.4 Xếp hạng các yếu tố theo đánh giá tổng hợp từ các đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại TPHCM (Trang 48 - 52)

Các yếu tố Tổng quan RII Hạng

Thời tiết xấu 0.652 1

Nhà thầu không đủ kinh nghiệm 0.635 2 Chủ đầu tư thay đổi u cầu trong q trình thi cơng 0.634 3 Chủ đầu tư chi trả chậm trễ 0.621 4 Nhà thầu quản lý cơng trình kém 0.619 5 Nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả 0.614 6

Thiếu hụt lao động 0.612 7

Chủ đầu tư chậm trễ trong quá trình ra quyết định 0.599 8 Các khó khăn từ phía chính quyền 0.590 9 Chậm trễ trong hoàn thành tài liệu thiết kế 0.588 10 Các sai lầm và khác biệt trong tài liệu thiết kế 0.587 11 Nhà thầu gặp vấn đề về tài chính 0.586 12 Các vấn đề về địa điểm thi công và lân cận 0.585 13 Lao động có năng suất kém 0.577 14 Chủ đầu tư không chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng (điện, nước)

phục vụ thi công 0.572 15

Tai nạn lao động 0.572 16

Nhà tư vấn chậm trễ trong xét duyệt và chấp nhận tài liệu

thiết kế 0.570 17

Nguyên vật liệu phân phối đến địa điểm thi công trễ 0.568 18 Trình độ lành nghề của cơng nhân xây dựng thấp 0.568 19 Nhà thầu phụ thiếu kỹ năng 0.560 20

Lỗi xảy ra trong thi công và phải làm lại 0.546 21 Nhà thầu phụ khơng có phương pháp thi cơng phù hợp 0.541 22 Thiếu hụt nguyên vật liệu cần thiết trên thị trường 0.534 23 Thiếu các trang thiết bị cần thiết 0.533 24 Dự đốn khơng chính xác 0.533 25 Nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm 0.529 26 Nhà tư vấn quản lý hợp đồng kém 0.528 27 Các sự cố có liên quan đến nhà thầu phụ 0.526 28 Thông tin giữa các bên hữu quan không tốt 0.490 29 Mâu thuẫn, xung đột của lao động trên công trường 0.489 30

Các yếu tố xuất phát từ nhà thầu luôn luôn đóng vai trị rất quan trọng & quyết định đối với chậm tiến độ. Yếu tố nhà thầu không đủ kinh nghiệm (thứ 2), nhà thầu quản lý cơng trình kém (thứ 5), nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả (thứ 6) cho thấy đây là các vấn đề về trình độ quản lý & kinh nghiệm của các nhà thầu ở Việt Nam. Long và cộng sự (2008) trong nghiên cứu của mình về các yếu tố gây chậm tiến độ trong các cơng trình lớn tại Việt Nam đã xếp vấn đề thuộc về nhà thầu, cụ thể là quản lý & giám sát cơng trình là yếu tố gây chậm tiến độ quan trọng nhất, nguyên nhân của vấn đề này là sự yếu kém về kỹ năng giám sát & quản lý công trường. Vì vậy, có thể thấy ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sự yếu kém của nhà thầu đến sự chậm tiến độ là đồng nhất giữa các cơng trình xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và các cơng trình xây dựng lớn trong nghiên cứu của Long và các cộng sự (2008). Về mặt thực tế cho thấy, với các cơng trình xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ, nếu nhà thầu khơng có kỹ năng quản lý tốt & giàu kinh nghiệm sẽ gây ra chậm tiến độ bởi sự lên kế hoạch thi công không hiệu quả, phối hợp giữa các công việc không nhịp nhàng cũng như không đánh giá được tốt năng suất của lao động và các yếu tố khác sẽ dễ dàng gây ra chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngồi mà cụ thể là yếu tố thời tiết xấu (thứ 1) có ảnh hưởng khá lớn đến chậm tiến độ trong xây dựng nhà ở dân dụng theo đánh giá của cả 3 đối tượng tham gia khảo sát là nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Thông thường, đối với dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ, ảnh hưởng của thời tiết xấu đến việc chậm tiến độ trong dự án có thể là rất quan trọng tùy thuộc

vào giai đoạn thi cơng của dự án. Trong đó, giai đoạn làm móng, tầng hầm bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là khi trời mưa dẫn đến ngập kéo dài. Ngoài ra, một yếu tố bên ngoài khác cũng ảnh hưởng khá quan trọng đến chậm tiến độ là các khó khăn về mặt chính quyền (thứ 9). Thơng thường, khi bước vào giai đoạn thi cơng thì các thủ tục liên quan đến chính quyền đều đã hoàn thành. Tuy nhiên trong thực tế, những vấn đề như trang thiết bị an toàn lao động của công nhân xây dựng, hoặc trong những trường hợp đặc biệt khi cơng trình thi cơng trong những ngõ, hẻm nhỏ mà khơng gian thi cơng chật hẹp thì vấn đề quản lý, lưu trữ tạm thời vật tư đều có khả năng liên quan đến chính quyền. Vì vậy, nếu khơng xử lý tốt các vấn đề trên thì khả năng bị làm khó và đình chỉ thi cơng là điều hồn tồn có thể xảy ra dẫn đến trễ tiến độ.

