Phân tích hồi quy:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 59)

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy bội để kiểm nghiệm mơ hình nghiên cứu, bởi vì phương pháp hồi quy bội cho phép xây dựng mơ hình tương quan với nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, có thể nói mơ hình hồi quy bội phản ánh gần với mơ hình tổng thể, và có thể đánh giá tầm quan trọng của các khái niệm cần nghiên cứu có tương quan riêng với biến phụ thuộc một cách rõ ràng. Để đánh giá sự phù hợp

của mơ hình tuyến tính, tác giả sử dụng hệ số R, R2 (với 0 < R2 ≤ 1 được gọi là phù hợp

vì nó phản ánh biến đưa vào có tương quan tuyến tính), R2 điều chỉnh, và sai số chuẩn.

Phân tích hồi quy thang đo Quyết định gửi tiền được thực hiện với 5 biến độc lập gồm: Thái độ của người gửi tiền, Ảnh hưởng của xã hội, Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền, Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền. Kết quả phân tích hồi quy bằng SPSS như sau:

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy. Mơ hình tổng qt

Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Ước lượng sai số chuẩn

.671a .450 .436 .55222

Phương sai ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. 1 Regression 48.393 5 9.679 31.739 .000a Residual 59.159 194 .305 Total 107.552 199 Hệ số Mơ hình Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy đã

chuẩn hoá Giá trị t Sig.

Chẩn đoán đa cộng tuyến B Độlệchchuẩ

n Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .840 .430 1.952 .052 A .102 .053 .111 1.942 .054 .873 1.145 BB .223 .050 .266 4.472 .000 .802 1.247 CC1 .031 .063 .032 .488 .626 .659 1.518 CC2 .153 .065 .149 2.337 .020 .696 1.436 D .352 .051 .411 6.961 .000 .813 1.229

4.3.4. Phân tích sự phù hợp của mơ hình hồi quy:

Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.436 tức là giải thích được 43.6% biến thiên Quyết định gửi tiền bởi các biến Thái độ của người gửi tiền, Ảnh hưởng của xã hội, Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền, Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền. 56.4% còn lại thay đổi trong sự thoả mãn mơ hình khơng giải thích được. Kết quả này cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0.05.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai kiểm định về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Giả thuyết H0: các hệ số hồi quy đều bằng 0. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig = .000), nên mơ hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích được một cách có ý nghĩa cho biến thiên trong biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến khơng có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình với hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến lớn nhất bằng 1.518 (<10). Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Mức ý nghĩa của t (Sig) của các biến “Ảnh hưởng của xã hội”, “Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền”, “Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền” đều đạt yêu cầu là Sig < 0,05 cho thấy nó có ý nghĩa trong mơ hình, nghĩa là sự biến thiên tăng hay giảm hệ số của từng biến này đều có ảnh hưởng đến Quyết định gửi tiền ; còn các biến “Thái độ của người gửi tiền”, “Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng” bị loại do Sig >0,05. Như vậy, kết quả cho thấy chỉ cịn có 3 (ba) biến tác động đến Quyết định gửi tiền tiết kiệm.

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần (Beta) trong mơ hình:

 Hệ số Beta thể hiện mức độ tác động của từng thành phần liên quan đến Quyết định gửi tiền tiết kiệm.

 Theo bảng 4.12 cho thấy, biến số tác động có ý nghĩa thống kê vào

Quyết định gửi tiền là “Ảnh hưởng của xã hội”, “Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền” và kế đến là “Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền”.

 Trong các yếu tố tác động vào Quyết định gửi tiền thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là “Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền” (beta= 0,411), tiếp theo là yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” (beta=0,266), sau cùng là yếu tố “Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền” có tác động yếu nhất (beta

=0,149). Số liệu này chứng tỏ là sau khi thực hiện ước lượng lại mối quan hệ tuyến tính cho 3 (ba) biến độc lập này thật sự có tác động đến biến phụ thuộc (Quyết định gửi tiền) thì giá trị của các hệ số beta của từng biến độc lập tăng lên so với kết quả chạy hồi quy ban đầu.

 Ý nghĩa kinh tế như sau: khi Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định gửi tiền sẽ theo chiều hướng tích cực tăng lên 0,411 đơn vị, hoặc là khi Ảnh hưởng của xã hội tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định gửi tiền sẽ theo chiều hướng tích cực tăng lên 0,266 đơn vị hoặc là khi Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định gửi tiền sẽ theo chiều hướng tích cực tăng lên 0,149 đơn vị.

 Như vậy, nếu người gửi tiền quan tâm đến các thành phần có hệ số beta lớn thì sẽ có Quyết định gửi tiền tích cực khi thành phần đó thỏa mãn họ. Đối với tình huống của nghiên cứu này, người gửi tiền quan tâm nhiều nhất đến Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền, tiếp đến sẽ là Ảnh hưởng của xã hội và sau cùng là Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền.

Đây chính là một trong những căn cứ để nghiên cứu xây dựng một số nhóm giải pháp nhằm tạo quyết định gửi tiền tích cực của người gửi tiền. Mức độ ưu tiên của các nhóm giải pháp cũng sẽ dựa vào thứ tự quan tâm từ cao đến thấp của người gửi tiền đối với từng yếu tố. Và xuất phát từ ý nghĩa kinh tế nêu trên mà đề tài gợi ý cho Sacombank muốn tiếp thị khách hàng gửi tiền thành cơng thì cần chú trọng các yếu tố như tác động của người thân, bạn

bè, đồng nghiệp của người gửi tiền hay khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền của họ và quan tâm đến lợi ích của người gửi tiền mà cần

có chính sách đầu từ đẩy mạnh uy tín thương hiệu Sacombank và có chính sách lãi suất huy động cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Khi chất lượng của các yếu tố này tăng lên thì Quyết định gửi tiền theo chiều hướng tích cực cũng sẽ tăng theo. Chi tiết của từng nhóm giải pháp sẽ được trình bày trong Chương 5 tới.

Tóm lại, kết quả này phù hợp với thực tế ở TP Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy Quyết định gửi tiền tiết kiệm biến thiên cùng chiều với “Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền”, “Ảnh hưởng của xã hội” và “Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền”. Hơn nữa, người gửi tiền vẫn chưa thật sự an tâm khi gửi tiền tại Sacombank nếu các yếu tố mà họ quan tâm chưa được đáp ứng. Vì vậy, khi tăng chất lượng của các yếu tố này thì người gửi tiền cũng sẽ có thái độ gửi tiền tích cực. Do đó, Sacombank cần lưu ý cải thiện chất lượng của các yếu tố này thì mới thúc đẩy được khách hàng có thái độ gửi tiền đầy thiện cảm hơn.

4.4. Phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm nhân tố:

Mục đích của việc nghiên cứu định tính là tìm sự khác biệt về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa các nhóm, phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học, bao gồm: Độ tuổi, trình độ học vấn, cơng việc chun mơn, thu nhập và giới tính.

Đối với kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm giới tính, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể. Còn các yếu tố còn lại là độ tuổi, trình độ học vấn, cơng việc chun mơn và thu nhập có từ 3 nhóm mẫu trở lên thì áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5%. Kết quả chi tiết của kiểm định được trình bày ở Phụ lục 5.

4.4.1. Kiểm định quyết định gửi tiết kiệm giữa phái nam và nữ:

Kiểm định Levene test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của 2 tổng thể bằng nhau. Kết quả kiểm định cho giá trị sig. = 0,614 > 0,05 cho thấy phương sai giữa 2 giới tính khơng khác nhau. Vì thế, trong kết quả kiểm định Independent Samples Test, tác giả sử dụng kết quả Equal variance assumed có sig. > 0,05 (sig = 0,253). Do đó, khơng có sự khác biệt giữa phái

nam và phái nữ đối với Quyết định gửi tiền tiết kiệm.

4.4.2. Kiểm định quyết định gửi tiết kiệm giữa những người có độ tuổi khác nhau:

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0,299 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa các độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0,065 > 0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa các độ tuổi.

