văn hay chưa. Kết quả này cho thấy vấn đề trình bày đoạn văn của HS lớp 1 cần được quan tâm nhiều hơn và cần có biện pháp khắc phục.

Từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng nhìn chung HS lớp 1 vẫn cịn gặp khó khăn trong q trình chuyển đổi nội dung nói thành câu văn viết, các em vẫn chưa quen sử dụng từ ngữ liên kết, diễn đạt theo trình tự logic; chính vì vậy, các câu văn viết còn dài dòng, lộn xộn. Bên cạnh đó, ý thức trình bày câu, đoạn văn vẫn cịn kém dẫn đến nhiều bài viết của HS có nội dung phong phú nhưng vẫn bị đánh giá chưa đạt. Dựa trên kết quả khảo sát trên, nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa CT học hiện nay với yêu cầu rèn KNV câu, đoạn ngắn trong CT mới, chúng tôi định hướng xây dựng BT theo từng giai đoạn cụ thể bên cạnh giúp HS hình thành và phát triển KNV đồng thời chú trọng đến hình thức trình bày cũng như KNV chính tả.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu của các nhà giáo dục trong và ngồi nước có thể thấy rằng KNV đã khẳng định được tầm quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Vấn đề rèn KNV sớm cho HS (cụ thể là HS mẫu giáo và HS lớp 1) bao gồm kĩ thuật viết chữ và KN tạo lập ngôn bản viết đã và đang được áp dụng giảng dạy ngay từ những lớp học đầu tiên ở hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. KNV phát triển tốt sẽ là một trong những phương tiện giúp HS học tập một cách hữu hiệu tất cả các môn học trên lớp và sử dụng KNV là công cụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, KN tạo lập ngôn bản viết (câu, đoạn ngắn) được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 1 trong CT phổ thông mới sắp tới là phù hợp với trình độ nhận thức, ngơn ngữ của HS cũng như phù hợp với nền giáo dục hiện đại.

Rèn KNV cho HS lớp 1 cần dựa trên mục tiêu, nội dung, yêu cần cần đạt đối với KNV dành cho HS lớp 1 và phải được xem xét trên bình diện: hoạt động lời nói, từ vựng, ngữ pháp. Trên cơ sở đó hình thành kĩ thuật viết chữ, KN diễn đạt, sử dụng từ, KN ngữ pháp. Bên cạnh xác định nội dung rèn KNV, chúng ta cần quan tâm đến quy trình hình thành KN tạo lập ngơn bản. Quy trình này được xây dựng trên cơ sở ứng dụng bốn cấu trúc của hoạt động lời nói (định hướng, lập chương trình nội dung biểu đạt, hiện thực hóa chương trình, kiểm tra).

Để đảm bào các BT đề tài xây dựng có tính khoa học, phù hợp với mục đích đề ra; trong chương 1, chúng tơi tiến hành tìm hiểu một số cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề tài: KNV và các yếu tố liên quan, cơ sở ngôn ngữ học, lý luận phát triển KNV. Từ những lý luận cơ bản về các vấn đề nêu trên, bám sát yêu cầu cần đạt CT phổ thông mới, nội dung bài đọc, kể chuyện cũng như quan điểm của GV lớp 1 về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và xây dựng các BT rèn KNV cho HS lớp 1 trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, căn sứ khoa học, sư phạm.

Chương 2. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ở chương 1, chúng tôi tiến hành xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1. Trong chương 2, chúng tôi tiến hành xây dựng bài tập dựa trên những nguyên tắc chính yếu, đồng thời đưa ra quy trình xây dựng bài tập một cách cụ thể, tường minh. Cơ sở của việc xây dựng bài tập xuất phát từ những thay đổi yêu cầu kĩ năng viết đối với HS lớp trong chương trình giáo dục phổ thơng mới (12/2021); bên cạnh đó bài tập cịn tính đến sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung dạy viết trong chương trình Tiếng Việt 1

hiện hành.

2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, bám sát nội dung chương trình

giáo dục phổ thơng mới

Mục đích của một hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi con người, mỗi hệ thống cần phấn đấu để đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng chỉ đạo tồn bộ hoạt động. Tính mục đích thể hiện ở việc các BT được xây dựng phải hướng tới việc hình thành khả năng viết cho HS lớp 1.

Trong yêu cầu cần đạt đối với từng KN của mỗi lớp học đã nêu rõ HS khi kết thúc CT lớp 1 ngoài hoàn thành các KNV cơ bản (ngồi đúng tư thế; viết đúng chữ thường, chữ số, chữ hoa; viết đúng các quy tắc chính tả, v.v.) thì HS cần được hình thành KNV câu, đoạn ngắn. Các BT đều được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt KNV dành cho HS lớp 1, bám sát vào các tiêu chí cụ thể đặt ra nhằm rèn KNV cho HS, hướng đến người viết độc lập.