Các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến chậm tiến độ. Các yếu tố như chủ đầu tư thay đổi u cầu trong q trình thi cơng (thứ 3), chủ đầu tư chi trả chậm trễ (thứ 4), chủ đầu tư ra quyết định chậm (thứ 8) là có khả năng ảnh hưởng rất nhiều đến chậm tiến độ trong toàn bộ dự án. Yếu tố chủ đầu tư thay đổi yêu cầu trong quá trình thi cơng được xem là nguyên nhân quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chậm tiến độ. Những thay đổi này trong một số cơng trình khá đơn giản nếu chủ đầu tư thay đổi ít và nhà thầu chấp nhận và thực thi thay đổi ngay. Tuy nhiên, có thể có những thay đổi thiết kế có ảnh hưởng quan trọng hoặc cần thiết phải làm lại thì có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Yếu tố này cũng được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng quan trọng đến chậm tiến độ trong q trình hồn thành dự án như Long và cộng sự (2008), M.Haseeb và cộng sự (2011), Koushki và cộng sự (2005). Bên cạnh đó, yếu tố chủ đầu tư chi trả chậm trễ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong dự án xây dựng. Thông thường, đối với các dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ, chủ đầu tư đã chuẩn bị được nguồn tiền cho đến khi hết cơng trình, tuy nhiên, có những thời điểm do giá cả nguyên vật liệu biến động hoặc các khó khăn về tài chính mà chủ đầu tư có thể chi trả chậm trễ. Đối với đại đa số các dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ, thông thường trước mỗi giai đoạn, chủ đầu tư thường phải ứng trước tiền cho nhà

thầu, nhà thầu mới sử dụng số tiền này để hồn thành cơng việc cho giai đoạn kế tiếp. Vì vậy, nếu chủ đầu tư chi trả chậm trễ hoặc ngừng chi trả, đặc biệt trong những cơng trình có giá trị lớn, thì khả năng gây ra chậm tiến độ thậm chí dẫn đến dự án bị trễ tiến độ là khá lớn. Yếu tố chủ đầu tư ra quyết định chậm cũng có ảnh hưởng đến chậm tiến độ. Đặc biệt là trong các trường hợp có các sự việc cần chủ đầu tư ra quyết định mới có thể tiếp tục q trình thi công.

Các yếu tố xuất phát từ lao động như thiếu hụt lao động (thứ 7), lao động có năng suất kém (thứ 14) cũng ảnh hưởng đến sự chậm tiến độ. Đối với yếu tố thiếu hụt lao động, qua khảo sát thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, các đối tượng khảo sát đều cho rằng vấn đề này thường xảy ra đối với các cơng ty xây dựng khơng có đội ngũ cơng nhân lao động thường xuyên, mà phải tuyển lao động tùy theo cơng trình, đặc biệt là phụ hồ. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là các lao động này làm thời vụ nên có thể bị lơi kéo qua các cơng trình khác khi được trả cơng cao hơn, dẫn đến thiếu hụt lao động tạm thời và cần phải có thời gian tuyển lại lao động khác. Ngồi ra, lao động có năng suất kém cũng là một vấn đề cần quan tâm để đảm bảo tiến độ dự án, tránh tình trạng lãn cơng của cơng nhân xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án thuê nhân công theo ngày.

Các yếu tố về tư vấn, giám sát, thiết kế không được xếp hạng cao trong nghiên cứu này cũng là điều dễ hiểu do bản chất của các cơng trình xây dựng được khảo sát là những cơng trình nhà ở dân dụng riêng lẻ. Trong thực tế, đòi hỏi đối với tư vấn, giám sát, thiết kế khơng cao và thường thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể kết hợp với tư vấn, giám sát, thiết kế liên hệ giải quyết nhanh mọi vấn đề mà không dẫn đến chậm trễ quá nhiều thời gian.

Ngoài ra, các yếu tố xuất phát từ nguyên vật liệu, trang thiết bị cũng không được xếp hạng cao. Thông thường, đối với các dự án nhà ở dân dụng riêng lẻ, các trang thiết bị đa phần đơn giản, rất dễ dàng thuê, mua, sửa chữa vì vậy các sự cố liên quan đến trang thiết bị có ảnh hưởng khá thấp lên tiến độ dự án. Các yếu tố nguyên vật liệu cũng tương tự, rất nhiều nguyên vật liệu có thể tìm thấy ngồi thị trường, tuy rằng cũng có một số ít dự án cần thiết phải nhập nguyên vật liệu từ nước

ngồi hoặc ngun vật liệu khơng có trên thị trường.

3.3 Đánh giá sự khác biệt trong các đối tượng khảo sát

Sử dụng hệ số tương quan hạng Spearman. Kết quả cho thấy như trong bảng 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại TPHCM (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)