4.4.3.Kiểm định quyết định gửi tiết kiệm giữa những người có trình độ học vấn khác nhau:

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0,733 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về ý Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa những người có trình độ học vấn khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0,970 > 0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa người có trình độ học vấn khác nhau.

4.4.4. Kiểm định quyết định gửi tiết kiệm giữa những người có công việc chuyên môn khác nhau:

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0,417

> 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về ý Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa những người có cơng việc chun mơn khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0,437 > 0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa người có cơng việc chun mơn khác nhau.

4.4.5. Kiểm định quyết định gửi tiết kiệm giữa những người có thu nhập khác nhau:

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0,149 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về ý Quyết định gửi tiền tiết

kiệm giữa những người có thu nhập khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0,515 > 0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa người có thu nhập khác nhau.

Tóm tắt chương:

Chương 4 đã thực hiện xử lý thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, EFA; sử dụng hồi quy tuyến tính để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố về Thái độ của người gửi tiền, Ảnh hưởng của xã hội, Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền và Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền với Quyết định gửi tiền tiết kiệm; kiểm định ANOVA được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm người gửi tiền khác nhau với quyết định gửi tiền của họ tại TP Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 5 (năm) yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định gửi tiền; tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong 5 (năm) yếu tố đó chỉ có 3 (ba) yếu tố là có tác động đến Quyết định gửi tiền: Ảnh hưởng của xã hội, Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền và Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền. Các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định với kết quả tại bảng 4.15 dưới đây:

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu chính thức (với mức ý nghĩa là 0,05).

Giả thuyết Kết quả kiểm định

(H1): Thái độ của người gửi tiền có tác động đến Quyết định gửi tiền.

Giả thuyết bị bác bỏ, vì p=0,054>0,05

(H2): Ảnh hưởng của xã hội có tác động đến Quyết định gửi tiền của khách hàng.

Giả thuyết khơng bị bác bỏ, vì p=0,001<0,05 (H3.1): Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng có

tác động đến Quyết định gửi tiền của khách hàng.

Giả thuyết bị bác bỏ, vì p=0,626>0,05

(H3.2): Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền có tác động đến Quyết định gửi tiền của khách hàng.

Giả thuyết không bị bác bỏ, vì p=0,020<0,05 (H4): Khả năng kiểm sốt hành vi gửi tiền có tác

động đến Quyết định gửi tiền của khách hàng.

Giả thuyết bị bác bỏ, vì p=0,001<0,05

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Đánh giá chung và nêu những đóng góp chính của đề tài nghiên cứu:

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là khám phá, điều chỉnh và đánh giá những yếu tố quyết định hành vi gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, đề xuất một số giải pháp gợi ý cho các Chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank quan tâm đến việc Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người gửi tiển nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi.

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng. Quy trình nghiên cứu gồm có hai bước: Nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

 Nghiên cứu định tính thực hiện thơng qua nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mơ hình lý thuyết, thảo luận nhóm để khám phá các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân của người dân, làm cơ sở thiết lập thang đo lường cho các yếu tố sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo.

 Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực triếp 200 người dân tại TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng.

Đóng góp chính của đề tài nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước trên thế giới. Đóng góp của đề tài là kết hợp với lý thuyết từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã xây dựng mơ hình và kiểm định thực tiễn mơ hình ở TP Hồ Chí Minh. Thơng qua phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu đã hình thành 5 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của người dân TP Hồ Chí Minh; đó là Thái độ của người gửi tiền, Ảnh hưởng của xã hội, Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền, Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền.

5.2. Kiến nghị giải pháp:

Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định gửi tiền của người dân tại TP Hồ Chí Minh đã phân tích trong phương trình hồi quy, căn cứ vào kết quả hồi quy, tác giả xin đề xuất các nhóm giải pháp gợi ý để các chi nhánh, phòng giao dịch Sacombank xem xét và thực hiện. Các đề xuất sau đây được trình bày theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng đến kém quan trọng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiến tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w