Dạng bài tập SẮP XẾP Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ % Sắp xếp từ/ cụm từ thành câu 9 64,3 Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự 2 14,3 Sắp xếp câu thành đoạn 3 21,4 TỔNG 14 100
Qua bảng thống kê 2.6, ta thấy hình thức “sắp xếp từ/ cụm từ thành câu” được sử dụng nhiều nhất ở dạng BT “sắp xếp” (64,3%). Để thực hiện hình thức BT này HS phải quan sát tranh, nhớ lại nội dung bài đã học, vận dụng vốn từ vựng; sau đó sắp xếp từ, cụm từ theo thứ tự hợp lý.
Ví dụ các phiếu BT có sử dụng hình thức này là: Bơng hoa cúc trắng, Cua ẩn sĩ, Người bạn tốt của em, Tình bạn, Sói và Sóc, Ngưỡng cửa, Dê con nghe lời mẹ, Chú ở Trường Sa, Người mẹ thứ hai.
Hình 2.19. Dạng bài tập “sắp xếp” trong câu 4 của phiếu bài tập “Cua ẩn sĩ”
Hình 2.20. Dạng bài tập “sắp xếp” trong câu 2 của phiếu bài tập “Sói và Sóc”
Hình 2.21. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Tình bạn” và phiếu bài tập “Dê con nghe lời mẹ”
Hình 2.22. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa” và phiếu bài tập “Tình bạn”
Đối với hình thức “sắp xếp tranh theo đúng thứ tự” đòi hỏi HS phải quan sát, hiểu ý nghĩa của bức tranh, nhớ lại chi tiết trong các câu chuyện đã được học, được nghe để sắp xếp lại cho đúng thứ tự. Lưu ý tranh được sử dụng để sắp xếp không trùng với tranh ở SGK. Trong đề tài, hình thức BT này ln được sắp xếp kèm với dạng BT “nối/ ghép” hoặc hình thức “sắp xếp từ/ cụm từ thành câu”.
Hai phiếu BT có sử dụng hình thức này là: Cơ bé trùm khăn đỏ, Bơng hoa cúc trắng.
Hình 2.23. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Cô bé trùm khăn đỏ”
Hình 2.24. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Bơng hoa cúc trắng”
Cuối cùng là hình thức “sắp xếp câu thành đoạn” đây là hình thức HS sẽ gặp ở giai đoạn 3. Muốn thực hiện tốt hình thức BT này, HS phải có kĩ năng đọc hiểu, ghi nhớ được cấu trúc đoạn văn một số bài đọc trong SGK, bài đọc mở rộng (bài đọc mở rộng được lựa chọn trước các phiếu BT có hình thức này sẽ được biên soạn có cấu trúc tương tự như đoạn văn HS sẽ sắp xếp)
Ba phiếu BT có sử dụng hình thức này là: Niềm vui bất ngờ, Người mẹ thứ hai, Bà của em.
Hình 2.25. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Người mẹ thứ hai” và
phiếu bài tập “Bà của em”
Thực hành dạng BT “sắp xếp” cịn góp phần hình thành ở HS KN ngữ pháp; từ đó, các em biết cách xây dựng câu có ý nghĩa, hợp lý. Thơng qua các BT ở dạng này giúp HS hiểu nghĩa của từ, hiểu rõ cấu trúc câu vì chỉ khi hiểu nghĩa của từ, nắm được cấu trúc câu các em mới có thể lựa chọn từ phù hợp và đặt nó vào đúng vị trí trong câu.
d. Nối/ghép
Đứng thứ tư trong các dạng BT đề tài xây dựng là “nối/ ghép”. Mục đích chính của dạng BT này là giúp HS làm quen với cấu trúc, hình thức trình bày của câu, đồng thời cung cấp vốn từ.
Dạng BT “nối/ ghép” được xây dựng theo các bước sau:
Xác định nội dung sử dụng BT.
Lựa chọn hình thức thể hiện (từ ngữ, tranh ảnh).
Dạng BT này có hai hình thức thể hiện: nối từ/ cụm từ thành câu hoàn chỉnh, nối từ/ câu phù hợp với tranh minh họa. Thống kê các hình thức thể hiện của dạng BT “nối/ ghép” trong đề tài, chúng tôi thu được số liệu sau: