Số câu Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng % Số lượng %
1-2 20 66,6 21 70
3-4 4 13,3 2 6,6
5 trở lên 6 20,1 7 23,4
Tổng 30 100 30 100
Biểu đồ 3.1. Số câu học sinh hai nhóm viết được trước thực nhiệm
Bảng 3.2. Số lỗi học sinh hai nhóm mắc phải trong bài viết trước thực nghiệm
Các loại lỗi Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Lỗi viết hoa 19 35,2 21 42
Lỗi ngắt câu 10 18,5 9 18 0 5 10 15 20 25 câu
1-2 3-4 câu 5 câu trở lên
Thực nghiệm Đối chứng
Lỗi chính tả 10 18,5 9 18
Lỗi trình bày 15 27,8 11 22
Tổng 54 100 50 100
Tổng kết từ bảng số liệu 3.1 và 3.2 cho thấy KNV của HS hai lớp TN và đối chứng là tương đương. Xét về số lượng bài viết được trên 3 câu cả hai TN và đối chứng lần lượt là 10 HS và 9 HS. Số lỗi trong bài viết của của HS hai lớp cũng khơng có sự chênh lệch lớn 54 lỗi sai ở lớp TN và 50 lỗi sai ở lớp đối chứng. Nội dung bài viết của hai lớp đều xoay quanh: số lượng thành viên, liệt kê, tên, nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình; kết quả đánh giá cho thấy vốn từ ngữ, kiến thức về cấu trúc câu của HS hai lớp là tương đương nhau. Từ những so sánh và phân tích trên, chúng tơi kết luận rằng lớp TN và lớp đối chứng khơng có sự khác biệt về KNV trước khi tiến hành TN.
3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm
Việc TN được thực hiện dựa trên nguyên tắc bám sát nội dung CT rèn KNV lớp 1 (CT mới); đảm bảo tính trực quan sinh động, đa dạng phương pháp, hình thức tổ chức trong quá trình hướng dẫn HS thực hiện BT; chú trọng hoạt động giao tiếp, tương tác giữa HS và GV; tích hợp giáo dục ngơn ngữ, hành vi, KN sống, kiến thức khoa học tự nhiên trong suốt q trình TN. Bên cạnh đó, sau mỗi phần BT, GV đều hướng dẫn HS tự đánh giá phần bài làm của mình, phát hiện lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục lỗi.
3.2.2. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi của các BT;
Đánh giá hiệu quả của BT tác động nhằm rèn KNV cho HS lớp 1.
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong quá trình TN BT luyện viết, chúng tôi phối hợp sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học (phương pháp quan sát, phương pháp làm mẫu, phương pháp
diễn giảng, phương pháp đàm thoại, v.v..) trên cơ sở khơi gợi sự hứng thú, tích cực
bày trước đám đơng. Các phương pháp được kết hợp với nhau một cách linh hoạt phụ thuộc nhu cầu, đặc điểm tâm lý, nhận thức, kinh nghiệm và sự hứng thú của HS. Bên cạnh đó, các BT đều được tổ chức thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, tập thể.
3.2.4. Quy trình thực nghiệm
Quá trình TN BT rèn KNV cho HS lớp 1 được tiến hành theo các bước sau:
Nghiên cứu soạn một số kế hoạch giảng dạy (nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học), các phương tiện hỗ trợ cho quá trình hướng dẫn HS thực hiện BT (bảng nhóm, máy chiếu, v.v.).
BT rèn KNV được tiến hành TN dưới hình thức tổ chức tiết học, yêu cầu HS
thực hiện BT. Các BT được thực hiện dưới dạng BT bổ trợ và được thực hiện vào các giờ ôn tập môn Tiếng Việt buổi chiều, mỗi tuần HS thực hiện hai phiếu BT (mỗi phiếu BT bao gồm nhiều BT nhỏ).
Trong quá trình TN, sau mỗi phiếu BT, GV đều dành thời gian để hướng dẫn
HS tự đánh giá, phát hiện lỗi sai. Bên cạnh đó, GV sẽ tiến hành đánh giá và ghi nhận lỗi sai của từng HS để tổ chức sửa chữa, phân tích các lỗi (lỗi kĩ thuật viết chữ,
lỗi chính tả, lỗi viết câu), sau đó hướng dẫn HS cách khắc phục.
Phần “Quy trình TN” trình bày các bước chuẩn bị, thực hiện và quan sát, nhận xét về từng giai đoạn TN BT của HS ở nhóm TN:
Giai đoạn 1: Làm quen (điền từ)
Giai đoạn 1 được thực hiện từ tuần 25 đến tuần 27.
Trong hai tuần đầu, GV dành thời gian đầu tiết học để hướng dẫn HS làm quen với các kí hiệu, lưu ý HS đọc thơng tin nhắc nhở ở phía cuối cùng của phiếu BT, những thông tin này giúp các em ghi nhớ hình thức trình bày của câu. Hướng dẫn HS sử dụng “Sổ tay chính tả”. Các em tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên tiếp xúc với cơng cụ tự đánh giá bản thân bằng những gương mặt cảm xúc, được sử dụng quyển sổ thay vì vở tập viết hàng ngày. Nối/ ghép, điền khuyết, viết là các dạng BT được sử dụng trong giai đoạn này.
Dạng bài tập “nối/ ghép”
Chuẩn bị: tranh minh họa, thẻ từ ghi sẵn từ/ cụm từ
Cách thực hiện:
Bước 1: GV treo tranh và thẻ từ.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
Bước 3: HS thực hiện BT vào phiếu BT cá nhân.
Bước 4: GV và HS cùng thực hiện hoạt động nối trên bảng lớp của lớp GV
yêu cầu HS nhận xét. Sau đó, GV yêu cầu HS nhận xét và đưa ra kết luận.
Bước 5: HS kiểm tra lại bài làm của mình và tự đánh giá.
Đối với dạng BT này, HS hiểu nhanh yêu cầu đề bài và thực hiện khá tốt. Đó là vì ở học kỳ 1 trong phần luyện tập Tiếng Việt (ôn tập Tiếng Việt buổi chiều) các em đã được tiếp xúc với dạng BT này. Mặc dù vậy, vẫn có 5 HS thực cịn gặp lúng túng khi làm thực hiện BT này ở phiếu “Cái nhãn vở”, 8 HS nối thiếu ý trong phiếu BT “Mẹ của em”; nguyên nhân lỗi sai là do HS chưa thực hiện đúng hướng dẫn của GV, điều này dẫn đến một từ có thể đồng thời nối với nhiều cụm từ nhưng 8 HS này một từ chỉ nối với một cụm từ.
Hình 3.1. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng nối/ ghép ở giai đoạn 1
Bên cạnh lỗi nối thiếu ý, ở phiếu BT “Hoa ngọc lan” có 6 HS nối sai; nguyên nhân lỗi sai là vì các em chưa phân biệt được sự khác nhau giữa thành thị, nông thôn; nội dung phần nối/ ghép này không nằm trong bài đọc mà yêu cầu HS phải
Hình 3.2. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng nối/ ghép trong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan”
Dạng bài tập “viết”
Giai đoạn 1, chúng tơi xây dựng dạng BT “viết” dưới hình thức “tập chép”. Các dạng BT này thường xuất hiện sau dạng BT “nối/ghép”. Sau khi nối từ/ cụm từ thành câu hoàn chỉnh, đến BT 2 các em sẽ được yêu cầu viết lại câu hồn chỉnh ấy vào phần kẻ ơ li.
Trong một tuần đầu, HS còn bỡ ngỡ với dạng BT này; cụ thể có 4 HS chưa hiểu đề bài, 1 HS không thực hiện câu 2 của phiếu BT “Cái nhãn vở”. Bốn HS này đều viết lại câu mẫu thay vì viết lại câu hồn chỉnh ở BT nối/ ghép.
Hình 3.3. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng viết trong phiếu bài tập “Cái nhãn vở”
Đến những tuần sau, HS dần quen với dạng BT này và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, do vừa làm quen với viết câu nên trong q trình thực hiện BT này HS cịn mắc các lỗi trình bày như: quên viết hoa đầu câu, thiếu chấm cuối câu, thậm chí một số HS viết thiếu từ khi chép lại câu. Cụ thể: 9 HS thiếu chấm câu, 1 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Cái nhãn vở”; 11 HS thiếu chấm câu, 1 HS mắc lỗi viết hoa
trong phiếu BT “Rùa và Thỏ”; 7 HS thiếu chấm câu, 14 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Cô bé trùm khăn đỏ”; 12 HS thiếu chấm câu, 5 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Hoa ngọc lan”; 8 HS thiếu chấm câu, 7 HS mắc lỗi chính tả âm – vần trong phiếu BT “ Trí khơn”.
Hình 3.4. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng viết trong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan” và bài “Trí khơn”
Dạng bài tập “điền khuyết”
Chuẩn bị: tranh minh họa, bảng phụ, các thẻ
từ
Các bước thực hiện Bước 1: GV treo tranh.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát tranh và nói với bạn kế bên về những điều
mình thấy được trong tranh.
Bước 3: GV treo bảng phụ có câu, đoạn văn cịn khuyết.
Bước 4: GV yêu cầu HS đọc to yêu cầu đề bài.
Bước 5: HS hoàn thành câu hoặc đoạn văn vào phiếu BT.
Dạng BT “điền khuyết” được thể hiện bằng hình thức “hồn thành câu, đoạn văn”, yêu cầu HS điền từ/ cụm từ phù hợp vào câu, đoạn văn còn khuyết và thường gắn kết với hoạt động quan sát tranh nhằm giúp HS phát triển KN tìm ý, miêu tả ngoại hình, hoạt động của nhân vật. Quá trình TN cho thấy, HS khá quen thuộc với dạng BT này, vì thế các em không quá bỡ ngỡ khi thực hiện BT. Tuy nhiên, lỗi sai vẫn xuất hiện nhiều.
Những lỗi sai/ hạn chế của HS ở dạng BT “điền khuyết” chủ yếu xuất phát từ lý do các em không liên kết được nội dung câu, đoạn văn với từ đã cho hoặc không nhớ hết được các chi tiết trong câu chuyện, bài đọc đã học. Điển hình như câu 1, phiếu BT “Trí khơn” có 7 HS điền sai vị trí, nguyên nhân là do các em không nhớ nội dung câu chuyện dẫn đến điền sai hoặc tự ý điền từ của mình mà khơng sử dụng từ ngữ cho sẵn.
Hình 3.5. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng điền khuyếttrong phiếu bài tập “Trí khơn” trong phiếu bài tập “Trí khơn”
Bên cạnh đó, khi thực hiện BT này, HS cịn mắc các lỗi về vấn đề đọc hiểu, lỗi không hiểu nghĩa của từ, khả năng đọc hiểu cịn yếu cũng là một cản trở trong q trình HS lớp 1 thực hiện BT. Điển hình như câu 1 của phiếu BT “Hoa ngọc lan” có đến 9 HS khơng thực hiện trọn vẹn các vị trí. Vị trí sai nhiều nhất là vị trí (1) (3), từ điền ở hai vị trí này thường bị hốn đổi cho nhau.
Hình 3.6. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng điền khuyếttrong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan” trong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan”
Qua dạng BT này, HS còn rèn thêm KN quan sát tranh, KN lựa chọn từ khóa phù hợp với tranh minh họa. Điển hình như câu 3 của phiếu BT “Mẹ của em” là cơ hội để HS dần phát triển KN này. Trong q trình TN, có 7 HS gặp lúng túng khi thực hiện, trong đó có 4 HS khơng sử dụng từ cho sẵn, 2 HS ghi lại tất cả từ đã cho ở cả ba vị trí và 1 HS điền từ sai vị trí. Sau khi được GV giải thích, hướng dẫn các em đã hiểu cách thực hiện BT và biết cách sửa lại bài làm của mình.
Hình 3.7. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng điền khuyết trong phiếu bài tập “Mẹ của em” trong phiếu bài tập “Mẹ của em”
Sổ tay chính tả
“Sổ tay chính tả” vừa là BT vừa là cơng cụ giúp HS rèn luyện KN viết chính tả. Ở giai đoạn 1, HS chỉ thực hiện các BT có từ cho sẵn hoặc chép lại các câu sau BT nối vì vậy lỗi chính tả xuất phát từ hai ngun nhân: do bất cẩn, hai là do không nắm quy tắc viết hoa. Cụ thể các lỗi chính tả HS mắc phải ở giai đoạn 1 như sau: 1 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Cái nhãn vở”; 1 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Rùa và Thỏ”; 4 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Cô bé trùm khăn đỏ”; 5 HS mắc lỗi viết hoa trong phiếu BT “Hoa ngọc lan”; 4 HS thiếu chấm câu, 7 HS mắc lỗi chính tả âm – vần trong phiếu BT “ Trí khơn”. Sau khi được GV hướng dẫn, phân tích lỗi thì mỗi HS đã có thể tự sửa lỗi của bản thân mình vào “Sổ tay chính tả”. HS thật sự thích thú với quyển sổ này, các em đều viết và giữ gìn sổ cẩn thận; tuy nhiên vẫn còn 5 HS gặp lúng túng khi sửa lỗi vào sổ (em Đỗ.Q.Đ, Đỗ.H.N, Trần.H.Y ghi lại lỗi sai vào sổ; hai em Nguyễn.N.N.L, Đặng.T.T.T trình bày sai hướng dẫn của GV).
Tóm lại, qua q trình TN cho thấy, HS ở giai đoạn 1 vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chúng tôi cần nhiều thời gian để giúp các em làm quen với kí hiệu, làm quen với
cách trình bày trên phiếu BT, hướng dẫn các em đọc đề, phân tích lỗi trình bày sai do khơng hiểu đề, hướng dẫn HS sử dụng “Sổ tay chính tả”. Các phiếu BT đều thực hiện quá thời gian của một tiết học, trong đó phiếu BT “Ngơi nhà thứ hai” và phiếu BT “Mẹ của em” phải mất hơn năm mươi phút. Tuy vậy, bắt đầu từ tuần thứ ba, HS đã quen thuộc kí hiệu, biết cách thực hiện các BT thì thời gian đã được cải thiện dần. Mặc dù vẫn chưa đạt thời gian quy định của một tiết học nhưng chúng tôi tạm chấp nhận mất thời gian ở giai đoạn 1 vì KNV là một KN khó và cần thực hiện trong một thời gian dài, liên tục, thường xuyên.
Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng
Giai đoạn 2 được thực hiện từ tuần 28 đến tuần 31. Đến tuần 28, HS đã quen thuộc với tất cả kí hiệu, thơng tin được cung cấp thêm trong phiếu BT. Các em đã có thể tự đọc đề và thực hiện các dạng BT đã thực hiện ở giai đoạn 1 mà không cần sự hướng dẫn của GV. Các dạng BT được sử dụng ở giai đoạn 2 là: điền vế câu (khơng có từ cho sẵn), sắp xếp, nối/ ghép, viết.
Dạng bài tập “nối/ ghép”
Giai đoạn 2, dạng BT “nối/ ghép” chỉ được sử dụng hai lần ở phiếu BT “Cua ẩn sĩ” tuần 29 bằng hình thức “nối từ/ cụm từ thành câu hồn chỉnh” và phiếu BT “Tình bạn” tuần 30 bằng hình thức “nối tranh minh họa với từ thích hợp”. Chuẩn bị và các bước thực hiện đều được tiến hành tương tự giai đoạn 1.
Phần nội dung của hai BT này đều liên quan đến bài đọc mở rộng, các bài đọc này HS đã được hướng dẫn đọc trong giờ Tập đọc (ôn tập buổi chiều). Kết quả thực hiện BT ở phiếu BT “Cua ẩn sĩ” có 3 HS nối sai, phiếu BT “Tình bạn” tất cả HS đều thực hiện đúng.
Hình 3.8. Bài làm của học sinh đối với câu hỏi dạng nối ghép trong phiếu bài tập “Cua ẩn sĩ” và “Tình bạn”
Dạng bài tập “viết”
Dạng BT “viết” ở giai đoạn 2 gồm hai hình thức: tập chép, viết từ ngữ phù hợp với tranh minh họa.
Tương tự như giai đoạn 1, tập chép là BT sau BT “nối/ ghép”; tuy nhiên, yêu cầu của các bài tập chép này cao hơn so với giai đoạn 1. Bên cạnh viết lại đúng nội dung câu vừa hoàn thành ở BT “nối/ ghép” hay chuyển hình ảnh minh họa thành từ ngữ phù hợp, HS cịn phải tự ghi nhớ những vị trí cần viết hoa, vị trí đặt dấu câu để viết lại được câu văn hoàn chỉnh. Trong phiếu BT “Cua ẩn sĩ”, HS đã thực hiện tương đối tốt dạng BT này; mặc dù vậy vẫn còn 2 HS viết thiếu dấu chấm câu, 5 HS quên viết hoa chữ cái đầu câu và 2 HS viết lại thiếu từ so với câu đã hồn thành trong BT “nối/ ghép”.
Cùng hình thức BT này, kết quả thực hiện BT trong phiếu “Tình bạn” như sau: 5 HS chỉ viết câu mẫu đề bài cho không thêm từ nối, 8 HS thiếu dấu chấm câu. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi sai là do HS chưa tập trung chú ý trong quá trình GV hướng dẫn, một số HS vẫn còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, các em chưa