Thiết kế quy trình nghiên cứ u:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 36 - 38)

Quy trình nghiên cứu cho đề tài được trình bày ở Hình 3.1.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng trả lời là các khách hàng giao dịch tại Sacombank và người dân trong khu vực TP Hồ Chí Minh. Các bước thực hiện nghiên cứu:

Bước 1: Xây dựng thang đo sơ bộ:

tại các nước trên thế giới và được sắp xếp lại theo mơ hình lý thuyết. Để kiểm định lại các thang đo xem có phù hợp hay chưa, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ.

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính

nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, với các nội dung sau:

- Hình thức thực hiện:

 Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết. Thời gian thực hiện nghiên cứu này là từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2013 tại TP Hồ Chí Minh.

 Tác giả thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu dựa trên thang đo sơ bộ ban đầu. Mục đích của các cuộc phỏng vấn này là: (1) Khám phá các yếu tố thúc đẩy bản thân về hành vi gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank. Từ đó đưa ra các điều chỉnh và/hoặc thêm bớt các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố khảo sát; (2) Tham khảo ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về cách thức đo lường các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền phù hợp với thực tế hiện nay. Cuộc phỏng vấn này chủ yếu được thực hiện đối với các lãnh đạo cấp cao tại Sacombank. Nghiên cứu này được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 4/2013.

- Kỹ thuật thu thập thông tin: Dùng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết, và thảo luận trực tiếp để xác định nhu cầu thông tin. Dàn bài được thiết kế sao cho gợi ý và nắm bắt được dễ dàng các mối quan tâm của những người đã từng hoặc có ý định tham gia giao dịch gửi tiền tiết kiệm.

Bước 3: Hồn chỉnh thang đo chính thức:

Từ các thang đo ban đầu, thang đo chính thức được hiệu chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ. Các điều chỉnh này bao gồm chỉnh sửa từ ngữ, nội dung câu hỏi, hình thức thang đo và hình thức bảng câu hỏi.

Bước 4: Thu thập dữ liệu chính thức:

Thu thập dữ liệu chính thức được thực hiện tại các Chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến các khách hàng giao dịch. Sau đó loại ra các bảng câu hỏi không hợp lệ và nhập dữ liệu. Công cụ thu

thập là bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh.

Bước 5: Xử lý dữ liệu:

Kiểm định sơ bộ thang đo với EFA: Phương pháp đánh giá là phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA). Quá trình đánh giá và sàng lọc được thực hiện qua 2 bước với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS: (1) Phân tích riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của các thang đo; (2) Phân tích chung các thang đo với nhau để đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha. Trong q trình này, các biến khơng đạt u cầu sẽ bị loại bỏ.

Phân tích ANOVA: Thực hiện phân tích ANOVA nhằm tìm xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và thành tích đạt được của giảng viên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w