Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi chủ đầu tư
1 Chủ đầu tư chi trả chậm trễ CDT1 2 Chủ đầu tư thay đổi yêu cầu trong q trình thi cơng CDT2 3 Chủ đầu tư chậm trễ trong quá trình ra quyết định CDT3
4 Chủ đầu tư không chuẩn tốt cơ sở hạ tầng (điện, nước và các yếu tố
khác) phục vụ thi công CDT4
Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi nhà thầu
5 Nhà thầu không đủ kinh nghiệm NT1 6 Nhà thầu quản lý cơng trình kém NT2 7 Nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả NT3 8 Nhà thầu gặp vấn đề về tài chính NT4 9 Lỗi xảy ra trong thi công và phải làm lại NT5 10 Các sự cố có liên quan đến nhà thầu phụ NT6 11 Nhà thầu phụ thiếu kỹ năng NT7 12 Nhà thầu phụ khơng có phương pháp thi cơng phù hợp NT8 Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi tư vấn, giám sát, thiết kế
13 Các sai lầm và khác biệt trong tài liệu thiết kế TV1 14 Nhà tư vấn, giám sát, thiết kế thiếu kinh nghiệm TV2 15 Nhà tư vấn quản lý hợp đồng kém TV3 16 Chậm trễ trong xét duyệt và chấp nhận tài liệu thiết kế TV4 17 Chậm trễ trong việc hoàn thành tài liệu thiết kế TV5 18 Thông tin giữa các bên hữu quan không tốt TV6
19 Dự đốn khơng chính xác TV7
Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi nguyên vật liệu, trang thiết bị 20 Thiếu nguyên vật liệu cần thiết trên thị trường VL1 21 Phân phối nguyên vật liệu đến địa điểm thi công trễ VL2 22 Thiếu các trang thiết bị thi công cần thiết VL3 Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi lao động
23 Thiếu lao động LD1
24 Lao động năng suất kém LD2
25 Trình độ lành nghề của cơng nhân xây dựng thấp LD3
26 Tai nạn lao động LD4
27 Mâu thuẫn, xung đột của lao động trên công trường LD5 Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi yếu tố bên ngoài
28 Thời tiết xấu BN1
29 Có vấn đề về địa điểm thi cơng & lân cận BN2 30 Các khó khăn từ phía chính quyền BN3 Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ dự án
31 Các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư gây ra chậm tiến độ D1 32 Các yếu tố xuất phát từ nhà thầu gây ra chậm tiến độ D2 33 Các yếu tố xuất phát từ tư vấn, giám sát, thiết kế gây chậm tiến độ D3 34 Các yếu tố liên quan nguyên vật liệu,trang thiết bị gây chậm tiến độ D4 35 Các yếu tố liên quan đến lao động gây ra chậm tiến độ D5 36 Các yếu tố bên ngoài gây ra chậm tiến độ D6
2.3.2 Chọn mẫu
2.3.2.1 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm các nhân viên của nhà thầu (kỹ sư công trường, cai thầu), chủ nhà và các nhân viên tư vấn, giám sát đã có hoặc đang làm việc trên các dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ khơng có sự phân biệt đặc biệt về số lượng bảng khảo sát đối với từng nhóm đối tượng mà đối tượng khảo sát sẽ được tiếp cận một cách ngẫu nhiên.
2.3.2.2 Cách tiếp cận mẫu
Các bảng câu hỏi sẽ được gửi đến các đối tượng phỏng vấn thông qua bạn bè hoặc tiến hành phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi. Thơng qua quan sát & tìm hiểu cá nhân, đề tài này sẽ không chọn các quận 1, quận 3 và các quận trung tâm khác vì các quận này mật độ xây dựng khá dày, khơng có q nhiều cơng trình xây dựng nhà ở riêng lẻ mới. Các quận được chọn là quận 2, quận 7, quận 9, quận 10, quận Tân Bình, Tân Phú vì khả năng tiếp cận những cơng trình nhà ở dân dụng vừa mới hoàn thành dễ dàng hơn và các quận này cũng có khá nhiều nhà đang xây dựng tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận nhân viên quản lý của các nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát cũng như chủ đầu tư. Quá trình khảo sát được hỗ trợ bởi 4 phỏng vấn viên, một phỏng vấn viên chịu trách nhiệm khảo sát quận 7 , một phỏng vấn viên khu vực quận 10, quận Tân Bình, một phỏng vấn viên khảo sát quận Bình Tân, một phỏng vấn viên khu vực quận 2, quận 9.
2.3.2.3 Phương pháp lấy mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để sử dụng phương pháp này vì các đối tượng được khảo sát phân bố ngẫu nhiên trên các khu vực, phỏng vấn viên phải đi đến khu vực và chỉ có thể phỏng vấn những đối tượng có thể tiếp xúc & đồng ý khảo sát.
Ngoài ra, phỏng vấn theo dạng phát triển mầm cũng được thực hiện nhằm có được ý kiến của các đối tượng khảo sát có mối quan hệ bạn bè với đối tượng mầm nhằm đạt được số lượng mẫu cần thiết. Đối tượng mầm được chọn là một nhân viên của công ty Mỹ Gia & một nhân viên của công ty Tedi South.
2.3.2.4 Xác định cỡ mẫu
Cỡ mẫu được xác định tùy thuộc vào số lượng biến quan sát xác định được trong nghiên cứu sơ bộ ở giai đoạn 1. Trong mơ hình nghiên cứu, tác giả đã xác định được 6 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ với tổng cộng 30 biến quan sát.
Theo Hair và các cộng sự (2006) được trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích nhân tố khám phá phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Ngồi ra, Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng theo kinh nghiệm, kích thước mẫu thường dùng để thực hiện phân tích hồi qui bội như sau: n ≥ 50+8p . Trong đó, n là kích thước mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng phân tích nhân tố EFA ln địi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với phân tích hồi qui bội. Vì vậy, số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy bội cũng sẽ được thỏa mãn khi dùng số lượng quan sát thỏa mãn phân tích nhân tố.
Vì vậy, cỡ mẫu phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu ít nhất là : 5*30= 150 mẫu.
2.3.2.5 Đánh giá thang đo định lượng sơ bộ
Hệ số đánh giá độ tin cậy thang đo được sử dụng là hệ số Cronbach Alpha. Nunally và BernStein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng nếu hệ số Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Theo Nunally và Bernstein (1994) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến- tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì xem như biến đó đạt u cầu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ chấp nhận thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là đạt độ tin cậy khi có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và chấp nhận các biến có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0.3
đánh giá độ tin cậy thang đo như sau: