Các hình thức thể hiện của dạng “viết” và số lần sử dụng

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học xây DỰNG bài tập rèn kĩ NĂNG LUYỆN VIẾT CHO học SINH lớp 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH mới (Trang 83 - 89)

Dạng bài tập VIẾT Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ % Tập chép 8 25

Viết có gợi ý Viết từ 4 12,5

Viết câu 8 25

Viết không gợi ý 12 37,5

TỔNG 32 100

Hình thức viết ở đây bao gồm cả viết từ ngữ và viết câu. Việc đa dạng hình thức BT tạo điều kiện để dạng BT “viết” được sử xuyên suốt cả ba giai đoạn. Ngay từ giai đoạn 1, HS đã được viết câu qua hình thức “tập chép”, từ đây các em đã bắt đầu được rèn luyện để ý thức được đầu câu phải viết hoa, kết thúc câu phải đặt dấu chấm câu. Đa dạng các hình thức viết cịn nhằm đảm bảo tiến trình: điền từ vào vị trí cịn khuyết (có từ cho sẵn)  điền vế câu (khơng có từ cho sẵn)  viết câu dựa theo gợi ý (viết câu theo mẫu, viết câu dựa vào một số từ gợi ý)  viết câu theo chủ ý của bản thân (viết câu để trả lời câu hỏi, viết câu theo chủ đề).

Ví dụ như câu 1 và câu 2 của phiếu BT “Rùa và Thỏ”: câu 1 yêu cầu HS nối các từ/ cụm từ để tạo thành câu, yêu cầu của câu 2 là HS viết lại câu vừa tìm được ở câu 1 (trình bày đúng hình thức câu).

Hình 2.10. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Rùa và Thỏ”

Một ví dụ khác là câu 2 và câu 3 của phiếu BT “Trí khơn”: câu 2 u cầu HS nối các từ/ cụm từ để tạo thành câu, yêu cầu của câu 3 là HS viết lại câu vừa tìm được ở câu 2 (trình bày đúng hình thức câu).

Hình 2.11. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Trí khơn”

Khi xây dựng dạng BT “viết”, chúng tôi đều sắp xếp viết sau các bài tìm từ ngữ, điều này giúp HS làm quen với từ, sau đó mới dùng từ này để viết câu.

Điển hình là câu 2 và câu 3 của phiếu BT “Cây phượng”: câu 2 yêu cầu HS viết từ ngữ chỉ màu sắc các bộ phận của cây phượng (có hình gợi ý); câu 3 u cầu HS viết câu với từ vừa tìm được.

Hình 2.12. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Cây phượng”

Hình 2.13. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa”

Hình 2.14. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Một điều cần lưu ý, các kiểu câu đề tài xây dựng là những kiểu câu đơn giản, nội dung viết xoay quanh: nội dung, hoạt động, ngoại hình nhân vật của các bài đọc, bài kể chuyện đã học, đã nghe kể. Qua dạng BT này tạo điều kiện để HS tạo lập câu theo các mẫu đơn giản và nhận thức rằng câu được tạo thành từ việc kết nối các từ/ cụm từ với nhau.

Dạng BT “viết” được chúng tôi sắp xếp như sau: giai đoạn 1 và 2 chỉ tập trung cho HS chép lại các câu đã được tạo thành sau hoạt động nối hay hoạt động sắp xếp câu. Sang giai đoạn 3, khi HS đã có những kiến thức đơn giản về câu thì chúng tơi bắt đầu xây dựng các BT có yêu cầu cao hơn như: BT viết câu có gợi ý và cuối cùng là BT khơng có gợi ý. Gợi ý của những BT này là tranh hoặc từ những từ/ cụm từ gợi ý, HS phải thêm từ nối để tạo thành câu hồn chỉnh.

Ví dụ như câu 2 của phiếu BT “Cơ chủ khơng biết q tình bạn” và câu 1 của phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa”.

Hình 2.15. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Cô chủ không biết quý tình bạn” và phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật” tình bạn” và phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Cùng một hình thức BT viết câu có gợi ý nhưng được yêu cầu cao hơn, trước khi thêm từ nối thì ở các BT HS phải lựa chọn từ phù hợp với chủ đề; sau đó thêm từ nối để tạo thành câu hồn chỉnh.

Ví dụ như câu 1 của phiếu BT “Những điều hay ở lớp” và câu 1 của phiếu BT “Bà của em”.

Hình 2.16. Dạng bài tập “viết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Những điều hay

ở lớp” và câu 1 trong phiếu bài tập “Bà của em”

Quan sát tranh và viết, ban đầu là viết 2 câu, dần dần số lượng câu sẽ yêu cầu cao hơn và cuối đợt sẽ yêu cầu HS viết từ hai đến ba câu.

Hình 2.17. Dạng bài tập “viết” trong câu 4 của phiếu bài tập “Cây phượng” và câu 3 trong phiếu bài tập “Bà của em”

Ở cuối giai đoạn 3, các yêu cầu BT sẽ mang tính tổng hợp cao hơn. Ví dụ như câu 3 của phiếu BT “Người mẹ thứ hai” hay câu 4 của phiếu BT “Thơng tin lồi vật”, HS phải viết câu nhưng khơng có từ hoặc tranh gợi ý. Tuy nhiên, vì các em là HS lớp 1 nên nội dung đề bài phải gần gũi và được các em u thích.

Hình 2.18. Dạng bài tập “viết” trong câu 3 của phiếu bài tập “Người mẹ thứ hai”

và câu 4 trong phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Viết câu là dạng BT khó, địi hỏi HS phải tổng hợp kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, thậm chí kiến thức của các mơn học khác vì vậy đối với HS lớp 1 trước mỗi BT viết, chúng tơi đều tổ chức hoạt động luyện nói để giúp các em xây dựng ý tưởng, trình bày ý tưởng ở dạng nói trước khi tạo lập ngơn bản viết.

Dạng BT “sắp xếp” là dạng BT được sử dụng với mật độ đứng thứ ba trong các phiếu BT. Mục đích của dạng BT này giúp HS phát triển vốn từ, hình thành KN sử dụng từ trong ngữ cảnh xác định, nhận thức về cấu trúc câu, KN tạo lập câu.

Dạng BT “sắp xếp” trong đề tài được thực hiện theo các bước sau:

 Xác định nội dung sẽ sử dụng dạng BT “sắp xếp”.

 Lựa chọn hình thức sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn của quá trình luyện viết.

Hình thức thể hiện của dạng BT “sắp xếp” được sử dụng trong đề tài: sắp xếp từ/ cụm từ thành câu hoàn chỉnh, sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, sắp xếp câu thành đoạn văn. Qua q trình thống kê, chúng tơi thu được kết quả sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học xây DỰNG bài tập rèn kĩ NĂNG LUYỆN VIẾT CHO học SINH lớp 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH mới (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w