Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 36)

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng trả lời là các khách hàng giao dịch tại Sacombank và người dân trong khu vực TP Hồ Chí Minh. Các bước thực hiện nghiên cứu:

Bước 1: Xây dựng thang đo sơ bộ:

tại các nước trên thế giới và được sắp xếp lại theo mơ hình lý thuyết. Để kiểm định lại các thang đo xem có phù hợp hay chưa, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ.

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính

nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, với các nội dung sau:

- Hình thức thực hiện:

 Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết. Thời gian thực hiện nghiên cứu này là từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2013 tại TP Hồ Chí Minh.

 Tác giả thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu dựa trên thang đo sơ bộ ban đầu. Mục đích của các cuộc phỏng vấn này là: (1) Khám phá các yếu tố thúc đẩy bản thân về hành vi gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank. Từ đó đưa ra các điều chỉnh và/hoặc thêm bớt các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố khảo sát; (2) Tham khảo ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về cách thức đo lường các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền phù hợp với thực tế hiện nay. Cuộc phỏng vấn này chủ yếu được thực hiện đối với các lãnh đạo cấp cao tại Sacombank. Nghiên cứu này được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 4/2013.

- Kỹ thuật thu thập thông tin: Dùng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết, và thảo luận trực tiếp để xác định nhu cầu thông tin. Dàn bài được thiết kế sao cho gợi ý và nắm bắt được dễ dàng các mối quan tâm của những người đã từng hoặc có ý định tham gia giao dịch gửi tiền tiết kiệm.

Bước 3: Hồn chỉnh thang đo chính thức:

Từ các thang đo ban đầu, thang đo chính thức được hiệu chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ. Các điều chỉnh này bao gồm chỉnh sửa từ ngữ, nội dung câu hỏi, hình thức thang đo và hình thức bảng câu hỏi.

Bước 4: Thu thập dữ liệu chính thức:

Thu thập dữ liệu chính thức được thực hiện tại các Chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến các khách hàng giao dịch. Sau đó loại ra các bảng câu hỏi không hợp lệ và nhập dữ liệu. Công cụ thu

thập là bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh.

Bước 5: Xử lý dữ liệu:

Kiểm định sơ bộ thang đo với EFA: Phương pháp đánh giá là phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA). Quá trình đánh giá và sàng lọc được thực hiện qua 2 bước với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS: (1) Phân tích riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của các thang đo; (2) Phân tích chung các thang đo với nhau để đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha. Trong q trình này, các biến khơng đạt u cầu sẽ bị loại bỏ.

Phân tích ANOVA: Thực hiện phân tích ANOVA nhằm tìm xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và thành tích đạt được của giảng viên.

3.2. Thực hiện nghiên cứu:

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Bước nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu với 4 lãnh đạo cấp cao của Sacobank, ACB. Các đối tượng được lựa chọn phỏng vấn là những người có nhiều kinh nghiệm làm việc và nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các ngân hàng này.

Tổng quát về các thơng tin nghiên cứu định tính:

Số lượng tham gia phỏng vấn là 4 người (trong đó có 1 người có học vị tiến sĩ, 3 người cịn lại có học vị thạc sĩ). Nội dung của các cuộc phỏng vấn bao gồm các nội dung xoay quanh về các nhân tố quyết định hành vi gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng như trao đổi về những lợi ích mà việc gửi tiền tiết kiệm mang lại cho bản thân người gửi và gia đình của họ; tham khảo ý kiến các đối tượng phỏng vấn liệu gửi tiết kiệm có phải là phương án đầu tư hiệu quả nhất; các yếu tố gia đình, xã hội ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng…

Công cụ thực hiện phỏng vấn là bảng câu hỏi (phụ lục 1). Kết quả phỏng vấn định tính được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn.

Các chủ đề thảo luận Ý kiến các chuyên gia

Có rất nhiều phương án đầu tư như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng… Theo anh/chị, quyết định gửi tiền tiết kiệm có phải là phương án đầu tư tốt nhất hay không?

Gửi tiết kiệm là phương án hiệu quả nhất hiện nay vì đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, vàng địi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về thị trường tài chính, cịn thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng.

Theo anh/chị, gửi tiết kiệm đem lại những lợi ích gì cho người gửi?

Gửi tiết kiệm giúp người gửi quản lý tài chính tốt hơn.

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư, người gửi tiền sẽ có lãi tiền gửi để chi tiêu cho các sinh hoạt gia đình. Hiện nay các kênh đầu tư khác đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên mặc dù lãi suất tiền không cao nhưng người gửi vẫn được hưởng mức lãi ổn định, Theo anh/chị thì gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp của khách hàng quan niệm như thế nào về việc gửi tiết kiệm của khách hàng?

