Số lượng câu HS viết được 0 1-2 3-4 5 trở lên Tổng
Số bài 13 200 11 42 266
Tỉ lệ % 4,9 75,2 4 15,9 100
Khi đánh giá số câu HS đã viết, chúng tôi chia thành bốn mức:
Mức 1: HS chưa viết được thành câu, số lượng câu là 0;
Mức 2: HS viết được từ 1 đến 2 câu;
Mức 3: HS viết được từ 3 đến 4 câu;
Mức 4: HS viết được từ 5 câu trở lên.
Để xác định nội dung bài viết của HS đã thành câu hay chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, chúng tôi dựa vào khái niệm: “Câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất, thường
phản ánh sự tình, được tạo nên từ một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng”. Từ kết quả phân tích ở
bảng 1.12, ta thấy, có 13 bài viết bị xếp ở mức 1 chiếm tỉ lệ 4,9%. Qua quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân là do các em chỉ liệt kê thành viên trong gia đình.
Ví dụ:
Em N.N.B.C, trường L.V.L viết: “Bà nội, ông nội, hai em, bác 2, cô út, ba mẹ,
anh hai.”
Mức đánh giá thứ hai có 200 bài viết chiếm tỉ lệ 75,2%. Trong mức đánh giá này, nội dung bài viết của HS xoay quanh vấn đề: liệt kê, giới thiệu tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Cấu trúc câu HS sử dụng nhiều nhất là “Gia đình em/ Nhà em có …”; “Ai làm gì”. Mức đánh giá này chiếm tỉ lệ số bài viết cao nhất trong bốn mức đánh giá. Ở giai đoạn này, HS lớp 1 chỉ vừa chuyển từ giai đoạn học vần sang luyện tập tổng hợp nên vốn từ của các em cịn ít dẫn đến ý tưởng “nghèo nàn”, chưa quen với việc diễn đạt ý tưởng qua chữ viết; bên cạnh đó một bộ phận HS bị mắc lỗi ngắt câu, việc khơng sử dụng dấu câu đúng vị trí, sử dụng sai dấu câu dẫn đến chất lượng bài viết bị giảm.
Ví dụ:
Em H.T, trường V.P viết: “Nhà em có cha, mẹ, em. Cha em làm người xửa xe,
mẹ em làm người lái tai.”
T.H.M, trường V.P viết: “Gia đình em có 3 người.”
G.H, trường V.P viết: “Ba, mẹ, chị hai và em. Ba em chạy xe gáp mẹ em làm
bán tiệm tạp quá.”
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy mức đánh thứ ba có 11 bài viết chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%. Tương tự như mức thứ hai, ở mức này nội dung bài viết của HS cũng xoay quanh số lượng thành viên, liệt kê và giới thiệu tên, công việc của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, các bài viết ở mức thứ ba, HS đã biết sử dụng các dấu hiệu như dấu câu, xuống dòng khi kết thúc ý câu trước.
Ví dụ:
Em N.T.V.N, trường V.P viết:
“Mẹ em tên là Trịnh Thị Ngọc Trang.
Ba em tên là Nguyễn anh Đức.
Nhà em có ba người đó là ba mẹ em.”
Em P.T.T.H, trường NVT viết: “Nhà em có 4 người. Bố em tên Phạm ngọc
Số bài viết của HS được xếp ở mức thứ tư (viết từ 5 câu trở lên) là 42 bài viết chiếm tỉ lệ 15,9%. Trong bài viết của mình, các em cũng trình bày những nội dung như: số lượng thành viên trong gia đình, liệt kê có thành viên, tên và nghề nghiệp của từng người. Phần trình bày bài viết của các em chi tiết hơn, một số HS nêu được sở thích, những hoạt động hàng ngày của các thành viên. Các bài viết này cũng chỉ sử dụng câu đơn với cấu trúc câu quen thuộc “Ai làm gì”; “Gia đình có …”. Ví dụ điển hình trong mức đánh giá này là em B.N, trường V.P, em đã trình bày bài viết của mình tương đối tốt: “Gia đình con có ba người: ba, mẹ và con. Ba con tên là
Nghĩa, mẹ con tên là Ni. Ba của con làm nghề trồng cây, mẹ của con làm nghề bán bánh mì. Ba của con trồng rất nhiều cây xanh. Mẹ của con thì bán rất là mua may bán đắt lắm đó. Chiều thì mẹ dạy con viết chữ, viết số. Tối thì ba dạy con viết anh văn. Gia đình của con rất yêu thương nhau và quý trọng con đó.”
Trong phần đánh giá số câu HS đã viết được, chúng tơi chỉ tập trung tính số lượng câu, đánh giá về nội dung bài viết. Phần lỗi chính tả, lỗi về hình thức trình bày sẽ được trình bày ở phần sau. Ví dụ được nêu trong mỗi phần chúng tơi trình bày đúng như nội dung bài viết của HS. Trong bốn mức đánh giá, hơn 93% HS đều sử dụng câu đơn để giới thiệu về gia đình của mình. Bên cạnh đó, có những bài viết ý tưởng phong phú, số lượng chữ viết nhiều nhưng lại bị xếp ở mức hai thậm chí là mức một vì các bài viết này mắc lỗi ngắt câu, chúng tơi trình bày lỗi ngắt câu của HS kĩ hơn ở phần tiếp theo.
Bảng 1.13. Số lượng bài viết mắc lỗi trong quá trình khảo sát
Lỗi Lỗi viết hoa Lỗi ngắt câu Lỗi âm đầu- âm đệm- âm chính- âm cuối- dấu thanh
Số bài 177 162 160
Tỉ lệ % 68,1 57,7 61,5
Khảo sát được tiến hành vào đầu học kì hai, giai đoạn này HS vừa bắt đầu tiếp xúc với chữ hoa thông qua ngữ liệu trong SGK, được dạy cách tô, viết chữ hoa. Chính vì lý do trên, trong khảo sát này có đến 177 bài viết chiếm tỉ lệ 68,1% HS mắc lỗi viết hoa. Các lỗi viết hoa thường gặp trong bài viết của HS là không viết hoa đầu câu, không viết hoa tên riêng, không viết hoa bộ phận tên đệm trong tên
người, khơng viết hoa tên trường. Ngồi lý do không nắm nguyên tắc viết hoa, một số trường hợp nắm nguyên tắc nhưng khơng biết cách viết chữ hoa. Bên cạnh đó, rất nhiều học sinh gặp khó khăn trong thao tác khi viết nhữ chữ khó. Ví dụ một số lỗi viết hoa thường gặp:
Đ.Đ.T.A, trường V.P viết: “Gia đình em gồm bố mẹ em anh chị ơng bà. Ba em
tên Đào quý lương. Mẹ em tên Đỗ thị tuấn. Anh em học trường Nguyễn tất thành.”
B.Đ.K, trường N.V.T viết: “Nhà em có 4 người. mẹ em là tên hà. ba em là tên
xang. mẹ em làm dáo diên ba em làm giữa xe.”
Khi đánh giá bài viết của HS, chúng tơi nhận thấy có 150 bài viết chiếm tỉ lệ 57,7% mắc lỗi ngắt câu. Thiếu dấu chấm câu khi chuyển ý là lỗi thường gặp trong bài viết của HS. Trong bài viết của mình, HS trình bày ý tưởng liên tiếp, khơng có sự phân tách ý hợp lý; một vài trường hợp, HS đã biết phân tách ý nhưng các em lại sử dụng sai dấu câu. Chính vì mắc lỗi ngắt câu nên bài viết của HS mặc dù có ý tưởng, nội dung phong phú nhưng lại có rất ít câu, chất lượng bài viết bị giảm. Cụ thể số lỗi ngắt câu đều xuất phát từ 150 bài viết ở mức hai. Một số ví dụ:
Em G.L, trường N.V.T viết: “Mẹ làm tóc bố làm công ty bà ngoại làm bán ăn
ông ngoại bán phụ cậu làm công an.”
Em T.Q.M, trường V.P viết: “ Da đình con có 4 người cha con tên trần quất
Đạc còn mẹ con tên trần thị thơm còn con tên Trần quất minh còn em con tên là trần Quốc Hi mẹ con bán ba lơ túi sách kẹo áo cịn cha con thì đi làm kiếm tiền nui con.”