Đây là nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng các BT rèn KNV cho HS lớp 1.

2.1.2. Nguyên tắc tích hợp

Tiếng Việt khơng chỉ đơn thuần là môn học cung cấp kiến thức tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cịn là cơng cụ để giúp HS giao tiếp, giáo dục HS những phẩm chất cao đẹp về phẩm chất đạo đức, làm cơ sở để tham gia hoạt động trong nhà trường, v.v.. Vì vậy, khi xây dựng BT rèn KNV cho HS, chúng tơi khơng

chỉ hình thành KNV mà cịn hướng đến nhiều nhiệm vụ khác, lồng ghép nhiều nội dung giáo dục. Qua các BT các em sẽ được giáo dục tình yêu gia đình, trường học, thiên nhiên đất nước, xử lý tình huống ứng xử đơn giản, tìm hiểu về thế giới tự nhiên (cây, cỏ, hoa, con vật, v.v.). Để thực hiện được nhiệm vụ này, người GV cần chú trọng đến việc lựa chọn ngữ liệu, đảm bảo yêu cầu BT phù hợp đặc điểm nhận thức của HS lớp 1.

2.1.3. Nguyên tắc hệ thống, liên tục, thường xuyên

Tính hệ thống liên tục thường xuyên là một thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất.

Xây dựng BT rèn KNV cho HS lớp 1 dựa trên nguyên tắc này cho thấy các BT tồn tại, tác động qua lại trong một chỉnh thể hữu cơ gắn bó với nhau. BT được sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mức độ nội dung tăng dần qua từng giai đoạn. KNV là một KN khó, đặc biệt đối tượng là HS lớp 1 vì vậy BT phải được thực hiện theo một quá trình thường xuyên, liên tục.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Theo tâm lý học dạy học, những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho người học phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển gần nhất. Vì vậy, khi thiết kế BT, GV phải cân nhắc đến khả năng tiếp nhận của người học. BT vừa sức là BT khơng q khó và cũng khơng q dễ so với trình độ HS.

Ứng dụng nguyên tắc này vào xây dựng BT cho đối tượng là HS lớp 1 - lứa tuổi vừa bắt đầu rèn luyện KNV, GV cần chú ý đến năng lực tiếp nhận, yếu tố tâm lý, bám sát sự tiến bộ của từng HS thơng qua việc đánh giá q trình luyện đọc, luyện nói, kể chuyện, trả lời câu hỏi sau các bài học. Đặc biệt, GV cần đưa ra tiêu chí đánh giá KNV của HS qua BT luyện viết hàng ngày đặc biệt là các BT luyện viết phù hợp với từng giai đoạn. Kết quả đánh giá là cơ sở để xây dựng BT đa dạng về chủ đề, tăng dần độ khó.

2.1.5. Nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập

Quan điểm giáo dục hiện nay rất coi trọng nguyên tắc “lấy HS làm trung tâm”, luôn coi HS là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động hướng tới sự tồn diện. Chỉ trong q trình hoạt động tích cực, HS mới có thể chiếm lĩnh tri thức, nắm được cái mới, phát triển năng lực phẩm chất cá nhân.

Khi vận dụng nguyên tắc này vào xây dựng BT rèn KNV cho HS lớp 1, GV cần quan tâm đến nguyện vọng, sự hứng thú của HS, không áp đặt mà phải tạo điều kiện để các em bày tỏ ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm của mình thơng qua mỗi bài viết. GV chỉ đóng vai trị là người hỗ trợ, định hướng, tạo ra môi trường thuận lợi để giúp HS phát huy tối đa tiềm năng của mình.

2.3. Căn cứ và quy trình xây dựng bài tập 2.3.1. Căn cứ xây dựng bài tập

Chúng tôi thực hiện xây dựng BT dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu dạy học, chuẩn kiến thức

KN môn Tiếng Việt (viết) lớp 1 CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006) và yêu cầu cần đạt đối với KNV lớp 1 CT mới (12/2021) để xây dựng BT phù hợp với nhận thức của HS.

Thứ hai, căn cứ vào nội dung bài Tập đọc, Kể chuyện, Luyện nói của CT

Tiếng Việt 1 nhằm đảm bảo HS đều được tham gia hoạt động nói liên quan đến bài viết trước khi thực hiện phiếu BT.

Thứ ba, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng KNV bao gồm KN viết chính

tả, KN diễn đạt, vốn từ, KN ngữ pháp và sự đánh giá của GV về KNV của HS lớp 1 cũng như những thuận lợi, khó khăn sẽ gặp khi hướng dẫn HS lớp 1 viết câu để xây dựng BT phù hợp với CT học hiện nay.