Cha mẹ, anh chị em của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của họ. Bạn bè của khách hàng khi đã gửi tiền tiết kiệm tại một ngân hàng nào đó thì thường có xu hướng lơi kéo khách hàng đến đó gửi tiền. Theo anh/chị, trong các ý kiến trên (câu

3) thì ý kiến của đối tượng nào là quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng?

Tất cả đều ảnh hưởng, tuy nhiên khách hàng vẫn là người quyết định.

Nếu anh/chị là người gửi tiền thì anh/chị sẽ quan tâm đến những vấn đề gì khi quyết định gửi tiết kiệm?

Lãi suất huy động. Dịch vụ khách hàng của ngân hàng. Sự tư vấn nhiệt tình của nhân viên ngân hàng.

Theo anh/chị, ngân hàng nên thực hiện các chính sách gì để thúc đẩy khách hàng gửi tiết kiệm?

Lãi suất huy động cạnh tranh hơn các ngân hàng khác.

Có nhiều chương trình khuyến mãi, tăng quà cho khách hàng

Thường xuyên cắt cử nhân viên chăm sóc khách hàng.

Thực hiện các thủ tục giao dịch nhanh chóng.

Đơn giản hóa thủ tục gửi tiền. Theo anh/chị, đa số các khách hàng

đều tự quyết quyền gửi tiền hay họ còn phụ thuộc vào người khác?

Khách hàng là người quyết định.

3.2.2. Xây dựng thang đo:

3.2.2.1. Thái độ của người gửi tiền:

Trong nghiên cứu này, thái độ của người gửi tiền được đo lường dựa theo kết quả nghiên cứu của ACT Research (2011), và khái niệm thái độ đối với hành vi trong lý thuyết TPB. Sau khi được điều chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 7 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 7 điểm (từ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến 7: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.2: Thang đo Thái độ người gửi tiền.

Tên biến Thang đo Nguồn

A1 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là phương ánđầu tư tốt nhất. Kết quả nghiên cứuđịnh tính A2 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng để kiểm soát

việc tiêu tiền lãng phí. ACT Research, 2011 A3 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng để thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân tương lai. ACT Research, 2011 A4 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng để đề phòng trường hợp đau ốm. ACT Research, 2011 A5 Gửi tiết kiệm để dự phòng cho các trường hợp bệnh tật ACT Research, 2011 A6 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng để dành tiền an hưởng tuổi già. ACT Research, 2011 A7 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng để dành tiền thực hiện kế hoạch kinh doanh. ACT Research, 2011

3.2.2.2. Ảnh hưởng của xã hội:

Sự ảnh hưởng của xã hội này bao gồm các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền như từ truyền thống tiết kiệm hay tác động lôi kéo gửi tiền từ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… (Lim Chee Seong et al. (2011)). Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 4 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 7 điểm (từ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến 7: hồn toàn đồng ý).

Bảng 3.3: Thang đo Ảnh hưởng xã hội.

Tên biến Thang đo Nguồn

B1 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do sự ảnh hưởng của truyền thống tiết kiệm Lim Chee Seong et al. (2011) B2 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do sự tácđộng từ những người thân trong gia đình Lim Chee Seong etal. (2011) B3 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do sự tácđộng từ đồng nghiệp, bạn bè Lim Chee Seong et al. (2011) B4 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do sự tác

động từ cha mẹ

Lim Chee Seong et al. (2011)

3.2.2.3. Các yếu tố thúc đẩy gửi tiết kiệm:

Các yếu tố thúc đẩy gửi tiết kiệm bao gồm các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền như từ uy tín ngân hàng, lãi suất, chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng, các thủ tục gửi tiền … (ACT Research, 2011) và địa điểm ngân hàng, sự tư vấn nhiệt tình của nhân viên ngân hàng… (Jelena Titko et al. (2012)). Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 8 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 7 điểm (từ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến 7: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.4: Thang đo Các yếu tố thúc đẩy gửi tiết kiệm.

Tên biến Thang đo Nguồn

C1 Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản, nhanh chóngảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ACT Research, 2011 C2 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ khách hàng ACT Research, 2011 C3 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do nhân viên ngân hàng luôn tư vấn, giải đáp thắc mắc đầy Jelena Titko et al. (2012) C4 Uy tín ngân hàng giúp khách hàng an tâm khi gửi tiền ACT Research, 2011 C5 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do lãi suất huy động cao ACT Research, 2011 C6 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do ngân hàng có nhiều chương trình chiêu thị Kết quả nghiên cứuđịnh tính C7 Tốc độ thực hiện giao dịch ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm Jelena Titko et al. (2012) C8 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là do khách hàng dễ dàng tiếp cận với ngân hàng Jelena Titko et al. (2012)

3.2.2.4. Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền:

Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền được hiểu là sự tự đánh giá của cá nhân về khả năng thực hiện giao dịch gửi tiền tiết kiệm của mình. Các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành cơng của mình bao gồm quyền quyết định gửi tiền hay các dự định gửi tiền của cá nhân người gửi. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 7 điểm (từ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến 7: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.5: Thang đo Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền.

Tên biến Thang đo Nguồn

D1 Tơi có ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian tới Kết quả nghiên cứuđịnh tính D2 Tơi đã lên kế hoạch gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian tới Kết quả nghiên cứuđịnh tính D3 Quyền quyết định gửi tiền là do tơi Kết quả nghiên cứuđịnh tính

3.2.2.5. Quyết định gửi tiền:

Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 7 điểm (từ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến 7: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.6: Thang đo Quyết định gửi tiền.

Tên biến Thang đo Nguồn

E1 An tâm khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Kết quả nghiên cứuđịnh tính E2 Nếu có cơ hội tơi sẽ gửi thêm tiền tiết kiệm tại ngân hàng Kết quả nghiên cứu

định tính

3.2.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng:

3.2.3.1. Mẫu khảo sát:

Thiết kế mẫu: Tác giả phỏng vấn những người dân là các cá nhân đã/đang tham gia hoặc có ý định gửi tiền tại Ngân hàng. Việc phỏng vấn được tiến hành trong vòng nửa tháng. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lương. Mơ hình nghiên cứu dự kiến gồm 4 biến độc lập, nếu theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một tham số thì kích thước mẫu cần là n = 4 x 5 = 20 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tối thiểu khách quan thì sau khi nhập số liệu và làm sạch số liệu thì số bảng câu hỏi sử dụng được trong phần xử lý chính thức là 200 mẫu.

3.2.3.2. Công cụ thu thập dữ liệu:

Công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Quyết định gửi tiền được đánh giá bằng thang đo Likert 7 điểm, phân bố từ 1 là hoàn tồn khơng đồng ý đến 7 là hồn toàn đồng ý (Xin xem phụ lục số 3).

3.2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách gửi bảng khảo sát trực tiếp đến từng khách vào giao dịch tại Sacombank và người dân trong khu vực Quận 5, Quận 10: 350 bảng câu hỏi được phát ra, thu lại được 200 bảng câu hỏi và các bảng câu hỏi đều hợp lệ. Dữ liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS để xử lý thống kê.

Tóm tắt chương:

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế quy trình nghiên cứu – cách thức xây dựng cơng cụ thu thập số liệu, giới thiệu quy trình thu thập số liệu và công cụ thống kê được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Chương kế tiếp sẽ trình bày các kết quả có được qua xử lý dữ liệu đã thu thập được, bao gồm phần mơ tả tổng qt và phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với 200 mẫu hợp lệ được tiến hành xử lý và phân tích với phần mềm SPSS 18.0 với các nội dung như sau:

- Mô tả mẫu khảo sát

- Đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu. - Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu.

- Phân tích phương sai (ANOVA) để tìm ra điểm khác biệt trong việc đánh giá các nhân tố quyết định hành vi gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank. 4.1. Mẫu khảo sát:

4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát:

Tổng cộng có 200 bảng câu hỏi đạt yêu cầu đưa vào phân tích. Đối tượng trả lời các bảng khảo sát này là những người dân là các cá nhân đã/đang tham gia hoặc có ý định gửi tiền tại Sacombank. Như vậy, kích thước mẫu và đối tượng trả lời bảng khảo sát đáp ứng đúng yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu.

4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu:

Phân tích thống kê mơ tả của tập hợp dữ liệu khảo sát được trình bày chi tiết ở các Phụ lục 4.

 Kết quả khảo sát độ tuổi người được phỏng vấn:

 2 người trong độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi (chiếm 1%).  56 người trong độ tuổi từ 25 đến dưới 40 tuổi (chiếm 28%).  65 người trong độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi(chiếm 32,5%).  77 người trên 50 tuổi(chiếm 38,5%).

 Kết quả khảo sát trình độ học vấn của người được phỏng vấn:

 45 người trình độ trung học cơ sở hoặc thấp hơn (chiếm 22,5%).  81 người trình độ trung học phổ thơng hoặc trung cấp (chiếm

40,5%).

 7 người trình độ sau đại học (chiếm 3,5%).

 Kết quả khảo sát công việc chuyên môn của người được phỏng vấn:  30 người là nhà quản lý (chiếm 15%).

 28 người là nhân viên kinh doanh (chiếm 14%).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w