Từ bảng thống kê số liệu, ta thấy có 160 bài viết chiếm tỉ lệ 61,5% mắc lỗi chính tả về âm - vần. Chúng tôi đã tiến hành thống kê các lỗi chính tả và trình bày ở bảng 1.14:
Bảng 1.14. Bảng thống kê lỗi chính tả âm- vần của học sinh qua bài khảo sát Lỗi chính tả Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Dấu thanh
Số lần 135 11 130 85 36
Tỉ lệ % 34 2,8 32,7 21,4 9,1
Kết quả thống kê cho thấy, HS mắc lỗi về âm đầu, âm chính cao hơn các âm cịn lại. Cụ thể như sau: lỗi về âm đầu 135 lần chiếm tỉ lệ 34%, lỗi về âm đệm 11 lần
chiếm tỉ lệ 2,8%, lỗi về âm chính 130 lần chiếm tỉ lệ 32,7%, lỗi về âm cuối 85 lần chiếm tỉ lệ 21,4%, lỗi về dấu thanh 36 lần chiếm tỉ lệ 9,1%. Tuy nhiên, kết quả thống kê này chỉ dựa trên bài viết về chủ đề gia đình, chưa phải là cơng cụ đo hồn chỉnh để đánh giá lỗi chính tả về âm - vần của HS. Để có thể đánh giá lỗi chính tả của HS một cách chính xác cần phải xây dựng và sử dụng bộ cơng cụ hồn chỉnh và đầy đủ hơn.
Thơng qua q trình quan sát giờ dạy - học chính tả, tham gia đánh giá bài viết chính tả, đánh bài bài khảo sát của HS, chúng tơi nhận thấy lỗi chính tả của HS lớp 1 xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do ảnh hưởng của phương ngữ. Do đặc điểm địa bàn khảo sát thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương (Thuận An, giáp ranh với quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), đây là nơi tập trung đơng đúc dân cư đến từ nhiều vùng miền trên khắp cả nước. Vì vậy, HS khơng chỉ ảnh hưởng phương ngữ Nam mà cịn có cả phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Đối với phương ngữ Bắc khơng có những phụ âm ghi chính tả s, r, gi, tr; vì vậy lỗi sai thường rơi vào những phụ âm đầu ch- tr, r- d- gi, s- x; phương ngữ Trung thường nhầm giữa thanh hỏi và thanh ngã. Phương ngữ Nam có vấn đề khi viết âm đầu v hay z, âm cuối là n hay ng, c hay t, thanh hỏi hay thanh ngã.
Nguyên nhân thứ hai là do HS không hiểu nghĩa của từ. Tuy chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng thực tế muốn viết đúng nhiều trường hợp phải hiểu được nghĩa của từ. HS lớp 1 chỉ vừa làm quen với chữ cái, làm quen với đọc, viết điều này dẫn đến khó khăn trong q trình các em tình kiếm tri thức, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho bản thân mình. Chính vì lý do trên, khi gặp từ ngữ mới HS lớp 1 viết sai chính tả xảy ra rất thường xuyên ở giai đoạn này.
Nguyên nhân thứ ba là do HS không nắm vững các quy tắc chính tả (quy tắc kết hợp trước các nguyên âm i, e, ê). Do trí nhớ của HS lớp 1 là ngắn hạn, mức độ tập trung thấp nên khi bắt đầu học quy tắc chính tả HS chỉ ghi nhớ trong thời gian ngắn khi GV hướng dẫn, sau đó khi luyện tập hay gặp lại các trường hợp này trong
bài viết dẫn đến nhầm lẫn. Trong q trình đánh bài tập chính tả về âm - vần của HS lớp 1, chúng tôi nhận thấy rằng số lần HS nhầm lẫn giữa hai phụ âm g/ gh nhiều hơn hẳn hai trường còn lại (c/k ; ng/ngh).
Nguyên nhân cuối cùng là do sự cẩu thả của người viết. Biểu hiện của lỗi do nguyên nhân này rất nhiều. Ví dụ, viết hoa khơng theo quy tắc nào (ở những câu đầu viết hoa đúng, những câu sau lại không viết hoa). Một bài viết của HS lớp 1 trường V.P: “Nhà con có 3 người. Ba con tên là Phan Đìn Phùng mẹ con tên là
Phan thị trang.”