2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập Bước 1: Xác định mục đích bài tập

Trước khi xây dựng BT, người nghiên cứu cần phải xác định được mục đích xây dựng BT. Việc xác định mục đích trước khi tiến hành xây dựng BT giúp đảm bảo tính hợp lý, vừa sức, thu hút HS. Đồng thời xác định mục đích giúp đảm bảo BT được sắp xếp thep thứ tự hợp lý, từ dễ đến khó, từ đơn đến phức tạp. Ví dụ, BT này

để làm gì? (làm quen, phát triển ý, tạo lập câu); từ ngữ trong BT hướng đến chủ điểm gì? (Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên đất nước); thơng qua BT ngồi kiến thức về ngôn ngữ, HS cịn được cung cấp kiến thức gì? Từ mục đích đó, người nghiên cứu tiếp tục ra yêu cầu đối với từng BT cụ thể.

Bước 2: Lựa chọn ngữ liệu dùng trong bài tập

Sau khi xác định rõ mục đích, người nghiên cứu tiến hành chọn ngữ liệu. Tùy theo từng giai đoạn của quá trình rèn KNV để lựa chọn ngữ liệu. Ngữ liệu có thể là tranh ảnh, một câu, một đoạn văn, v.v. có liên quan đến chủ điểm đang học.

Bước 3: Xác định yêu cầu bài tập

Yêu cầu của BT là phần chỉ bắt buộc HS thực hiện. Tùy theo mục đích của BT mà người nghiên cứu xây dựng những yêu cầu khác nhau. Thông thường, yêu cầu của BT được xây dựng với mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì yêu cầu của BT cũng phải đảm bảo các điều kiện: ngắn gọn, rõ ràng và không mơ hồ về nghĩa.

Bước 4: Kiểm tra

Đây là bước cuối cùng trước khi giao BT cho HS. Khi kiểm tra BT mới, người nghiên cứu kiểm xem lại cả hình thức lẫn nội dung. Hình thức là xem xét lại cách trình bày, chính tả, dấu câu, v.v.. Nội dung là kiểm tra lại yêu cầu BT có phù hợp mục đích xây dựng BT hay khơng? BT đã phù hợp trình độ HS hay khơng (kiểm tra bằng cách đo độ khó, độ tin cậy của BT). Nếu chưa phù hợp, người nghiên cứu phải điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác, khoa học của BT.

2.4. Các bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 2.4.1. Các loại bài tập

Dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng KNV của HS lớp 1 cũng như những vấn đề về CT Tiếng Việt lớp 1 hiện nay, CT môn Ngữ Văn (12/2021), đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ của HS lớp 1; do yếu tố khách quan về thời gian thực hiện luận văn, đề tài lựa chọn và xây dựng BT ở giai đoạn học kì hai (phần Luyện tập tổng hợp). Các bài được lựa chọn để xây dựng BT thuộc ba chủ điểm “Nhà trường”, “Gia đình”,

BT được thực hiện từ tuần 25 đến tuần 35 và chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 tương ứng BT làm quen, thực hiện các BT viết theo mẫu gợi ý (nối/ ghép, điền khuyết); giai đoạn 2 tương ứng các BT phát triển ý tưởng, thực hiện các BT điền vế câu (khơng có từ cho sẵn); giai đoạn 3 tương ứng các BT tạo lập văn bản, giai đoạn này chủ yếu thực hành các BT viết lại nội dung đã được luyện nói. Chúng tơi tiến hành thống kê các BT đề tài đã xây dựng và thu được kết quả sau:

Bảng 2.1. Thống kê các phiếu bài tập mà đề tài xây dựng Giai

đoạn

Tuần Chủ điểm

Tên phiếu bài tập phiếu Số

1 25 Nhà trường Cái nhãn vở 9 Ngôi nhà thứ hai Rùa và Thỏ 26 Gia đình Vẽ ngựa Mẹ của em Cô bé trùm khăn đỏ 27 Thiên nhiên – Đất nước Hoa ngọc lan Đêm hội đồng xanh

Trí khơn 2 28 Gia đình Bố của My 11 Bông hoa cúc trắng 29 Thiên nhiên – Đất nước Trái chín Cua ẩn sĩ Niềm vui bất ngờ 30 Nhà trường Người bạn tốt Tình bạn Sói và Sóc 31 Gia đình Ngưỡng cửa Viết về bản thân của em

Dê con nghe lời mẹ

Giai đoạn

Tuần Chủ điểm

Tên phiếu bài tập phiếu Số

Đất nước Chú ở Trường Sa

33 Nhà trường Người mẹ thứ hai

Những điều hay ở lớp Cô chủ không biết quý tình

bạn 34

Gia đình Bà của em

Mẹ và em

35 Thiên nhiên- Đất nước Thơng tin lồi vật

Nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi

Mỗi phiếu BT được thiết kế trong một đến hai trang A4 gồm ba đến bốn câu hỏi nhỏ. Nội dung câu hỏi liên quan đến các bài đọc, bài kể chuyện đã học trong

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học xây DỰNG bài tập rèn kĩ NĂNG LUYỆN VIẾT CHO học SINH lớp 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH mới (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w