Dạng bài tập
ĐIỀN KHUYẾT
Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ %
Hoàn thành câu 25 75,8
Hoàn thành đoạn văn 8 24,2
TỔNG 33 100
Đây là dạng BT được sử dụng với mật độ nhiều nhất trong các phiếu BT. Để thực hiện yêu cầu của BT, HS phải điền từ/ cụm từ vào chỗ trống trong câu, đoạn văn.
Mục đích cuối cùng của BT đề tài xây dựng là giúp HS viết được câu, đoạn văn nên chúng tôi tạo điều kiện để HS tiếp xúc nhiều với câu, đoạn văn mẫu. Các câu, đoạn mẫu này giúp HS nhận ra mối quan hệ lẫn nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ, cách nhận diện, sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Đây cũng là những câu, đoạn văn định hướng cho HS khi thực hiện viết câu.
Các bước xây dựng dạng BT “điền khuyết”:
Ngữ liệu (câu, đoạn văn, hình ảnh) được lựa chọn phải phù hợp chủ điểm đang
học trong CT.
Thực hiện “xóa” một số vị trí trong câu, đoạn văn đã xây dựng. Những vị trí
xóa thường tập trung theo hai hướng: từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật, từ ngữ
miêu tả hoạt động của nhân vật có tranh gợi ý.
Trong ba giai đoạn của quá trình luyện viết, dạng BT “điền khuyết” được sử dụng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - khi HS vừa bắt đầu làm quen với viết câu. Chính vì vậy, khi tìm hiểu sâu về hình thức “hình thành câu/ đoạn văn” trong các phiếu BT có đến 18 lần (48,5%) được sử dụng hình thức cung cấp từ cho HS. Để bổ sung phần bị khuyết, HS xác định từ/ cụm từ đã cho sẵn phù hợp. Việc cung cấp sẵn từ giúp giảm gánh nặng cho HS khi thực hiện BT, vì ở giai đoạn 1 HS chỉ cần ghi nhớ được câu trúc câu, hình thức trình bày câu. Ở giai đoạn 2, khi HS đã có kiến thức đơn giản về câu thì u cầu BT sẽ được nâng cao, đến lúc này HS phải tự điền vế
câu nhưng không được cung cấp sẵn từ/ cụm từ. Việc không cung cấp sẵn từ buộc HS phải vận dụng kiến thức, vốn từ vựng sẵn có hoặc tri giác về hình ảnh để tìm kiếm từ vựng tương ứng và sử dụng; từ đó, giúp các em khắc sâu tri thức, ghi nhớ từ ngữ một cách chính xác. Đối với những câu hỏi khơng cung cấp từ trực tiếp thì nội dung phần cần bổ sung một là thơng tin HS quen thuộc, được luyện nói nhiều lần; hai là được gợi mở từ hoạt động ở câu trước.
Ví dụ như câu hỏi 2 của phiếu BT “Bố của My” u cầu HS điền thơng tin về bố của mình - đây là thơng tin quen thuộc, bắt buộc mỗi HS lớp 1 đều phải biết và đã được luyện tập nhiều lần trong giờ luyện nói.
Hình 2.1. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 2 của phiếu bài tập “Bố của My”
Hình 2.2. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Bông hoa cúc trắng” “Bơng hoa cúc trắng”
Hình 2.3. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Ngưỡng cửa” “Ngưỡng cửa”
Một ví dụ khác cho hình thức khơng cung cấp sẵn từ là câu 3 và câu 4 trong phiếu BT “Trái chín”; câu 3 yêu cầu HS “Nối hình ảnh với từ chỉ đặc điểm của quả”. Các từ trong BT này sẽ được sử dụng trong câu 4, phần điền vào các vế câu bị khuyết.
Hình 2.4. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 3 và câu 4 của phiếu bàitập tập
“Trái chín”
Tiêu biểu cho dạng BT này phải kể đến câu 3 và câu 4 trong phiếu BT “Ngưỡng cửa”; câu 3 yêu cầu HS “Viết từ ngữ thích hợp vào từng tranh”. Trong câu 4 yêu cầu hoàn thành câu với các từ vừa tìm được ở câu 3.
Hình 2.5. Dạng bài tập “điền khuyết”trong câu 3 và câu 4 của phiếu bài tập tập
Hình 2.6. Dạng bài tập “điền khuyết”trong câu 3 của phiếu bài tập “Người bạn tốt” “Người bạn tốt”
Ví dụ về các dạng BT “điền khuyết” HS được cung cấp sẵn từ:
Hình 2.7. Dạng bài tập “điền khuyết” trong phiếu bài tập “Cái nhãn vở”
Hình 2.8. Dạng bài tập “điền khuyết” trong phiếu bài tập “Mẹ của em”
Hình 2.9. Dạng bài tập “điền khuyết” trong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan”
Để hoàn thành các yêu cầu của dạng BT “điền khuyết”, HS phải thực hiện theo trình tự: tìm kiếm từ/ cụm từ thơng qua hoạt động khác; sau đó, HS sử dụng từ/ cụm từ này để hồn chỉnh phần cịn thiếu trong câu, đoạn văn tạo thành câu, đoạn văn hồn chỉnh. Từ đó, giúp HS mở rộng vốn từ, phát triển khả năng nắm bắt ngữ cảnh, rèn thao tác tư duy, óc sáng tạo. Nhìn chung, dạng BT “điền khuyết” ngồi giúp HS rèn luyện năng lực ngôn ngữ, bên cạnh đó cịn phát triển KN đọc hiểu, KN quan sát.
b. Viết
Viết là dạng BT được lựa chọn để sử dụng nhiều thứ hai sau dạng “điền khuyết”. Hoạt động này được xây dựng nhằm mục đích giúp HS vận dụng những hiểu biết về cấu trúc câu, hình thức trình bày của câu (đầu câu viết hoa, dấu chấm câu, v.v.) để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Dạng BT “viết” được xây dựng theo các bước sau:
Xác định nội dung có thể sử dụng dạng BT “viết”.
Lựa chọn hình thức phù hợp với từng giai đoạn của quá trình luyện viết.
Trong đề tài, dạng “viết” thường xoay quanh các hình thức sau: